Mẹ tôi sinh ngày 24/5/1955, làm Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã. Tháng 6/2010, mẹ tôi đủ 55 tuổi, nhưng mẹ tôi lại trúng cử Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã nhiệm kỳ 2010-2016 nên đơn vị vẫn đóng BHXH cho mẹ tôi đến hết tháng 4/2016. Tôi xin hỏi, đơn vị đóng BHXH cho mẹ tôi như vậy có đúng không? Tính đến hết tháng 4/2016, mẹ tôi đóng BHXH được 13 năm 4 tháng và được 60 tuổi 11 tháng, vậy mẹ tôi có được đăng ký đóng BHXH tự nguyện không? Nếu được thì thủ tục như thế nào?
Bộ luật Lao động xác định người lao động là nguời ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 2 của Luật BHXH, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm, người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng; Cán bộ, công chức, viên chức… Đối chiếu với các quy định, mẹ của ông đủ 55 tuổi, nhưng lại tiếp tục trúng cử Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã nhiệm kỳ 2010-2016 nên đơn vị vẫn đóng BHXH cho mẹ ông đến hết tháng 4/2016 là đúng với quy định. Việc đóng BHXH tự nguyện được Chính phủ quy định tại Nghị định 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015. Theo đó, đối tượng tham gia BHXH tự nguyện không có giới hạn trần tuổi khi tham gia BHXH tự nguyện. Như vậy, mẹ của ông nếu có nguyện vọng tham gia BHXH tự nguyện thì liên hệ với cơ quan BHXH huyện hoặc đại lý thu BHXH, BHYT nơi mẹ ông đang cư trú để làm thủ tục đăng ký tham gia BHXH tự nguyện.
Chi tiết >>
1539699 lượt xem
1279557 lượt xem
723483 lượt xem
620441 lượt xem
556448 lượt xem
493382 lượt xem
472689 lượt xem