9 yếu tố nguy cơ sau nhiễm COVID-19 ở trẻ em
07/07/2022 09:27 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Theo Bộ Y tế việc chẩn đoán và điều trị sau nhiễm COVID-19 ở trẻ em nhằm loại trừ biến chứng nặng ảnh hưởng tính mạng; hỗ trợ chẩn đoán phân biệt hội chứng sau nhiễm COVID-19 với các bệnh lý khác...
Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sau nhiễm COVID-19 ở trẻ em. Hướng dẫn này áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhà nước và tư nhân trên cả nước.
9 yếu tố nguy cơ sau nhiễm COVID-19 ở trẻ em (Ảnh minh họa - nguồn internet)
Tại hướng dẫn này, Bộ Y tế nêu rõ đa số trẻ nhiễm COVID-19 sẽ không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ. Sau khi khỏi bệnh, một số trẻ có hội chứng sau nhiễm COVID-19 cấp tính - gọi là hội chứng sau nhiễm COVID-19 ở trẻ em.
Bộ Y tế cho biết, việc chẩn đoán hội chứng sau nhiễm COVID-19 ở trẻ em khi có đủ 3 tiêu chuẩn:
- Các triệu chứng xuất hiện sau nhiễm SARS-CoV-2 cấp tính ≥ 4 tuần.
- Khi trẻ đã khỏi bệnh COVID-19.
- Các triệu chứng này không giải thích được bởi bất kỳ chẩn đoán nào khác.
Hội chứng sau nhiễm Covid-19 bao gồm:
- Triệu chứng hô hấp là thường gặp nhất.
- Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em ít gặp nhưng nặng cần nhập cấp cứu. Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em xuất hiện sau mắc Covid-19 khoảng 02 - 06 tuần:
+ Sốt
+ Tăng các chỉ số viêm (CRP ≥ 5 mg/L, máu lắng, procalcitonin)
+ Tổn thương ≥ 2 cơ quan (da niêm, tiêu hóa, tim mạch, thận, hô hấp, huyết học, thần kinh)
Các yếu tố nguy cơ sau nhiễm COVID-19 ở trẻ em:
- Trẻ dư cân, béo phì
- Trẻ lớn > 6 tuổi
- Giới: nữ
- Có bệnh nền, bệnh lý mạn tính
- Tiền sử dị ứng, hen, cơ địa dị ứng
- Điều trị trước đó có thở máy, hồi sức sốc, lọc máu, ECMO, nằm khoa hồi sức cấp cứu.
- Chưa tiêm chủng vaccine COVID-19
- COVID-19 nặng
- Nằm viện kéo dài
Cũng tại hướng dẫn này, Bộ Y tế nêu rõ hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C) đối với trẻ sau mắc COVID-19 khoảng 2-6 tuần khi có dấu hiệu sốt và có tăng các chỉ số viêm (CRP ≥ 5 mg/L, máu lắng, procalcitonin) và tổn thương ≥ 2 cơ quan (da niêm, tiêu hóa, tim mạch, thận, hô hấp, huyết học, thần kinh).
Đồng thời tại hướng dẫn này, Bộ Y tế nhấn mạnh: Chỉ định các xét nghiệm/thăm dò cận lâm sàng tùy theo từng người bệnh, dựa trên các dấu hiệu/triệu chứng lâm sàng ở thời điểm thăm khám và định hướng chẩn đoán/chẩn đoán phân biệt. Mục tiêu chính là loại trừ biến chứng nặng ảnh hưởng tính mạng; hỗ trợ chẩn đoán phân biệt hội chứng sau nhiễm nhiễm COVID-19 với các bệnh lý khác.
Hướng dẫn của Bộ Y tế cũng nhấn mạnh, tiêm vaccine phòng COVID-19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế để bảo vệ trẻ trong dịch bệnh COVID-19./.
PV
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Công tác thanh tra kiểm tra ngành BHXH Việt Nam: Đảm bảo ...
Khối Thi đua số V: Tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi ...
Bản tin Audio số 47 - Tuần 3 tháng 1/2025
BHXH Việt Nam chung tay với phong trào “Cả nước chung tay ...
Tiếp nối Chương trình “Không để ai bị bỏ lại phía sau – ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?