A/c tư vấn giúp em vài vấn đề sau với ạ 1. Có nhất thiết phải làm hồ sơ hưởng BHTN ngay khi nghỉ việc không ạ, ko hưởng có mất quyền lợi gì ko ạ, em bận việc cá nhân nên xin nghỉ khoảng 3 tháng, sau đó em lại đi làm cty khác ( đủ đk hưởng BHTN) 2. Quỹ BHTN có được cộng dồn theo các mốc thời gian mình đóng BH, đóng ngắt quãng ko liên tục 3. Tham gia BHTN khoảng 15 năm, ko liên tục, khi nghỉ việc do quá tuổi lao động thì sẽ đc hưởng chế độ gì của BHTN ko ạ
Tại khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013 quy định:
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Tại khoản 1 điều 45 Luật việc làm 2013, quy định:
“1.Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp”.
Đồng thời tại Điều 49 Luật Việc làm 2013 quy định các điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp, trong đó có điều kiện “Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp tại Trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc”.
Tại Khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm như sau: Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng BH thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp; sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Như vậy, nếu người lao động chưa có yêu cầu hưởng BH thất nghiệp thì không bắt buộc phải nộp hồ sơ đề nghị hưởng. Thời gian đóng BH thất nghiệp chưa hưởng sẽ được bảo lưu, cộng dồn để tính hưởng sau này khi đủ điều kiện cho lần tiếp theo. Trường hợp bạn có 15 năm đóng BHTN thì được hưởng tối đa là 12 tháng trợ cấp thất nghiệp khi bạn đủ điều kiện theo quy định tại tại Điều 49 Luật Việc làm 2013
Chi tiết >>
1689250 lượt xem
1361311 lượt xem
740792 lượt xem
710358 lượt xem
595070 lượt xem
563706 lượt xem
551854 lượt xem