• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Truc Luong
Ngày gửi:
15/05/2021
Lĩnh vực:
Ốm đau, thai sản
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Xin chào cơ quan BHXH, Tôi có người chị ruột đã ký hợp đồng tại cty A vào t1/2020 và vẫn còn làm việc đến hiện tại. Do năm 2020, công ty mới hoạt động nên công tác xây dựng đội ngũ và hệ thống quản lý còn chưa hoàn chỉnh. Điều này dẫn đến việc chậm trễ báo tăng danh sách lao động và mức lương đóng BHXH, BHYT và BHTN ( từ t1 đến t5/2020 chưa đóng BHXH). T4/2020 cty có khai báo tăng lđ nhưng do chưa hiểu rõ nên hồ sơ bị sai và hồ sơ bị trả về nhiều lần, đến t6/2020 cty có báo tăng lại từ t1/2020 nhưng chị quản lỷ bhxh bên cty chị em bảo cứ báo tăng từ t6/2020, các tháng còn lại để truy đóng và chị bảo nếu cty muốn truy đóng phải làm công văn cam kết ko yêu cầu hưởng chế độ BH trong các tháng truy đóng này. Đến t10 chị em sinh em bé và nghỉ thai sản đến hết t3/2021, khi vào làm lại thì nộp hồ sơ để hưởng chế độ thai sản thì bên BHXH từ chối hồ sơ ( lý do mới đóng BHXH 4 tháng từ tháng 6 đến t9/2020).Hiện tại, bên BHXH vẫn chưa cho bên cty truy đóng. Vậy cho e hỏi: nếu sau khi truy đóng xong thì chị em có được hưởng chế độ thai sản ko khi bên BHXH tỉnh yêu cầu cty muốn truy đóng phải có công văn cam kết không được hưởng chế độ trong thời gian truy đóng? và cty xin truy đóng và đồng ý đóng lãi phạt chậm nộp để bảo vệ quyền lợi của NLĐ nhưng BHXH tỉnh lại yêu cầu cty phải có công văn cam kết NLĐ ko hưởng các chế độ BH trong thời gian đó là hợp lý không? Tôi xin cám ơn!

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
20/05/2021
File đính kèm:
Câu trả lời:

Căn cứ quy định tại Luật BHXH năm 2014, khoản 28 Điều 1 Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT năm 2014; khoản 4 Điều 39 Luật An
toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động có hành vi vi phạm pháp luật về
trốn đóng, chậm đóng, hoặc chiếm dụng tiền đóng BHXH bắt buộc, BHYT,
BHTN thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý
theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi tính trên số tiền, thời gian
chậm đóng; Phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi
quyền lợi, mức hưởng BHYT mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa
có thẻ BHYT; Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH
bắt buộc theo quy định của Luật BHXH, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp
theo quy định tại Điều 38 của Luật này (Luật An toàn, vệ sịnh lao động), người
sử dụng lao động phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm tai nạn lao
6
động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này khi người lao
động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; việc chi trả có thể thực hiện một
lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên, trường hợp không thống nhất
thì thực hiện theo yêu cầu của người lao động.
Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, Công ty lập hồ sơ
đăng ký tham gia và truy đóng BHXH bắt buộc, BHYT từ tháng 01/2020 theo
hướng dẫn tại khoản 1, khoản 2 Điều 38 Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN,
BHTNLĐ, BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Văn bản hợp
nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam làm căn cứ
tính hưởng BHXH theo quy định.
Đề nghị Ông/Bà thông tin đến chị Ông/Bà liên hệ với cơ quan BHXH nơi
quản lý thu BHXH đối với đơn vị để được hướng dẫn cụ thể.