• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Nguyễn Thị Thanh Sương
Ngày gửi:
09/06/2021
Lĩnh vực:
Hưu trí, tử tuất
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Bạn đọc: miliking66@yahoo. com.vn Tôi công tác từ tháng 6 năm 1986 đến tháng 10 năm 1987 được vào biên chế chính thức của Công ty Phát hành sách tỉnh Đăk Lăk (trực thuộc Sở Văn hoá Đăk Lăk) Đến tháng 9 năm 1988 tôi lập gia đình và chuyển công tác từ Công ty phát hành sách tỉnh Đăk Lăk về Xí nghiệp cơ khí huyện Krông Pắc, tỉnh Đăk Lăk. Tháng 6 năm 1991 Xí nghiệp cơ khí giải thể tôi có nguyện vọng chuyển hồ sơ sang xin việc tại Phòng Giáo Dục và Đào tạo huyện Krông Pắc nhưng không được giải quyết và hồ sơ của tôi đã bị thất lạc. Tôi nghĩ từ năm 1991 và chưa thanh toán chế độ lần nào. (Trong thời gian này hồ sơ của tôi chỉ còn giấy xác nhận của Giám đốc Công ty phát hành sách cũ; Giám đốc Xí nghiệp cơ khí cũ; 01 Quyết định tuyển dụng vào biên chế chính thức tháng 10 năm 1987 và một Quyết định chuyển từ Công ty phát hành sách tỉnh Đăk Lăk về Xí nghiệp cơ khí Krông Pắc từ tháng 9 năm 1988) Đến năm 2001 tôi tiếp tục làm hồ sơ xin việc tại Phòng Giáo Dục và Đào tạo huyện Krông Pắc, tỉnh Đăk Lăk. Tôi được nhận vào làm việc và thời gian công tác liên tục từ năm 2001 đến nay. Hiện tại đến 30/6/2021 tôi đã có quyết định nghỉ hưu. Nhưng thời gian công tác mới được 19 năm 8 tháng. Tôi đã nộp hồ sơ xin được cộng nối BHXH tại bộ phận một cửa BHXH tỉnh Đăk Lăk xin được cộng nối thời gian BHXH trước kia (Từ năm 1986 đến 1991 - 5 năm) nhưng được trả lời là phải công tác liên tục đến 31/12/1994 mới được cộng nối BHXH. Xin hỏi tôi có được cộng nối thời gian bảo hiểm xã hội như trả lời của bạn tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa BHXH tỉnh không? Xin BHXH Việt nam trả lời thắc mắc trên của tôi. Xin trân trọng cám ơn!

Trả lời bởi:
Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời
Ngày trả lời:
11/06/2021
File đính kèm:
Câu trả lời:

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 34 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc:
người lao động làm việc thuộc khu vực nhà nước, nghỉ chờ việc từ ngày 01/11/1987
đến trước ngày 01/01/1995 do doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức không sắp xếp, bố trí
được việc làm, chưa giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc BHXH một lần, tính đến ngày
31/12/1994 vẫn còn có tên trong danh sách lao động của đơn vị thì được tính thời gian
công tác trước khi nghỉ chờ việc để tính hưởng BHXH.
Hồ sơ gồm:
- Tờ khai tham gia BHXH của người lao động.
- Lý lịch gốc và lý lịch bổ sung (nếu có) của người lao động, quyết định tiếp
nhận, hợp đồng lao động, các giấy tờ có liên quan khác như: quyết định nâng bậc
lương, quyết định điều động hoặc quyết định chuyển công tác, quyết định phục viên
xuất ngũ, chuyển ngành, giấy thôi trả lương.
- Danh sách của đơn vị có tên người lao động đến ngày 31/12/1994 hoặc các giấy
tờ xác định người lao động có tên trong danh sách của đơn vị đến ngày 31/12/1994;
- Quyết định nghỉ chờ việc. Trường hợp không có quyết định nghỉ chờ việc thì
phải có xác nhận bằng văn bản của thủ trưởng đơn vị tại thời điểm lập hồ sơ đề nghị
cấp sổ BHXH, trong đó đảm bảo người lao động có tên trong danh sách của đơn vị tại
thời điểm có quyết định nghỉ chờ việc và chưa giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc BHXH
một lần.
Trường hợp người lao động không còn hồ sơ gốc thì xem xét, quyết định việc
tính hoặc không tính thời gian làm việc trong khu vực Nhà nước trước ngày
01/01/1995 dựa trên cơ sở đơn đề nghị của người lao động, văn bản xác nhận của cơ
quan quản lý người lao động và các giấy tờ có liên quan đến thời gian công tác đề nghị
tính hưởng BHXH để đối chiếu như: Lý lịch Đảng viên, Lý lịch đoàn viên, sổ lao
động, danh sách lao động, sổ theo dõi, danh sách chi trả lương, sổ lương thực, giấy
khen, bằng khen, kỷ niệm chương, văn bằng, chứng chỉ, hồ sơ giải quyết chế độ của
người lao động khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Văn bản xác nhận do cơ quan tuyển dụng và quản lý người lao động lập (trường
hợp cơ quan quản lý đã giải thể thì cơ quan quản lý cấp trên thực hiện việc xác nhận)
và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận. Nội dung văn bản xác
nhận bao gồm các thông tin: lý do không còn hồ sơ gốc của người lao động, thời điểm
tuyển dụng, diễn biến quá trình công tác, diễn biến tiền lương của người lao động; việc
người lao động chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, lý do chưa
được giải quyết; lý do gián đoạn hoặc nghỉ việc và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị
quản lý trong việc giải quyết chế độ tại thời điểm nghỉ việc đối với người lao động có
thời gian công tác gián đoạn hoặc đã nghỉ việc trước ngày 01/01/1995 (theo hướng dẫn
tại Công văn số 3595/LĐTBXH-BHXH ngày 18/9/2020 của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội)
Tuy nhiên, khi nộp hồ sơ để thẩm định bà Sương không cung cấp đầy đủ hồ sơ
theo quy định trên.
Do vậy, cơ quan BHXH không có đủ căn cứ để thẩm định tính thời gian công
tác hưởng BHXH theo như bà đã đề nghị.