Tôi đi bộ đội từ tháng 7/1984, đơn vị đóng quân tại nước Lào. Tháng 5/1987, phục viên. Tháng 10/1987, làm công nhân thuộc doanh nghiệp Nhà nước. Quyết định phục viên của tôi có ghi các quyền lợi được hưởng khi đang công tác trong quân đội gồm: Lương chính hoặc phụ cấp quân hàm là 33 đồng; phụ cấp khu vực: 25% (8 đồng 25); phụ cấp chênh lệch giá sinh hoạt theo vùng: 83% (27 đồng 39); phụ cấp quốc tế: 50% (16 đồng 50); tiền ăn cơ bản theo vùng 285 đồng 00); quân trang (12 đồng 60). Vậy thời gian tôi đi bộ đội nêu trên có được cộng dồn vào thời gian có tham gia BHXH không? Nếu có thì cách ghi các chỉ số nêu trên vào trong sổ BHXH như thế nào? Khi nghỉ hưu thì thời gian đi bộ đội được tính thế nào và thủ tục ra sao?
BHXH Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 23 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, thời gian phục vụ quân đội của ông từ tháng 7/1984 đến tháng 5/1987 được cộng nối với thời gian công tác sau này để tính hưởng BHXH.
Nếu thời gian phục vụ quân đội của ông chưa được ghi trên sổ BHXH thì ông liên hệ với cơ quan BHXH nơi ông đang tham gia BHXH nộp sổ BHXH.
Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS), hồ sơ kèm theo (Mục 1, 2 Phụ lục 01) quy định tại Điểm 3.1, Khoản 3, Điều 27 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT để được cộng nối thời gian công tác từ tháng 7/1984 đến tháng 5/1987.
Khi ông đến tuổi nghỉ hưu theo quy định của Luật BHXH số 58/2014/QH13 thì đơn vị sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm lập hồ sơ gửi cơ quan BHXH để giải quyết chế độ hưu trí cho ông theo quy định.
Chi tiết >>
Bảo hiểm xã hội
BHXH bắt buộc
BHXH tự nguyện
Bảo hiểm y tế
Thông tin cơ sở
Bảo hiểm thất nghiệp
Thông tin khác