BHXH tỉnh Lạng Sơn: Nhiều chuyển biến tích cực trong công tác thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT
18/07/2023 02:32 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Với sự nỗ lực của mỗi cán bộ BHXH cũng như sự vào cuộc, chung sức của cấp ủy chính quyền địa phương, việc phát triển BHXH, BHYT, BH thất nghiệp tại Lạng Sơn đã đạt nhiều kết quả tích cực.
Bước đầu đạt nhiều kết quả khả quan
Hướng tới mục tiêu BHYT toàn dân, BHXH cho mọi NLĐ, công tác phát triển người tham gia BHXH, BHYT luôn được tỉnh Lạng Sơn luôn quan tâm chú trọng. Theo đó, BCĐ thực hiện chính sách BHXH, BHYT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND về thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp trên địa bàn năm 2023, trong đó giao cụ thể chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH, BHYT đến các huyện; đồng thời chỉ đạo việc giao chỉ tiêu đến địa bàn cấp xã. Đặc biệt, các thành viên BCĐ cũng tích cực phối hợp trong công tác phát triển người tham gia BHXH, BHYT; ngành BHXH phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế khai thác, sử dụng dữ liệu do các ngành cung cấp để tổ chức thực hiện các giải pháp phát triển người tham gia BHXH, BHYT... Nhờ đó, 6 tháng qua, toàn tỉnh Lạng Sơn đã có 66.704 người tham gia BHXH, bằng 20,18% lực lượng lao động trong độ tuổi (330.498 người), giảm 1.035 người (1,5%) so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, BHXH bắt buộc có 53.751 người (tăng 534 người (1%) so với cùng kỳ năm 2022); BHXH tự nguyện có 12.953 người (giảm 1.569 người (10,8%) so với cùng kỳ năm 2022); Số người tham gia BHYT là 692.128 người, đạt 93,07% Kế hoạch của UBND tỉnh (743.684 người), giảm 862 người (0,1%) so với cùng kỳ năm 2022 (chiếm 86,3% dân số).
Hình minh họa (nguồn: Baohiemxahoi.gov.vn)
Theo đánh giá của BHXH tỉnh, các đơn vị BHXH huyện đã có nhiều cố gắng trong công tác phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cũng như chỉ đạo kịp thời công tác phát triển người tham gia. Đặc biệt, một số huyện đã có những cách làm, mô hình hiệu quả trong việc rà soát, tuyên truyền và khai thác người tham gia BHXH, BHYT như: huyện Cao Lộc, Bình Gia, Văn Lãng, Lộc Bình; xã Yên Khoái (Lộc Bình); xã Tân Thành, Gia Cát (huyện Cao Lộc); xã Thanh Long (huyện Văn Lãng); xã Thiện Hòa, Hồng Phong, Thiện Thuận (huyện Bình Gia).
Cùng với việc mở rộng diện bao phủ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, công tác thu cũng được BHXH các huyện quan tâm, chú trọng. Đặc biệt, UBND các huyện đã quyết liệt chỉ đạo công tác trích nộp BHXH, BHYT đúng quy định, không để tình trạng các đơn vị hành chính, sự nghiệp chậm nộp BHXH, BHYT, BH thất nghiệp làm ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ; đóng đầy đủ nguồn kinh phí NSNN hỗ trợ đóng BHYT... Nhiều huyện đã có mức thu bình quân cao hơn mức bình quân chung của toàn tỉnh như: Cao Lộc (46%), Văn Quan (45,6%), Bình Gia (45,3%), Lộc Bình (44,93%). Tuy nhiên, Lạng Sơn có 3 huyện không đạt kế hoạch là Tràng Định (39%), Chi Lăng (41,7%) và Đình Lập (43,2%).
Đánh giá của BHXH tỉnh cho thấy, hết tháng 6/2023, tổng số tiền chậm đóng BHXH, BH thất nghiệp, BHYT toàn tỉnh là 50.808 triệu đồng (chiếm 2,79% kế hoạch thu). Trong đó, nợ chậm đóng, nợ đọng BHXH là 8.223 triệu đồng; nợ kéo dài, nợ khó thu BHXH là 25.759 triệu đồng; nợ BHYT là 14.950 triệu đồng (riêng NSNN còn nợ 10.871 triệu đồng). Một số đơn vị nợ đọng, chậm đóng BHXH kéo dài như: Công ty Cổ phần vận tải ô tô số 2 Lạng Sơn (trên 310 triệu đồng); Công ty Cổ phần vật tư y tế Khang Nguyên (trên 353 triệu đồng); Công ty Cổ phần Non Nước (trên 240 triệu đồng); Công Ty TNHH Thiên Trường Phát Lạng Sơn (trên 302 triệu đồng); Công ty TNHH Hoàng Hiếu Anh (trên 150 triệu đồng); Công ty Cổ phần Gia Lộc huyện Tràng Định (trên 250 triệu đồng); Công ty Cổ phần XDTM và Khoáng sản Hoàng Phúc (trên 260 triệu đồng); Công ty TNHH Hồng Phong (trên 1.900 triệu đồng); Công ty TNHH SX&TM Tuổi trẻ Lạng Sơn (trên 210 triệu đồng); Công ty TNHH Hải Cung (trên 110 triệu đồng); Công ty TNHH Vôi công nghiệp Lạng Sơn (trên 600 triệu đồng).
Tập trung tuyên truyền vận động nhóm lao động tiềm năng
Dù đã đạt những kết quả tích cực, song công tác phát triển người tham gia BHXH tự nguyện còn hạn chế so với lực lượng lao động trong độ tuổi của tỉnh; số người tham gia BHXH, BH thất nghiệp còn thấp hơn nhiều so với mục tiêu Nghị quyết số 28-NQ/TW; tỷ lệ người tham gia BHYT (chưa bao gồm số lao động có hộ khẩu tại tỉnh đi lao động ở tỉnh khác) đạt 86,3% dân số của tỉnh, còn thiếu 7,75% (62.162 người) so với chỉ tiêu Chính phủ giao tại Quyết định số 546/QĐ-TTg (94,05%)... Điều này do công tác tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT tại vùng cao, biên giới, vùng dân tộc ít người còn gặp nhiều khó khăn do địa hình phức tạp, trải rộng. Đặc thù các DN của tỉnh Lạng Sơn chủ yếu là DN nhỏ, siêu nhỏ, hoạt động kinh doanh dịch vụ là chủ yếu, không phải các đơn vị sản xuất, không có các KCN lớn. Số người tham gia BHYT giảm do tác động bởi Quyết định số 861/QĐ-TTg (đến nay vẫn còn trên 33.000 người chưa tham gia BHYT lại).
Tại Hội nghị Sơ kết công tác thực hiện BHXH, BHYT của BCĐ thực hiện chính sách BHXH, BHYT tỉnh Lạng Sơn, BCĐ đã đề xuất HĐND, UBND tỉnh tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác thông tin, truyền thông về tính nhân văn và lợi ích khi tham gia BHXH, BHYT; về trách nhiệm của người SDLĐ, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc đóng BHXH, BHYT đầy đủ cho NLĐ; tiếp tục cân đối khả năng ngân sách để hỗ trợ thêm mức đóng BHXH tự nguyện cho một số nhóm đối tượng ở cơ sở; hỗ trợ mức đóng BHYT HSSV, người thoát khỏi vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn trước đây được NSNN đóng BHYT.
Bên cạnh đó, trong phát triển người tham gia BHXH bắt buộc, Lạng Sơn đẩy mạnh chia sẻ dữ liệu giữa các sở, ngành, cơ quan đơn vị liên quan phục vụ công tác phát triển người tham gia; chú trọng công tác thanh kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những vi phạm trốn đóng, chậm đóng BHXH, BHYT; gửi thông báo đến các đơn vị chưa tham gia, tham gia chưa đầy đủ BHXH cho NLĐ; phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành thanh tra chuyên ngành đóng đối với đơn vị chưa tham gia hoặc tham gia chưa đầy đủ BHXH, BHYT cho NLĐ…
Mặt khác, trong phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình sẽ tham mưu Trưởng BCĐ tỉnh thành lập các Đoàn công tác của BCĐ tỉnh thực hiện kiểm tra, đánh giá công tác phát triển người tham gia BHXH, BHYT của các huyện, thành phố (tập trung vào các huyện, các xã có tỷ lệ bao phủ còn thấp; các xã đã đạt NTM, NTM nâng cao những năm trước, hiện tại có tỷ lệ bao phủ BHYT thấp). Phối hợp các trưởng khu, khối trưởng phối hợp rà soát đối tượng tiềm năng, tổ chức hội nghị tuyên truyền vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, để tổ chức thực hiện các nội dung, biện pháp tuyên truyền, tổ chức hội nghị khách hàng, tuyên truyền nhóm nhỏ. Đặc biệt, với BHXH tự nguyện, Lạng Sơn sẽ tập trung vào các nhóm người như: Chủ hộ kinh doanh cá thể; chủ doanh nghiệp TNHH MTV; cán bộ bán chuyên trách thuộc các khối phố trên địa bàn; các xã viên của HTX, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên; nhóm lao động tự do có thu nhập…
PV
Chi tiết >>
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
Xác định 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển ...
BHXH tỉnh Tiền Giang: Triển khai nhiệm vụ BHXH, BHYT năm ...
Bản tin Audio số 46 - Tuần 2 tháng 1/2025
BHXH tỉnh Cà Mau quyết tâm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ công ...
BHXH tỉnh Quảng Nam hoàn thành chi trả lương hưu, trợ cấp ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?