Đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi
30/11/2022 08:29 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ngày 29/11, tại TP.HCM, Viện Khoa học Lao động và Xã hội - ILSSA tổ chức Hội thảo với chủ đề “Già hoá dân số - Cơ hội và thách thức cho thế hệ Millennials”.
Tại hội thảo, ông Bùi Tôn Hiến - Viện trưởng viện ILSSA cho biết, sau hơn 35 đổi mới, Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Có thể thấy, tốc độ tăng dân số kiểm soát mức hợp lý, tỷ lệ dân số và tỷ lệ phát triển con người đã cao lên. Tuy nhiên, Việt Nam hiện đang trong giai đoạn già hóa dân số với tốc độ nhanh và nguồn lực kinh tế của người dân còn hạn chế.
Đến nay, mới có 33,2% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội; khoảng 45,5% người cao tuổi được hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng hoặc trợ cấp xã hội hằng tháng; cùng với đó là các cơ chế, chính sách trợ giúp xã hội và hệ thống dịch vụ chăm sóc xã hội cho người cao tuổi cũng chưa phát triển là những thách thức lớn cho xã hội.
Hội thảo có khoảng 300 đại biểu tham gia.
Cũng theo ông Hiến, trong năm 2021 và 2022, Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Viện Nghiên cứu Y - xã hội học phối hợp thực hiện nghiên cứu "Mức độ sẵn sàng cho cuộc sống độc lập khi về già" và "An sinh xã hội cho người cao tuổi". Nghiên cứu này được thực hiện trên nhóm dân số trong độ tuổi 30-44 ở 6 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương tại Việt Nam.
Thông qua các kết quả khảo sát và nghiên cứu cho thấy mức độ sẵn sàng chuẩn bị cho tuổi già độc lập của nhóm dân số trung niên chưa cao. Mặt khác, vấn đề già hoá đang đặt ra thách thức lớn cho Việt Nam khi tốc độ già hoá dân số nhanh trong khi nguồn lực kinh tế của đất nước còn hạn chế và hệ thống an sinh xã hội còn non trẻ.
Tại hội thảo, TS. Bùi Sỹ Lợi - Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, trước tiên cần giải quyết vấn đề an sinh xã hội tương tự như cách thức tìm hướng giải quyết cho tăng trưởng kinh tế. Kế tiếp là cần chú trọng các BHXH, BHYT. Hiện Việt Nam đang áp dụng BHXH đa tầng. Tuy nhiên vẫn còn một tầng cuối là hưu trí bổ sung dành cho người dân chưa thực hiện được.
TS. Bùi Sỹ Lợi - Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội chia sẻ tại hội thảo.
Vấn đề thứ ba TS đề cập là cần khắc phục rủi ro, trợ giúp thường xuyên cho nhóm yếu thế gồm người già, trẻ nhỏ và phụ nữ để “không ai bị bỏ lại phía sau”.
TS. Bùi Sỹ Lợi cũng đề nghị đảm bảo nhóm yếu thế có cuộc sống đạt chuẩn, trong khi nhóm thương mại và doanh nghiệp lại có nhiệm vụ giúp nâng cao chất lượng sống của người dân, nhất là khi về già.
Theo Báo Dân sinh
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Khối Thi đua số I: Đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với thực ...
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...
BHXH tỉnh Sóc Trăng: Nỗ lực vượt khó, lan tỏa an sinh
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?