• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Trần Thị Anh Thư
Ngày gửi:
25/02/2023
Lĩnh vực:
Ốm đau, thai sản
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Kính gửi Anh chị, Tôi xin hỏi trường hợp của tôi về chế độ thai sản như sau: - Tôi tham gia BHXH 10 năm - Hiện đang có thai và dự sinh vào 8/2023 - Tôi bị động thai nặng và phải nằm dưỡng từ cuối t12/2023. Vì đã hết thời gian nghỉ ốm theo BHXH nên sắp tới tôi sẽ nghỉ việc để tiếp tục dưỡng thai. - Tôi có tham gia đóng bảo hiểm 3 tháng trong vòng 12 tháng trước ngày dự sinh, đồng thời tôi có 5 tờ giấy nghỉ ốm theo BHXH với nội dung theo dõi mang thai có nguy cơ cao. Ngoài ra, bệnh viện có cấp tôi giấy chỉ định nghỉ dưỡng thai theo TT56 của BYT 7 ngày. Câu hỏi - Vậy trường hợp của tôi có được hưởng chế độ thai sản theo BHXH khi sinh xong em bé không? - Tôi có cần bổ sung thêm giấy tờ gì để được hưởng chế độ thai sản không? - Giấy tờ tôi cần nộp để nhận chế độ thai sản BHXH gồm gì? Mong anh chị hỗ trợ tư vấn, Xin cảm ơn, Trần Thị Anh Thư -- Tran, Thi Anh Thu (Ms) Mobile: +84 97 41 48 409 Email: tranthu.vn14@gmail.com

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
16/06/2023
File đính kèm:
Câu trả lời:

1. Theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật BHXH năm 2014 “Người lao
động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12
tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03
tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.”
2. Theo khoản 1 Điều 9 Mục 2 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày
29/12/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH
về BHXH bắt buộc, cách tính thời gian đóng BHXH để hưởng chế độ thai sản
được quy định như sau:
“1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được
xác định như sau:
a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng,
thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng
trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của
tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi
3
con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con
nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy
định tại điểm a khoản này.”
Theo thông tin bạn cung cấp và đối chiếu với các quy định nêu trên có
thể thấy:
- Về điều kiện đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên: Bạn đã tham gia
BHXH từ đủ 12 tháng trở lên (10 năm).
- Về điều kiện đóng BHXH 3 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh
con: Do bạn không cung cấp cụ thể ngày dự sinh nên đối với điều kiện về đóng
BHXH 3 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con bạn căn cứ vào ngày dự
kiến sinh và đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 9 Mục 2 Thông tư số
59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 để xác định.
Như vậy, nếu bạn đủ điều kiện đóng BHXH 3 tháng trong vòng 12 tháng
trước khi sinh con, khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai và có giấy chứng
nhận nghỉ việc thể hiện bạn nghỉ việc để dưỡng thai của cơ sở y tế có thẩm
quyền theo quy định tại Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của Bộ
trưởng Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định
chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc
lĩnh vực y tế là đủ điều kiện để được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại
Khoản 3 Điều 31 Luật BHXH năm 2014.
BHXH Việt Nam trả lời để bạn đọc được biết.