Xin cho hỏi, tôi bị sai số chứng minh nhân dân trên sổ bảo hiểm xã hội thì có cần cấp lại sổ BHXH khác không? Việc sai như vậy có ảnh hưởng gì đến quyền lợi của tôi khi tôi thanh toán chế độ không?
BHXH Việt Nam trả lời như sau:
Tại Khoản 2 Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 quy định về việc cấp lại sổ BHXH:
2. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ BHXH: Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.
Theo đó, bạn sẽ chỉ được cấp lại sổ bảo hiểm trong những trường hợp quy định như trên và sổ bảo hiểm của bạn bị sai số chứng minh nhân dân sẽ không được cấp lại sổ bảo hiểm khác.
Ngoài ra, Công văn số 3835/BHXH-CST của BHXH Việt Nam về việc hướng dẫn thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội có quy định:
“Để tránh tình trạng người lao động phải đi lại nhiều lần, gây phiền hà và ảnh hưởng đến thời gian hưởng BH thất nghiệp của người lao động, yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thống nhất với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố, đồng thời đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ đạo Trung tâm Giới thiệu việc làm không trả lại hồ sơ giải quyết BH thất nghiệp khi không có sự trùng khớp số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp hoặc hộ khẩu thường trú với sổ BHXH để kịp thời giải quyết quyền lợi cho người tham gia BHXH, BH thất nghiệp”.
Do đó, bạn không cần làm lại sổ BHXH. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của mình, bạn có thể nộp bản sao có chứng thực giấy khai sinh, chứng minh thư hoặc sổ hộ khẩu cho cơ quan BHXH để điều chỉnh trên hệ thống dữ liệu của cơ quan bảo hiểm.
Chi tiết >>
Bảo hiểm xã hội
BHXH bắt buộc
BHXH tự nguyện
Bảo hiểm y tế
Thông tin cơ sở
Bảo hiểm thất nghiệp
Thông tin khác