Thứ bảy, ngày 18/01/2025
Hà Nội vượt hơn 20% kế hoạch năm về giải quyết việc làm
03/01/2023 02:21 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Năm 2022, thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 203.000 lao động, đạt 126,9% kế hoạch năm, tăng 13% so với năm 2021.
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội, thị trường lao động việc làm của thành phố Hà Nội đã sôi động trở lại; được ghi dấu bởi sự phục hồi và phát triển mạnh từ tháng 3, khi Thành phố đã dần thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19 với phát triển kinh tế - xã hội. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị đã giảm nhiều so với năm 2021.
Nhờ các giải pháp ứng phó linh hoạt cùng với nỗ lực không ngừng nhằm phục hồi và phát triển kinh tế của toàn hệ thống chính trị, từ Trung ương đến địa phương, thị trường lao động của thành phố Hà Nội phục hồi tương đối nhanh, chất lượng việc làm ngày càng được cải thiện, nâng cao.
Kết quả trong năm 2022, Thành phố giải quyết việc làm cho 203.027/160.000 lao động, đạt 126,9% Kế hoạch năm, tăng 23.379 lao động được tạo việc làm, tương đương tăng 13% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó có 62.700 lao động được xét duyệt vay vốn từ nguồn vốn ngân sách Thành phố ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội với số tiền khoảng 3.000 tỷ đồng; đưa 5.258 người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, chủ yếu là thị trường Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc; giải quyết việc làm cho 18.327 lao động thông qua hệ thống sàn giao dịch việc làm; tự tạo việc làm và tư vấn, giới thiệu việc làm của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ việc làm trên địa bàn Thành phố là 116.742 lao động.
Năm 2022, Thành phố giải quyết việc làm cho 203.027/160.000 lao động, đạt 126,9% Kế hoạch năm. Ảnh: LĐTĐ
Tuy nhiên, cũng theo Sở LĐTBXH Hà Nội, tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài hơn 2 năm đã tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của một số ngành nghề, dẫn đến tình hình việc làm và thu nhập của người lao động có chiều hướng giảm.
Theo số liệu thống kê từ các quận, huyện, thị xã, tính đến ngày 15/11/2022, có 31 doanh nghiệp phải giảm giờ làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động với 13.016 lao động; trong đó, có 10.374 lao động bị giảm giờ làm, 2.642 lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động (với 6 đơn vị cắt giảm trên 100 lao động). Có 1.017 người lao động bị nợ lương với số tiền nợ 9,977 tỷ đồng. Riêng khu công nghiệp và chế xuất có 7 doanh nghiệp sử dụng 6.148 lao động phải giảm giờ làm của người lao động hoặc buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động.
Trước tình hình đó, thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về quy định tạm thời "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19", Sở đã tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, phát triển thị trường lao động; các phòng LĐTBXH tại mỗi địa phương cũng đã hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng phương án sử dụng lao động và kiểm tra, giám sát việc giải quyết chế độ chính sách cho người lao động đúng quy định; Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội tăng cường cung cấp thông tin, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, nhất là đối với những người mất việc làm. Đến nay, hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh đã trở lại trạng thái bình thường.
Năm 2023 Thành phố đề ra chỉ tiêu giải quyết việc làm cho 162.000 lao động trên địa bàn, tăng 2.000 người so với năm 2022 (năm 2022 mục tiêu tạo việc làm cho 160.000 lao động).
Để đạt được mục tiêu này, một trong những giải pháp được đề ra là Thành phố sẽ thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách, chương trình, đề án giải quyết việc làm, hỗ trợ tạo việc làm trong nước, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Cùng đó, Thành phố chú trọng hỗ trợ tạo việc làm cho nhóm lao động yếu thế, nhất là lao động thuộc hộ nghèo, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, thanh niên nông thôn đồng thời tiếp tục quan tâm, bố trí bổ sung nguồn ngân sách Thành phố ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội thành phố Hà Nội để cho vay giải quyết việc làm đáp ứng nhu cầu của nhân dân trên địa bàn Thành phố.
Thành phố cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh khai thác nhu cầu lao động trong các lĩnh vực và các nghề mới, đòi hỏi trình độ cao cả về tay nghề và ngoại ngữ; nghiên cứu phát triển các thị trường mới ở Châu Âu, Châu Mỹ đồng thời củng cố các thị trường truyền thống thông qua việc triển khai các biện pháp ngăn ngừa lao động bỏ hợp đồng, lao động hết hạn hợp đồng không về nước, ở lại làm việc bất hợp pháp...
Cùng với đó, Thành phố tiếp tục triển khai tổ chức các hoạt động gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động, việc làm bền vững; đẩy mạnh hợp tác doanh nghiệp trong công tác tuyển sinh, tổ chức đào tạo và giải quyết việc làm; xây dựng các mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động; tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và Trung tâm Dịch việc làm Hà Nội; hỗ trợ người học tìm việc làm sau tốt nghiệp...
PV
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
BHXH Việt Nam chung tay với phong trào “Cả nước chung tay ...
Tiếp nối Chương trình “Không để ai bị bỏ lại phía sau – ...
Khối Thi đua số I: Đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với thực ...
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?