BHXH các tỉnh cụm 8 (BHXH Việt Nam): Chủ động, linh hoạt, sáng tạo, phấn đấu thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao
26/08/2022 10:55 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Sáng 26/8/2022, Đoàn Công tác số 4 của BHXH Việt Nam do Phó Tổng Giám đốc Lê Hùng Sơn làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với BHXH các tỉnh trong cụm số 8 gồm: Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc liêu, Cà Mau nhằm đôn đốc tổ chức thực hiện, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác thu, thu nợ, phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BHTN; công tác khám, chữa bệnh BHYT.
Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Lê Hùng Sơn phát biểu chỉ đạo Hội nghị
Tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo một số đơn trực thuộc BHXH Việt Nam gồm: Ban Thực hiện chính sách BHXH; Ban Thực hiện chính sách BHYT; Ban Quản lý Thu - Sổ, Thẻ; Vụ Thanh tra, Kiểm tra; Trung tâm Giám định và Thanh toán đa tuyến, Trung tâm Truyền thông.
Kết quả nổi bật về số người tham gia BHXH bắt buộc
Theo Báo cáo của BHXH các tỉnh cụm số 8, thực hiện Quyết định số 546/QĐ-TTg ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ giao chỉ tiêu thực hiện bao phủ BHYT giai đoạn 2022-2025, BHXH các tỉnh đã tham mưu với UNND tỉnh thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn. Đồng thời, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của BHXH Việt Nam, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo kịp thời đồng bộ, trách nhiệm của từng ngành, cấp ủy, UBND các cấp xác định thực hiện nhiệm vụ thu, thu nợ và phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BHTN là nhiệm vụ chính trị của ngành, đơn vị, địa phương.
07 những tháng đầu năm 2022, công tác phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BHTN cũng như công tác thu và đôn đốc thu hồi nợ BHXH, BHYT đã đạt được những kết quả quan trọng, nhất là công tác phát triển người tham gia BHXH bắt buộc. Một số BHXH tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình. Đặc biệt, những đối tượng yếu thế như người cận nghèo, người dân ảnh hưởng Quyết định 861/QĐ-TTg đều được UBND các tỉnh hỗ trợ kinh phí tham gia BHYT.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, lãnh đạo BHXH các tỉnh cho rằng, do chính sách BHXH tự nguyện chưa hoàn thiện, còn nhiều bất cập nên việc đạt chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH tự nguyện những tháng cuối năm hết sức khó khăn. Quyết định số 861/QĐ-TTg cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc mở rộng và phát triển người tham gia BHYT hộ gia đình dẫn đến khó khăn trong tiến trình thực hiện BHYT toàn dân. Vẫn còn tình trạng một số đơn vị tại một số tỉnh không thực hiện kết luận sau thanh tra, kiểm tra, không nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính mặc dù cơ quan BHXH đã đôn đốc, nhắc nhở nhiều lần, nguyên nhân là do chưa có chế tài xử lý nghiêm khắc đối với các đơn vị không chấp hành. Chất lượng dịch vụ ở một vài cơ sở y tế, đặc biệt là ở tuyến cơ sở vẫn chưa hiệu quả và cần được cải thiện, nhất là tình trạng thiếu hụt đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Một số cơ sở KCB công lập trên địa bàn tỉnh đang xảy ra tình trạng thiếu thuốc điều trị do chậm trễ trong công tác đấu thầu mua thuốc.
Tại Cần Thơ, Giám đốc BHXH Thành phố cho biết, hiện nay, việc quyết toán năm 2021 chưa hoàn tất, ảnh hưởng đến số liệu mang sang quý I/2022 và phần mềm quyết toán chưa thực hiện đưa đến chậm trễ quyết toán chi phí KCB BHYT quý I, quý II.2022. Ngoài ra, Cần Thơ còn gặp khá nhiều khó khăn về việc đấu thầu, mua sắm và thanh toán chi phí thuốc cho người bệnh có thẻ BHYT; tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế tại một số khu vực, bệnh viện. Công tác thanh tra, kiểm tra đã được đẩy mạnh, tuy nhiên do việc phục hồi các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sau Covid còn nhiều khó khăn tình trạng nợ BHXH, BHYT, BHTN vẫn tồn tại.
07 tháng triển khai thực hiện hợp đồng KCB BHYT, BHXH tỉnh Bạc Liêu gặp khó khăn trong công tác quản lý, kiểm tra, giám sát các cơ sở KCB trên địa bàn các huyện, thị xã. Bên cạnh đó, vật tư y tế sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh trên điạ bàn tỉnh Bạc Liêu chưa có đấu thầu tập trung nên giá vật tư y tế có sự chênh lệch giữa các cơ sở KCB trong cùng địa bàn tỉnh.
Tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Cà Mau vẫn xảy ra tình trạng thiếu thuốc, VTYT cục bộ làm ảnh hưởng quyền lợi bệnh nhân và thanh quyết toán BHYT.
Trưởng Ban Quản lý Thu - Sổ, thẻ Dương Văn Hào đề nghị BHXH các tỉnh cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về công tác phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình
Trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, một số cấp ủy, địa phương chưa quan tâm sâu sát trong chỉ đạo, phối hợp tạo điều kiện cho cơ quan BHXH tiếp cận tuyên truyền, vận động dẫn đến tỷ lệ bao phủ BHXH, BHYT chưa đạt theo các Nghị quyết đã đề ra. Việc tổ chức đấu thầu thuốc riêng rẽ tại từng cơ sở KCB nên cần phải huy động nhiều nhân lực để tham gia đấu thầu thuốc, việc này ảnh hưởng rất nhiều đến công tác chuyên môn khác của Ngành. Bên cạnh đó, một số mặt hàng không có Công ty tham gia đấu thầu dẫn đến thiếu thuốc, VTYT, hóa chất.
Lãnh đạo BHXH các địa phương báo cáo tại buổi làm việc
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Trà Vinh rất nhiều trường hợp học sinh có quốc tịch nước ngoài về tạm trú cùng ông/bà để đi học, nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Tại một số cơ sở KCB sau dịch bệnh có xảy ra thiếu thuốc phục vụ người bệnh.
BHXH các tỉnh kiến nghị BHXH Việt Nam sớm sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn quy trình nghiệp vụ. Đồng thời, mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao năng lực giám định, đấu thầu cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại BHXH các tỉnh. Đặc biệt, bổ sung nhân lực làm công tác giám định cho BHXH cấp huyện… Đối với công tác Tổ chức Hội nghị khách hàng, đề xuất BHXH Việt Nam nghiên cứu, xem xét cho cơ chế phối hợp các đơn vị tổ chức sự kiện để tổ chức đảm bảo tính chuyên nghiệp và phù hợp với nguồn nhân lực của BHXH địa phương.
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc
Tại Hội nghị, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong công tác thu, phát triển người tham gia, khám chữa bệnh BHYT tại các địa phương với những số liệu, so sánh trên toàn quốc; đồng thời, cũng có những giải đáp, hướng dẫn địa phương về các lĩnh vực này.
Lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam phát biểu tại buổi làm việc
Trưởng Ban Quản lý Thu - Sổ, thẻ Dương Văn Hào cho rằng, đứng trước nguy cơ giảm sâu về phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BHXH các tỉnh cần thực hiện đồng bộ các giải pháp. Theo đó, BHXH các tỉnh cần chủ động bám sát các doanh nghiệp trên địa bàn; tăng cường hơn nữa trong công tác phối hợp, chia sẻ dữ liệu với cơ quan thuế; mở các hội nghị tư vấn, đối thoại trực tiếp, trong đó, mời các Ngành liên quan tham gia như công an… để phát triển BHXH bắt buộc.
Đối với phát triển BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình cần chủ động và linh hoạt hơn cũng như quan tâm đến công tác tham mưu để chính quyền địa phương giao chỉ tiêu phát triển tới tận cơ sở. BHXH các tỉnh cũng cần đẩy mạnh, phân công cán bộ theo dõi tình hình hoạt động của các tổ chức dịch vụ thu, phát triển người tham gia BHXH tại các quận, huyện và đánh tình hình thực hiện trên địa bàn. Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT. Cụm số 8 gồm các tỉnh bị ảnh hưởng bởi Quyết định 861/QĐ-TTg, chính vì vậy, BHXH các tỉnh cần kiến nghị địa phương sớm xem xét cân đối, hỗ trợ từ ngân sách địa phương đối để tăng tỷ lệ người thuộc hộ cận nghèo tham gia BHYT để đảm bảo mục tiêu thực hiện BHYT toàn dân; ưu tiên nguồn kinh phí hỗ trợ thêm cho người tham gia từ việc vận động kinh phí từ các mạnh thường quân và nguồn xã hội hóa… Bên cạnh đó, ông Hào cũng khẳng định công tác thanh tra, kiểm tra đang mang lại hiệu quả tốt, chính vì vậy, cần tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường.
Đối với lĩnh vực BHYT, cần sử dụng quỹ KCB BHYT tiết kiệm, hiệu quả trên cơ sở nguồn dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao. Đặc biệt, cần giám sát việc đảm bảo quyền lợi KCB BHYT cho người dân, tránh tình trạng yêu cầu người bệnh có thẻ BHYT phải mua ngoài, mua thêm những loại thuốc, vật tư y tế trong danh mục được quỹ BHYT thanh toán. Đồng thời, tạm ứng, thanh quyết toán chi phí KCB BHYT, đảm bảo nguồn kinh phí phục vụ công tác KCB, không để người bệnh tự chi trả chi phí KCB BHYT trong phạm vi quyền lợi được hưởng.
Về công tác thanh tra, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh tra - Kiểm tra Phạm Tuấn Cường cho rằng, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành, thanh tra chuyên ngành, thanh tra đột xuất tại các đơn vị, doanh nghiệp nợ đọng, có dấu hiệu lạm dụng, trục lợi BHXH, BHYT, BHTN với số tiền lớn; kịp thời xử lý, kiến nghị xử lý triệt để các hành vi vi phạm pháp luật BHXH, BHYT, BHTN.
Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật BHXH, BHYT của BHXH tỉnh các tỉnh tại cúm 8 trong thời gian qua đã bám sát nội dung và các định hướng của Ngành. 4 tháng cuối năm 2022 là giai đoạn nước rút, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Nguyễn Thu Hương đề nghị BHXH các tỉnh, thành phố cần tập trung cao độ để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Theo đó, cần tổ chức đợt truyền thông cao điểm thi đua nước rút tập trung vào sự nỗ lực, quyết tâm, các giải pháp cấp bách, cách làm hay, sáng kiến, kinh nghiệm để thi đua phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao trong toàn Ngành. Tăng cường thực hiện các hoạt động ra quân, truyền thông trực tiếp, phát huy vai trò của nhân viên tổ chức dịch vụ thu trong việc thực hiện hình thức truyền thông nhóm nhỏ, lồng ghép phát tờ rơi...
Tiếp tục thực hiện rà soát, phân loại đối tượng, lập danh sách người dân chưa tham gia BHXH, BHYT để có hình thức truyền thông phù hợp. Kết hợp tốt truyền thông chính sách với công tác thiện nguyện thông qua vận động các nhà hảo tâm và các đơn vị, tổ chức liên quan tặng thẻ BHYT, sổ BHXH cho người dân, nhất là người dân có hoàn cảnh khó khăn. Tăng cường phối hợp với các cơ quan truyền thông tuyên truyền chính sách BHXH qua số lượng tin, bài, chuyên mục, phóng sự để định hướng dư luận, tạo thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện truyền thông một cách hiệu quả. Phát huy hiệu quả của công tác truyền thông qua mạng xã hội và Hệ thống truyền thanh cơ sở. Thường xuyên báo cáo UBND tỉnh về tình hình phát triển BHXH, BHYT, nhất là BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình trên địa bàn.
Tăng cường truyền thông phát triển BHYT học sinh, sinh viên nhân dịp đầu năm học mới 2022-2023, trong đó tích cực truyền thông việc triển khai các chính sách hỗ trợ cho HSSV trên địa bàn các tỉnh, thành phố. Đẩy mạnh truyền thông lợi ích, giá trị nhân văn của chính sách BHYT; việc phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác KCB BHYT, thiếu thuốc, vật tư y tế; ...
Triển khai thực hiện hiệu quả các giải pháp
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Tổng Giám đốc Lê Hùng Sơn ghi nhận và đánh giá cao một số kết quả nổi bật mà BHXH các tỉnh thuộc cụm số 8 đạt được 07 tháng đầu năm, nhất là việc phát triển người tham gia BHXH bắt buộc. Riêng BHXH tỉnh Bến Tre, Phó Tổng Giám đốc cho rằng, cách làm trong việc huy động nguồn lực xã hội hóa mua thẻ BHYT cho 100% người cận nghèo trong toàn tỉnh, giảm dần phụ thuộc vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước là rất hiệu quả và cần được nhân rộng trong toàn quốc.
Về những khó khăn trong công tác phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, Phó Tổng Giám đốc Lê Hùng Sơn yêu cầu BHXH các địa phương khẩn trương tham mưu chính quyền tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá công tác thực hiện chính sách BHXH, BHYT và giao chỉ tiêu đến cơ sở; nhận định tiềm năng phát triển BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, BHYT HSSV một cách bền vững.
Đối với công tác khám chữa bệnh BHYT, tiếp tục giám sát chặt chẽ hoạt động khám chữa BHYT của các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn, kịp thời phát hiện tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ khám chữa bệnh BHYT; phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc thiếu thuốc, vật tư y tế, đảm bảo quyền lợi của người bệnh BHYT.
Các địa phương chú trọng công tác sàng lọc các đơn vị, doanh nghiệp nợ đọng kéo dài và lựa chọn hình thức thanh tra, kiểm tra phù hợp với từng đơn vị; linh hoạt các phương pháp triển khai, đảm bảo thu hồi được tối đa các khoản nợ BHXH, BHYT, BHTN. Hằng tháng báo cáo BHXH Việt Nam, cấp uỷ, chính quyền địa phương về tình hình nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN của các đơn vị sử dụng lao động, kiến nghị, đề xuất các biện pháp xử lý; tập trung đẩy mạnh thanh tra đột xuất đối với những đơn vị nợ thời gian dài, đặc biệt tại các đơn vị có số nợ lớn, kiên quyết phối hợp xử lý, chấn chỉnh các cá nhân, đơn vị vi phạm chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT.
Chủ động hơn nữa trong công tác truyền thông phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BHTN để đạt hiệu quả cao hơn. Trong đó, lưu ý truyền thông lợi ích của BHYT HSSV và tác hại nhận BHXH một lần. Chú trọng trong công tác truyền thông theo nhóm, truyền thông trực tuyến trên mạng xã hội và các lễ ra quân. Đồng thời, lan tỏa cách làm hay, mô hình hiệu quả trong việc phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình. Đặc biệt, cần tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương đối với công chức, viên chức trong thực thi công vụ; nâng cao ý thức văn hóa công sở trong giao tiếp, ứng xử với các tổ chức, cá nhân đến giao dịch làm việc, bảo đảm giải quyết đúng và kịp thời các chế độ cho người tham gia và thụ hưởng…
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
BHXH Việt Nam chung tay với phong trào “Cả nước chung tay ...
Tiếp nối Chương trình “Không để ai bị bỏ lại phía sau – ...
Khối Thi đua số I: Đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với thực ...
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?