• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Phan Thị Lệ My
Ngày gửi:
09/05/2023
Lĩnh vực:
Ốm đau, thai sản
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Dạ xin chào quý cơ quan, tôi mang thai dự sinh ngày 23.10.2023. Ngày 21.4.2023 tôi nhập viện do bị động thai. Ngày 5.5.2023 tôi được ra việc. Có giấy ra viện trong đó có ghi cho tôi được nghỉ ốm điều trị ngoại trí từ ngày 5.5.2023 đến ngày 3.6.2023, tức là nghỉ ốm 1 tháng. Sau khi hết thời gian nghỉ ốm, tôi dự định xin cơ quan cho tôi nghỉ không lương từ tháng 6 đến tháng 8, và xin nghỉ thai sản từ tháng 9 đến tháng 2.2024 tôi xin đi làm lại. Cho tôi hỏi là tôi sẽ được hưởng chế độ gì khi nằm viện và nghỉ ốm, trong thời gian nghỉ không lương tôi sẽ tự mua bhyt bên ngoài có đúng không? Vậy tôi có được hưởng chế độ thai sản không? Và tôi sẽ nhận được bao nhiêu tiền thai sản (hiện mức lương đóng bhxh của tôi là 2,34x1.490.000d, tôi tham gia bảo hiểm từ tháng 7.2021 với mức đóng là 2,34x1.490.000x0,85; từ tháng 7.2022 đến tháng 4.2023 tôi tham gia bh với mức đóng 2,34x1.490.000d. Trong thời gian nghỉ không lương, tôi có phải xin giấy nghỉ dưỡng thai của bệnh viện không ạ? Cảm ơn quý cơ quan!

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
28/02/2024
File đính kèm:
Câu trả lời:

1. Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 31 Luật BHXH năm 2014, lao
động nữ sinh con được hưởng chế độ thai sản khi có đủ điều kiện sau: Đã đóng
bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh
con; hoặc lao động nữ đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai
phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có
thẩm quyền nếu có thời gian đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian
12 tháng trước khi sinh con.
Trường hợp của Bạn nếu đủ điều kiện theo quy định nêu trên thì được
hưởng chế độ thai sản khi sinh con.
Mức hưởng chế độ thai sản một tháng theo quy định tại khoản 1 Điều 39
Luật BHXH năm 2006 thì mức hưởng chế độ thai sản khi sinh con bằng 100%
mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề gần nhất trước
khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng BHXH không liên tục thì được cộng dồn.
2. Về chế độ ốm đau:
Điều 25 Luật BHXH năm 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ ốm đau
là: Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác
nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp của Bạn bị động thai và phải nghỉ việc để điều trị theo chỉ định
của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền trên giấy ra viện thì được nghỉ
việc hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 26 Luật BHXH.
3. Về đóng bảo hiểm y tế: Tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-
CP có quy định nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng bảo
hiểm y tế gồm: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định
thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý
doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp
tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức.
Theo quy định trên, trường hợp người lao động chưa chấm dứt hợp đồng
lao động với công ty mà chỉ đang nghỉ việc không hưởng lương thì vẫn thuộc đối
tượng tham gia bảo hiểm y tế tại doanh nghiệp.
Chính vì thế, người lao động không thể mua bảo hiểm y tế hộ gia đình trong
thời gian nghỉ không hưởng lương. Khi nào người lao động chấm dứt hợp đồng
lao động với công ty thì mới có thể mua bảo hiểm y tế hộ gia đình.