Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính
08/02/2018 04:13 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Công tác cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã góp phần quan trọng trong việc tạo lập môi trường pháp lý, hành chính thông thoáng, thuận lợi, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh cho các chủ thể của nền kinh tế, thúc đẩy phát triển. Tuy nhiên, thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực còn rườm rà, phức tạp, cần phải tiếp tục rà soát, đơn giản hoá. Đó là đánh giá của Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018 của Ban Chỉ đạo. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Hội nghị.
Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: VGP
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình nêu bật những thành tựu to lớn mà đất nước đạt được trong năm 2017. Đó là nhờ nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong đó, công tác cải cách hành chính của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã góp phần quan trọng trong việc tạo lập môi trường pháp lý, hành chính thông thoáng, thuận lợi, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh cho các chủ thể của nền kinh tế, thúc đẩy phát triển.
Với sự cố gắng, nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, của các thành viên Ban Chỉ đạo, công tác cải cách hành chính đã được triển khai quyết liệt, đồng bộ và đạt được những kết quả tích cực trên cả 6 nội dung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, ban hành tại Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011 của Chính phủ.
Bên cạnh đó, các nội dung cải cách trọng tâm đã được các bộ, ngành, các thành viên Ban Chỉ đạo triển khai quyết liệt theo tinh thần Nghị quyết 19/2017/NQ-CP năm 2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 35/NQ-CP năm 2017 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 và các nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến cải cách hành chính trong năm vừa qua.
Tại cuộc họp này, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ yêu cầu cần đánh giá, làm rõ những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong việc triển khai kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo. Các thành viên Ban Chỉ đạo cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với công cuộc cải cách hành chính của đất nước, của bộ, ngành mình. Từ đó, chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công, đẩy mạnh cải cách hành chính năm 2018 với cách làm mới, sáng tạo, thiết thực, hiệu quả theo phương châm hành động của Chính phủ “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả”.
Báo cáo của Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ cho biết: Đã có 17/19 bộ, cơ quan ngang bộ triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 với tổng số dịch vụ cung cấp trực tuyến mức độ 3 là 549, mức độ 4 là 377 dịch vụ.
Tỉ lệ dịch vụ công có phát sinh hồ sơ trực tuyến là 45,6% đối với mức độ 3 và 92,8% đối với mức độ 4.
Có 58/63 tỉnh, thành phố đang cung cấp tổng số 13.830 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4.
Tỉ lệ dịch vụ công có phát sinh hồ sơ trực tuyến là 81,67% đối với mức độ 3; 22,63% đối với mức độ 4.
Vẫn theo báo cáo, các thành viên Ban Chỉ đạo tích cực trả lời những kiến nghị, đề xuất, khó khăn trong quá trình triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính của các bộ, ngành, địa phương.
Tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết đã giảm đáng kể so với năm 2016. Việc đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến sản xuất kinh doanh, giấy tờ công dân đã có chuyển biến rõ rệt, góp phần thúc đẩy tự do sáng tạo cho doanh nghiệp khởi nghiệp, tạo thuận lợi cho người dân.
Các thủ tục liên quan đến sản xuất kinh doanh thường xuyên được rà soát, cắt giảm và đơn giản hóa, tạo lập hệ thống hỗ trợ khởi sự kinh doanh, tự do sáng tạo cho doanh nghiệp khởi nghiệp.
Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ thông tin của các bộ, ngành, địa phương đã mang lại kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân, tổ chức.
Tuy nhiên, báo cáo của Ban Chỉ đạo cũng nêu rõ những hạn chế, yếu kém. Đó là chất lượng văn bản quy phạm pháp luật trên một số lĩnh vực còn hạn chế, công tác theo dõi thi hành pháp luật còn một số bất cập, việc công khai quy định hành chính và thủ tục hành chính trên trang thông tin điện tử của một số bộ, ngành, địa phương chưa thực hiện đầy đủ. Thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực còn rườm rà, phức tạp, cần phải tiếp tục rà soát, đơn giản hoá. Tình trạng trễ hẹn trong giải quyết và trả kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính vẫn còn phổ biến ở một số lĩnh vực trọng tâm như đất đai, xây dựng, lao động, thương binh-xã hội.
PV (Theo VGP)
Chi tiết >>
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị Giao ban trực ...
Người dùng đã có thể đăng nhập Cổng Dịch vụ công BHXH Việt ...
Bản tin Audio số 39 - Tuần 4 tháng 11/2024
Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày ...
BHXH tỉnh Phú Thọ: Tăng cường các giải pháp thực hiện công ...
Tiếp nhận và bổ nhiệm Phó Chánh Văn phòng Hội đồng quản lý ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?