Hà Nội: Gần 200 bệnh nhân được BHYT chi trả từ 600 triệu đồng đến hơn 3,3 tỷ đồng
01/02/2024 08:20 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Trong năm 2023, trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã có gần 200 bệnh nhân khám, chữa bệnh BHYT được Quỹ BHYT chi trả chi phí điều trị với số tiền lớn, từ hơn 600 triệu đồng đến hơn 3,3 tỷ đồng.
Nhiều bệnh nhân được bảo hiểm chi trả 100% chi phí điều trị.
Nhiều bệnh nhân được chi trả 100% chi phí điều trị
Đứng đầu danh sách là bệnh nhân T.M.Đ, đối tượng trẻ em, mã thẻ TE1242422400323, điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương với bệnh tích lũy glycogen, bệnh Pompe. Tổng số tiền chi phí điều trị bệnh nhân T.M.Đ là hơn 3,358 tỷ đồng, Quỹ BHYT chi trả 100% chi phí điều trị.
Tiếp đến là bệnh nhân N.P.A, mã thẻ TE1303622601322, điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương với nhiều loại bệnh như bệnh tích lũy glycogen, bệnh Pompe, tiêu chảy rối loạn chức năng, viêm phế quản phổi, không đặc hiệu, viêm phổi do vi rút khác… Tổng số tiền chi phí điều trị cho bệnh nhân này là hơn 3,354 tỷ đồng, do Quỹ BHYT chi trả 100%.
Cùng thuộc nhóm đối tượng trẻ em, cùng điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương với bệnh tích lũy glycogen, bệnh Pompe, bệnh nhân N.Q.C, mã thẻ TE1171721034466 cũng được Quỹ BHYT chi trả 100% chi phí điều trị, với số tiền hơn 3,187 tỷ đồng.
Ngoài 3 trường hợp nêu trên, Quỹ BHYT đã chi trả cho 5 bệnh nhân khác với số tiền từ hơn 2,2 tỷ đồng đến gần 2,9 tỷ đồng. Danh sách bệnh nhân được Quỹ BHYT chi trả từ hơn 1 tỷ đồng đến gần 2 tỷ đồng có hơn 30 người. Số còn lại hưởng BHYT từ 600 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng.
Đối tượng thụ hưởng nhiều nhất thuộc nhóm trẻ em với mã thẻ BHYT là TExxx…., đối tượng bảo trợ xã hội với mã thẻ BHYT là BTxxx…; người hưởng chế độ hưu trí với mã thẻ BHYT là HTxxx… Điểm chung của họ đều là mắc cùng lúc nhiều loại bệnh, trong đó có bệnh hiểm nghèo, điều trị tại các cơ sở y tế tuyến trung ương như Bệnh viện Nhi trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K, Bệnh viện trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Quân y 103, Viện Huyết học - Truyền máu trung ương...
Ý nghĩa nhân đạo và tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc
BHYT thể hiện ý nghĩa nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc. Lợi ích của việc tham gia BHYT là trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ BHYT miễn phí; được Nhà nước hỗ trợ kinh phí khi tham gia tùy theo đối tượng (với các đối tượng thuộc hộ nghèo; hộ cận nghèo; tham gia theo hộ gia đình; người dân tộc thiểu số; học sinh, sinh viên…); được lựa chọn cơ sở KCB gần địa chỉ nơi đang sinh sống để đăng ký KCB ban đầu và có thể thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu. Khi KCB đúng quy định được quỹ BHYT chi trả từ 80 - 100% chi phí KCB tùy từng đối tượng. Đồng thời, giúp người tham gia BHYT giảm gánh nặng về chi phí KCB khi không may ốm đau, tai nạn, đặc biệt đối với những trường hợp bệnh nặng, bệnh mãn tính điều trị kéo dài...
“Nếu không có Quỹ BHYT, thì gia đình em không thể trụ nổi. Quỹ BHYT đã tái sinh em một lần nữa” - đó là chia sẻ của C.T.H. (ở huyện Thạch Thất). Kể về bệnh tình của mình, em H cho biết, hoàn cảnh gia đình vốn đã rất khó khăn, bố mẹ không có công việc ổn định, thu nhập bấp bênh, nhà có 5 chị em, dưới em còn 1 em lớp 8 đang tuổi ăn học, nên khi phát hiện bị bệnh em và gia đình rất lo lắng và hoang mang. Chạy vạy đi vay tiền khắp nơi, dù khó khăn nhưng gia đình cũng quyết tâm điều trị bệnh cho em. May mắn qua 2 lần cấy tế bào gốc, em đã đáp ứng được với phác đồ điều trị và hiện được ra viện, hàng tháng chỉ đến viện khám và lấy thuốc. Nhờ tham gia BHYT hộ gia đình, em được Quỹ BHYT thanh toán tiền chữa bệnh hơn 1,1 tỷ đồng. Em là một trong những bệnh nhân được Quỹ BHYT chi trả cao trên địa bàn Hà Nội.
Tư vấn viên đến tận nhà người dân tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, ảnh minh hoạ
Có thể thấy, tham gia BHYT, mọi người dân đều được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản mà không phụ thuộc vào khả năng chi trả của mình. Vì thế, hơn lúc nào hết, người dân cần nhận thức rõ được lợi ích khi tham gia BHYT, giúp hạn chế rủi ro về tài chính cho bản thân, gia đình, đồng thời chia sẻ bớt khó khăn cho cộng đồng nếu một ai đó không may mắc bệnh.
Trong những năm qua, điều trăn trở lớn nhất của lãnh đạo BHXH Thành phố Hà Nội là làm sao để mở rộng độ bao phủ BHYT, để toàn bộ người dân, đặc biệt là người dân có hoàn cảnh khó khăn được Quỹ BHYT chi trả chi phí điều trị khi đi khám chữa bệnh, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội. BHXH Thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa, lợi ích, tầm quan trọng của chính sách BHYT, đặc biệt đã đẩy mạnh tuyên truyền trực tiếp, tuyên truyền theo nhóm nhỏ, vào tận nhà người dân tuyên truyền để người dân nghèo, dân lao động tự do có thể tiếp cận, nắm bắt được chính sách.
Song song với việc triển khai các giải pháp tuyên truyền, mở rộng độ bao phủ BHYT, BHXH TP cũng chú trọng quản lý chặt chẽ chi phí KCB, đảm bảo Quỹ BHYT chi đúng, chi đủ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giám định BHYT. BHXH TP cũng phối hợp tích cực với Sở Y tế và các cơ sở y tế KCB BHYT xử lý tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế; phối hợp giải quyết kịp thời vướng mắc trong thực hiện chính sách BHYT, bảo đảm quyền lợi của người bệnh.
***Tham gia BHYT hộ gia đình, người dân sẽ được giảm trừ mức đóng từ người thứ 2 trở đi, càng nhiều người tham gia, mức đóng càng thấp. Phương thức đóng cũng rất linh hoạt, phù hợp. Người tham gia BHYT được lựa chọn đóng định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng một lần. Người dân có thể đăng ký tham gia BHYT hộ gia đình tại các tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT trên địa bàn.
Chi tiết >>
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH tỉnh Cà Mau quyết tâm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ công ...
BHXH tỉnh Quảng Nam hoàn thành chi trả lương hưu, trợ cấp ...
BHXH Việt Nam đề nghị các ngân hàng hỗ trợ người hưởng ...
Triển khai Chỉ thị 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh ...
Hội nghị tổng kết công tác công đoàn năm 2024 và phương ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?