Nhật Bản: Tăng lương để thu hút NLĐ
30/08/2022 09:31 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Cuộc thăm dò này do đơn vị nghiên cứu Nikkei Research thực hiện cho Reuters và đã lấy ý kiến của 495 công ty phi tài chính lớn. Thời gian thăm dò diễn ra trong 2 tuần, từ ngày 2-12/8, kết quả cho thấy các công ty ngày càng sẵn sàng tăng lương.
Trước đó, các công ty Nhật Bản thường tránh tăng lương cho nhân viên vì giảm phát hàng thập kỷ khiến họ khó có thể chuyển khoản chi đó sang khách hàng và áp cho khách hàng các đơn giá cao hơn.
Nhưng điều này hiện đang phải dần thay đổi khi giá hàng hóa đang cao hơn gấp đôi trước kia và đồng yên yếu hơn gia tăng chi phí sinh hoạt và khiến đời sống của người lao động ngày càng căng thẳng. Ngay cả Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cũng đã kêu gọi các công ty tăng lương. Người quản lý của một đơn vị bán buôn chia sẻ trong cuộc khảo sát rằng: “Nhìn chung, chúng tôi đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động và chúng tôi đang vật lộn để thu hút nhân viên bán thời gian tại các cửa hàng nói riêng. Chúng tôi đang đối phó bằng cách tăng lương nhưng cũng chỉ có giới hạn”.
Hình minh họa (nguồn: Internet)
Việc tăng lương hoặc nâng mức lương khởi điểm được 44% người được hỏi chọn là một trong nhiều chiến thuật mà họ đang áp dụng. Con số này là khá cao so với tỷ lệ 25% trong một cuộc Khảo sát Doanh nghiệp năm 2017. Theo CNA, những diễn biến này cho thấy Nhật Bản có thể đang dần giải quyết mức lương không ổn định trong nhiều thập kỷ. Ông Koya Miyamae- Nhà kinh tế cấp cao của SMBC Nikko Securities, cho biết: “Tình trạng thiếu lao động đã khiến ngày càng nhiều công ty phải tăng lương mặc dù vẫn đang diễn ra dần dần. Bây giờ mới chỉ là bước khởi đầu, khi dân số ngày càng già đi và giảm dần, động lực tăng lương sẽ bùng nổ".
Có tới 54% các công ty tham gia khảo sát cho biết họ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lao động. Sự thiếu hụt rõ rệt nhất là ở các công ty không phải là nhà sản xuất khi 59% trong số các đơn vị này cho biết họ bị siết chặt về nhân sự. “Chúng tôi không thể làm gì để đảm bảo lượng lao động cần thiết”- Một quản lý khác tại một cửa hàng bán buôn cho biết.
Các công ty cũng kêu gọi xây dựng một môi trường làm việc tốt hơn, bao gồm tuyển dụng liên tục và tăng tuổi nghỉ hưu để khuyến khích người cao tuổi làm việc cho đến những năm cuối đời.
Tuy nhiên, cuộc khảo sát cũng cho biết tăng lương cao hơn vẫn chưa phải là chiến thuật phù hợp với toàn bộ các công ty. Số hóa đang được coi là giải pháp phổ biến nhất trong số nhiều biện pháp mà các công ty nói rằng họ đang sử dụng để giải quyết tình trạng khủng hoảng lao động. Có tới 59% người được hỏi đã chọn thực hiện cải tiến kỹ thuật số và các biện pháp khác để tiết kiệm nhân lực và đối phó với mức chi phí tăng cao hiện tại.
Theo đánh giá, nguồn lao động đang giảm dần đã là mối quan tâm trong nhiều năm qua ở nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới và là một câu chuyện cảnh báo cho các nền kinh tế tiên tiến khác, bao gồm cả ở châu Âu. Trong khi đó, các nhà hoạch định chính sách nước này không cho phép nhập cư với số lượng lớn.Tổng cộng 19% DN cho biết họ đang thu hút lao động nước ngoài, đã tăng thêm một chút so với 13% trong cuộc khảo sát năm 2017. Trong khi đó, 3/4 công ty cho biết họ muốn Chính phủ của ông Kishida triển khai một đợt kích cầu lớn khác để giúp nền kinh tế đối phó với tình trạng chi phí sinh hoạt tăng cao.
Có tới 44% các công ty cho biết họ muốn Chính phủ thực hiện các biện pháp kích thích tài khóa mới và 20% bày tỏ rằng họ muốn thấy có thêm các biện pháp kích thích tiền tệ. Những ý kiến này cũng ra tín hiệu rằng chương trình nới lỏng tiền tệ quy mô lớn của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản dường như không còn nhận được nhiều sự ủng hộ nữa. Kết quả khảo sát lần này cũng được công bố trong bối cảnh Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Nhật Bản tính đến tháng 6 năm nay tăng quý thứ ba liên tiếp. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng tình hình đại dịch Covid-19 lại bùng lên và nguy cơ suy thoái của nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc đã phủ mờ triển vọng tăng trưởng này.
Trong cuộc khảo sát trên, đại đa số các công ty Nhật Bản cũng nhận thấy sự tái bùng phát của Covid-19 đã gây ra nhiều rủi ro cho nền kinh tế nước này và có thể khiến nền kinh tế đi xuống trong nửa cuối của năm tài chính hiện tại, tính đến tháng 3/2023.
PV
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
BHXH Việt Nam chung tay với phong trào “Cả nước chung tay ...
Tiếp nối Chương trình “Không để ai bị bỏ lại phía sau – ...
Khối Thi đua số I: Đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với thực ...
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?