• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Lê Thị Thu Thúy
Ngày gửi:
20/03/2023
Lĩnh vực:
Câu hỏi khác
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Trường tôi có nhân viên y tế, tháng 10/2015 được ký hợp đồng của Thành phố với mức lương theo hệ số 1.86 và được hưởng 85%, vào tháng 6/2016 hết thời gian tập sự và được hưởng lương 100%. Cứ hưởng lương bậc 1 hệ số 1.86 cho đến năm 2021 thì được hưởng theo lương tối thiểu vùng chứ không hưởng theo hệ số, vào tháng 3/2023 thầy được tuyển dụng vào trường thì được xếp lương bậc 4 (2.46). Theo cơ quan tuyển dụng thì do có đóng BHXH từ năm 2015 nên thầy được cộng dồn, nhưng theo cơ quan BHXH thì không cho báo tăng từ hệ số 1.86 rồi bây giờ nhảy lên hệ số 2.46 mà phải tăng trình tự theo 2 năm 1 bậc lương. Vậy cho tôi hỏi nếu báo tăng theo 2 năm 1 bậc lương thì tôi phải căn cứ vào nghị định hoặc quyết định nào vậy a. Xin cảm ơn

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
01/06/2023
File đính kèm:
Câu trả lời:

Căn cứ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 89 Luật BHXH năm 2014, Điều
17 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, mức đóng BHXH bắt buộc
được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động, người lao động thuộc đối
tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng
BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức
vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có); Đối với người
lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định,
tiền lương tháng đóng BHXH từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017 là mức lương
và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao
động; từ ngày 01/01/2018 trở đi, là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung
khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động. Chế độ
tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được quy định
tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ; Hệ thống thang
lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước được quy
định tại Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ và các văn bản
hướng dẫn thi hành các Nghị định trên.
- Việc tính thời gian có đóng BHXH bắt buộc theo quy định của Luật BHXH
trước ngày tuyển dụng, tiếp nhận vào làm công chức, viên chức để tính làm căn cứ
xếp ngạch, bậc lương phù hợp với vị trí việc làm được tuyển dụng, tiếp nhận; chế đọ
nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ công
chức, viên chức và người lao động được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 19 Nghị
định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng
sử dụng và quản lý công chức được tính để làm căn cứ xếp ngạch, bậc lương phù hợp
với vị trí việc làm được tuyển dụng, tiếp nhận; khoản 5 Điều 13 Nghị định số
6
115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng
và quản lý viên chức; Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ
hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước
thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được sửa đổi bởi
Thông tư số 03/2021/TT-BNV ngày 29/6/2021 của Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung chế
độ nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn và chế độ phụ cấp
thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Việc chuyển xếp lương thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý lao động theo
quy định của pháp luật và các văn bản nêu trên. Để đảm bảo quyền lợi về BHXH cho
người lao động, Ông/Bà kiến nghị cơ quan quản lý, sử dụng người lao động xếp
lương cho người lao động theo đúng quy định làm căn cứ đóng BHXH với cơ quan
BHXH