• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Phan Thị Minh Duyên
Ngày gửi:
17/07/2021
Lĩnh vực:
BHXH tự nguyên
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Mẹ tôi sinh ngày 01/01/1967. Tham gia BHXH tự nguyện vào tháng 6/2021 với mức thu nhập tháng lựa chọn là 1.000.000 đồng (đóng tháng đầu tiên) Từ tháng thứ 2 trở về sau, tôi dự kiến lựa chọn mức thu nhập tháng lựa chọn lần lượt như sau: + Mức thu nhập tháng lựa chọn: 1.500.000 đồng (đóng trong 6 tháng tiếp theo) + Mức thu nhập tháng lựa chọn là 4.500.000 đồng (đóng trong 12 tháng tiếp theo) + Mức thu nhập tháng lựa chọn là 5.000.000 đồng (đóng trong 12 tháng tiếp theo) + Mức thu nhập tháng lựa chọn là 6.000.000 đồng (đóng trong 36 tháng tiếp theo) + Mức thu nhập tháng lựa chọn là 7.000.000 đồng (đóng trong 53 tháng tiếp theo) + Trong 10 năm còn lại, tôi dự kiến chọn Mức thu nhập tháng lựa chọn là 3.000.000 đồng. Xin hỏi: 1. Tổng mức đóng BHXH tự nguyện cho 10 năm còn lại là bao nhiêu? 2. Mức lương hưu dự kiến được hưởng ngay sau khi đóng hết 10 năm còn lại là bao nhiêu? Xin cảm ơn.

Trả lời bởi:
Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời
Ngày trả lời:
23/07/2021
File đính kèm:
Câu trả lời:

BHXH Việt Nam trả lời bạn nguyên tắc về đóng và hưởng khi tham gia
BHXH tự nguyện để bạn tham khảo như sau:
1. Về đóng
1.1. Phương thức đóng: Đóng hằng tháng; Đóng 03 tháng một lần; Đóng
06 tháng một lần; Đóng 12 tháng một lần; Đóng một lần cho nhiều năm về sau
nhưng không quá 5 năm một lần; Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với
người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định
nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được
đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
1.2. Mức đóng:
1.2.1.Mức đóng hàng tháng
Mdt = 22% x Mtự nguyệnt
Trong đó:
- Mdt: Mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng.
- Mtự nguyệnt: mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện
lựa chọn.
Mtự nguyệnt = CN + m x 50.000 (đồng/tháng)
Trong đó:
- CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời điểm đóng
(đồng/tháng).
- m: Tham số tự nhiên có giá trị từ 0 đến n.
Mức thu nhập tháng người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất
bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cao nhất bằng 20 lần mức
lương cơ sở.
1.2.2.Mức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần được xác
định bằng mức đóng hàng tháng nhân với 3 đối với phương thức đóng 03 tháng;
nhân với 6 đối với phương thức đóng 06 tháng; nhân với 12 đối với phương thức
đóng 12 tháng một lần.
1.2.3. Mức đóng một lần cho nhiều năm về sau được xác định theo công
thức sau:
Trong đó:
- T1: Mức đóng một lần cho n năm về sau (đồng).
- Mi: Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện chọn tại
thời Điểm đóng (đồng/tháng).
- r: Lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công
bố của năm trước liền kề với năm đóng (%/tháng).
- n: Số năm đóng trước do người tham gia BHXH chọn, nhận một trong
các giá trị từ 2 đến 5.
- i: Tham số tự nhiên có giá trị từ 1 đến (n×12).
1.2.4. Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu được xác định theo
công thức sau:
Trong đó:
- T2: Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu (đồng).
- Mi: Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện chọn tại
thời Điểm đóng (đồng/tháng).
- r: Lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công
bố của năm trước liền kề với năm đóng (%/tháng).
- t: Số tháng còn thiếu, nhận một trong các giá trị từ 1 đến 120.
- i: Tham số tự nhiên có giá trị từ 1 đến t
1.3. Mức hỗ trợ tiền đóng từ Ngân sách nhà nước
1.3.1.Mức hỗ trợ tiền đóng hằng tháng được tính bằng công thức sau:
Mhtt = k × 22% × CN
Trong đó:
- k: là tỷ lệ phần trăm hỗ trợ của Nhà nước (%), cụ thể: k = 30% với người
tham gia thuộc hộ nghèo; k = 25% với người tham gia thuộc hộ cận nghèo; và k
= 10% với các đối tượng khác.
- CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn làm căn cứ xác định
mức hỗ trợ là mức chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời
điểm đóng (đồng/tháng).
(Năm 2021 chuẩn nghèo áp dụng là 700.000 đồng/tháng)
1.3.2. Mức hỗ trợ tiền đóng đối với người tham gia BHXH đóng theo
phương thức 3 tháng một lần, 6 tháng một lần, 12 tháng một lần hoặc một lần cho
nhiều năm về sau được tính bằng công thức sau:
Mht = n × k × 22% × CN
Trong đó:
- n: số tháng được hỗ trợ tương ứng với các phương thức đóng 3 tháng một
lần, 6 tháng một lần, 12 tháng một lần hoặc một lần cho nhiều năm về sau.
- k: là tỷ lệ phần trăm hỗ trợ của Nhà nước (%), cụ thể: k= 30% với người
tham gia thuộc hộ nghèo; k= 25% với người tham gia thuộc hộ cận nghèo; và k=
10% với các đối tượng khác.
- CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn làm căn cứ xác định
mức hỗ trợ là mức chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời
Điểm đóng (đồng/tháng).
1.3.3. Mức hỗ trợ tiền đóng đối với người tham gia BHXH đóng theo
phương thức một lần cho những năm còn thiếu:
Trong đó:
- k: là tỷ lệ phần trăm hỗ trợ của Nhà nước (%);
- CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn làm căn cứ xác định
mức hỗ trợ là mức chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời
Điểm đóng (đồng/tháng).
- r: Lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công
bố của năm trước liền kề với năm đóng (%/tháng).
- t: Số tháng còn thiếu, nhận một trong các giá trị từ 1 đến 120.
- i: Tham số tự nhiên có giá trị từ 1 đến t.
Số tiền hỗ trợ đối với người tham gia BHXH tự nguyện đóng theo phương
thức một lần cho những năm còn thiếu được Nhà nước chuyển toàn bộ một lần
vào quỹ hưu trí và tử tuất trong cùng năm đóng.
1.3.4. Thời gian hỗ trợ của Ngân sách
Người tham gia BHXH tự nguyện được hỗ trợ trong vòng 10 năm (120
tháng).
2. Về hưởng
2.1. Chế độ hưu trí
- Người tham gia BHXH đến tuổi nghỉ hưu, nếu đóng BHXH đủ 20 năm
thì được hưởng lương hưu hằng tháng. Cách tính như đối với người tham gia
BHXH bắt buộc và có sự liên thông thời gian tham gia BHXH bắt buộc và thời
gian tham gia BHXH tự nguyện.
- Trường hợp đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa có đủ 20 năm đóng BHXH và
thiếu không quá 10 năm thì được đóng BHXH tự nguyện một lần cho những
tháng còn thiếu cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu ngay như đã nêu ở trên.
- Trường hợp đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH và
không có nhu cầu đóng BHXH tự nguyện một lần cho những năm còn thiếu hoặc
đóng BHXH chưa đủ 10 năm thì được nhận BHXH một lần. Cách tính như đối
với BHXH bắt buộc.
- Trường hợp chưa đến tuổi nghỉ hưu, chưa đủ 20 năm đóng BHXH nhưng
ra nước ngoài để định cư hoặc mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng hoặc sau khi
không tham gia BHXH tự nguyện 01 năm có thể nhận BHXH một lần.
2.2. Chế độ tử tuất:
- Mai táng phí: Người tham gia BHXH tự nguyện từ đủ 60 tháng trở nên
hoặc người đang hưởng lương hưu khi chết thân nhân được trợ cấp mai táng phí
bằng 10 lần mức lương cơ sở (hiện nay là 14.900.000 đồng).
- Tuất: Người tham gia BHXH tự nguyện hoặc người đang hưởng lương
hưu do có thời gian tham gia BHXH mà bị chết thì thân nhân được hưởng tuất
một lần; mức hưởng tính theo thời gian đã đóng BHXH tự nguyện hoặc thời gian
đã hưởng lương hưu.
Trên đây là những thông tin BHXH Việt Nam cung cấp đến bạn, để được
hướng dẫn thêm và xác định mức đóng cụ thể bạn có thể đến trực tiếp Đại lý thu
BHXH, BHYT hoặc cơ quan BHXH trên địa bàn