Chính sách BH thất nghiệp: "Bà đỡ" của người lao động trong dịch COVID-19
30/06/2020 05:14 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên 5 tháng đầu năm 2020 đã có trên 430.000 người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp (bằng 128% cùng kỳ năm 2019). Riêng trong tháng 5 đã có gần 160.000 người nộp hồ sơ (bằng 155% tháng 4/2020 và bằng 145% cùng kỳ 2019).
Lạc quan về thị trường lao động sau dịch
Nhận định về thị trường lao động từ nay đến cuối năm, nhiều chuyên gia cho biết, nếu tình hình dịch tễ chỉ đi ngang (không xấu, không tốt) thì mỗi tháng vẫn sẽ có 80.000-90.000 lao động mất việc, khoảng 80% doanh nghiệp bị ảnh hưởng và sẽ có 5-5,6 triệu lao động bị ngừng việc. Trường hợp tình hình dịch tễ xấu đi, Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Số mất việc hằng tháng 90.000-100.000 người, 90% doanh nghiệp bị ảnh hưởng và số lao động bị ngừng việc lên tới 6-7,2 triệu người.
Ông Tạ Văn Thảo - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết: Trong đầu năm nay, qua quan sát từ thị trường lao động và số liệu về thực hiện chính sách BH thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho thấy thời điểm cao điểm nhất người lao động đến với Trung tâm đề nghị hưởng BH thất nghiệp là tháng 4 và tháng 5. Đây là 2 tháng người lao động đến đông hơn so với giai đoạn trước và cùng kỳ.
Đến thời điểm này, tình hình đã tương đối ổn, các doanh nghiệp đang phục hồi sản xuất, thị trường lao động đang có biểu hiện tốt từ những số liệu về nguồn cầu, nguồn cung lao động. Sau thời gian giãn cách xã hội, nhu cầu tìm kiếm một công việc bền vững, phù hợp với bản thân của người lao động đã nhiều hơn giai đoạn trước. Người ta thường nói trong nguy có cơ, nếu Chính phủ có định hướng tốt thì thị trường lao động chắc chắn sẽ tốt hơn.
Theo ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội: Dự báo xu hướng trong tương lai, theo Tổ chức Y tế thế giới, đỉnh của dịch COVID-19 chưa đến, vấn đề Việt Nam có bị tái phát hay không phụ thuộc vào chính sách của chúng ta. Nếu dịch COVID-19 chấm dứt hoàn toàn tại nước ta, cung- cầu lao động sẽ được nới rộng ra. Điều này mở ra một tương lai mới, nguồn lao động sẽ được đáp ứng cho thị trường lao động ngày càng cao lên.
Đồng tình ý kiến của ông Bùi Sỹ Lợi, ông Tạ Văn cho biết thêm: “Xét về thị trường lao động, hai yếu tố cung- cầu rất quan trọng. Cung cầu gặp nhau có tín hiệu kết nối tốt tạo thị trường lao động sôi động. Bản thân thị trường lao động là thị trường sống, luôn luôn có vị trí việc làm mới và việc làm triệt tiêu đi. Tôi có cái nhìn khá lạc quan về thị trường lao động trong thời gian tới. Các chuyên gia nói rằng trong thời gian dịch bệnh COVID-19 chứa đựng các yếu tố đẩy nhanh, kích thích hoạt động 4.0 như thương mại điện tử, trực tuyến… Giới kinh doanh sử dụng lao động tìm thấy rất nhiều công việc. Nếu như tiếp tục diễn biến bằng chính sách tốt trong bối cảnh dịch bệnh được khống chế cuối năm tạo thị trường hoàn chỉnh hơn.”
Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng: Mặc dù số bước và thị trường lao động có thể vẫn tăng, nhưng một bộ phận lao động ở các doanh nghiệp khó khăn vẫn phải ra khỏi thị trường để hưởng BH thất nghiệp hoặc thiếu việc làm. Điều này đặt ra vấn đề chúng ta phải tư vấn cho người lao động. Nếu doanh nghiệp khó khăn thì người lao động phải nghĩ đến giải quyết chính sách BH thất nghiệp để chăm lo, đảm bảo đời sống.
Ảnh minh họa
Vận dụng nguồn quỹ BH thất nghiệp một các có ích
Theo ông Bùi Sỹ Lợi, khi xảy ra dịch COVID-19, lao động đối mặt với thiếu việc làm và thất nghiệp. Quan điểm của Thủ tướng là không đánh đổi sức khoẻ người lao động lấy kinh tế. Rất may trong quá trình thực hiện chính sách, BH thất nghiệp là loại bảo hiểm ngắn hạn có vai trò như bà đỡ của Nhà nước, giúp cho người lao động khi không có việc làm có hai con đường là học nghề, tiếp tục được hỗ trợ học nghề.
Không nên nghĩ nhận BH thất nghiệp để sử dụng trong cuộc sống, mà phải nghĩ đến đào tạo để chuyển đổi sang lĩnh vực, doanh nghiệp khác làm việc. Người lao động cũng cần hết sức chú ý là khi rời khỏi doanh nghiệp, có thể là tức thời không giữ lại chân để quay trở lại làm việc thì sẽ có một tác hại là có thể người lao động tìm kiếm được công việc ở một chỗ mới, nhưng sẽ không bền vững.
Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch nên không thể học vào lúc này được. Cho nên biện pháp quan trọng nhất là các doanh nghiệp khó khăn phải giải quyết BH thất nghiệp. Tôi đánh giá cao Chính phủ, các cơ quan xã hội, trung tâm giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động rất kịp thời. Đây là nguồn động lực để người lao động đảm bảo ổn định gia đình khi chưa tìm kiếm được việc làm mới.
Người lao động cần hết sức lưu ý, tạm thời nghỉ 1-2 tháng hưởng BH thất nghiệp hoặc chúng ta đi học nghề để giữ chân ở doanh nghiệp đang làm lâu nay sẽ tốt hơn là đi tìm kiếm việc làm ở một nơi khác. Vì nó không ổn định, còn những người chưa bước chân vào thị trường lao động thì việc làm đương nhiên là chọn lựa nơi nào tốt thì vào làm việc.
Về vấn đề này, ông Thảo cho biết: Đối với những người đã mất việc làm, chính sách hỗ trợ đối với những đối tượng này theo điều 42 của Luật Việc làm, trong đó có 4 chế độ hỗ trợ người lao động: Trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; hỗ trợ học nghề; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. Trong đó, người lao động mất việc được giới thiệu việc làm miễn phí, từ đó chọn được những việc làm tốt, không phải mất phí giới thiệu.
Còn theo ông Bùi Sỹ Lợi, Theo quy định của luật, khi người lao động bị thất nghiệp thì dùng quỹ BH thất nghiệp để đào tạo lại nghề. Hiện nay, quỹ BH thất nghiệp đang có 80.000 tỉ đồng đang kết dư. 9,10 năm nay, chúng ta vẫn chưa sử dụng nguồn quỹ này để đào tạo người lao động tại doanh nghiệp. Vì vậy, chúng ta phải cố gắng làm sao đó để chuyển nguồn kinh phí này giao cho các doanh nghiệp đào tạo đi trước, đón đầu, đào tạo lại, đào tạo người thất nghiệp để họ giữ lấy thị trường lao động, quay lại thị trường lao động.
“Chúng ta cần khuyến khích nên dùng gói này để đào tạo nghề tốt hơn, còn hơn để người lao động dùng món tiền này tiêu xài cho cuộc sống. Quan trọng nhất là có thể nâng cao tay nghề của người lao động. Nếu người lao động nhận quỹ này thì học có thể đào tạo người thất nghiệp, có nguy cơ thất nghiệp và lao động mới bổ sung vào doanh nghiệp, chứ không chỉ chăm chăm đào tạo lao động thất nghiệp.” - ông Lợi nhấn mạnh.
Phạm Tú
Chi tiết >>
BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị Giao ban trực ...
Lãnh đạo Ngành BHXH tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho ...
Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh thăm, tặng quà, làm ...
Sóc Trăng phát động Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu chính ...
Phó Tổng Giám đốc Chu Mạnh Sinh làm việc tại BHXH tỉnh Long ...
Lương hưu – Nền tảng cho cuộc sống ổn định khi về già của ...
Tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngành BHXH ...
Bình Thuận đạt và vượt chỉ tiêu chi trả các chế độ BHXH, ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?