Người lao động cân nhắc khi nghỉ việc để hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp
09/05/2024 09:47 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Trong quá trình hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng, người lao động phải thông báo tình hình tìm kiếm việc làm với Trung tâm Dịch vụ việc làm. Hơn nữa, người lao động cũng mất toàn bộ 100% tiền lương, thưởng, phụ cấp..., chỉ để hưởng 60% tiền lương thì người lao động phải cân nhắc.
Ảnh minh hoạ, nguồn Internet
Gần đây, Bộ LĐ-TB&XH đã nhận được kiến nghị về việc quy định thời gian đóng, hưởng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) hợp lý hơn, tránh trường hợp người lao động lợi dụng đi làm đủ 12 tháng, nghỉ hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp.
Liên quan đến vấn đề này, Bộ LĐ-TB&XH phản hồi, căn cứ theo quy định tại Điều 15 Công ước số 168 của Tổ chức Lao động Quốc tế về xúc tiến việc làm và bảo vệ chống thất nghiệp, mức trợ cấp thất nghiệp không ít hơn 45% của thu nhập trước đó;
Hoặc không ít hơn 45% của tiền lương tối thiểu theo quy định, hoặc của tiền lương của người lao động bình thường, nhưng không ít hơn mức có thể đảm bảo mức sống cơ bản tối thiểu.
Mặt khác, Điều 24 Công ước số 102 của Tổ chức Lao động Quốc tế về quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội, thì thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp tối thiểu là 12 tuần (3 tháng) trong thời kỳ 12 tháng.
Ngoài ra, Điều 48 Bộ luật Lao động cũng quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động, trong việc chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên, từ đủ 12 tháng trở lên khi chấm dứt hợp đồng lao động thuộc một trong các trường hợp theo quy định. Mỗi năm làm việc được trợ cấp 1⁄4 tháng tiền lương (50% mức tiền lương).
Đồng thời, Điều 49 Bộ luật Lao động quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động, trong việc chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên, mà bị mất việc làm trong các trường hợp theo quy định.
Mỗi năm làm việc trả 1 tháng tiền lương (100% mức tiền lương), nhưng ít nhất phải bằng 2 tháng tiền lương (tối thiểu 200% mức tiền lương).
Như vậy, theo các quy định ở trên, Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp tối thiểu là 3 tháng, với mức hưởng là 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN (180%) là tương đối phù hợp với thông lệ quốc tế, và các mức trợ cấp mà người lao động được nhận khi mất việc làm theo quy định hiện hành.
Mức này đảm bảo cho người lao động giảm bớt khó khăn, ổn định cuộc sống trong thời gian thất nghiệp, cho tới khi tìm được việc làm mới.
Trong quá trình tổ chức triển khai chính sách BHTN, Bộ LĐ-TB&XH thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về BHTN.
Bộ đã yêu cầu các Sở LĐ-TB&XH, các Trung tâm Dịch vụ việc làm tăng cường phối hợp với các cơ quan có liên quan giải quyết các khó khăn, vướng mắc về BHTN, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm, các hành vi gian lận, trục lợi BHTN.
Thực tế, trong quá trình hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng, người lao động phải thông báo tình hình tìm kiếm việc làm với Trung tâm Dịch vụ việc làm.
Hơn nữa, nếu người lao động nghỉ việc cũng mất toàn bộ 100% tiền lương, chưa kể cả khoản tiền thưởng, phụ cấp..., chỉ để hưởng 60% tiền lương thì người lao động phải cân nhắc.
Hiện Bộ LĐ-TB&XH cũng đang được giao chủ trì, xây dựng dự án Luật Việc làm (sửa đổi), trong đó có nghiên cứu, sửa đổi chính sách BHTN. Vì thế, những kiến nghị, đề xuất liên quan đến vấn đề này sẽ tiếp tục được xem xét trong quá trình xây dựng luật.
Vũ Thu
Chi tiết >>
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH Việt Nam đứng thứ 3 nhóm bộ, ngành về chỉ số phục vụ ...
Nâng cao nghiệp vụ lưu trữ ngành BHXH Việt Nam
Ban hành danh mục mã loại giấy tờ, thủ tục hành chính thuộc ...
Lịch tiếp công dân của Lãnh đạo Ngành BHXH Việt Nam tháng ...
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh các giải pháp triển khai Đề án ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?