Thực hiện BHYT trong quân đội – Góp phần thực hiện BHYT toàn dân
30/06/2018 01:46 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Theo sự phát triển chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước ta, chính sách BHYT đối với quân nhân, người lao động trong Quân đội và thân nhân quân nhân, thân nhân công nhân và viên chức quốc phòng ngày càng hoàn thiện; chất lượng chăm sóc sức khỏe và khám bệnh, chữa bệnh tiếp tục được nâng cao, góp phần ổn định tư tưởng bộ đội, chăm lo chính sách hậu phương quân đội.
Tọa đàm Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách BHXH, BHYT trong quân đội.
Chuyển đổi cơ chế bảo đảm tài chính y tế từ ngân sách nhà nước sang Quỹ BHYT Từ đầu những năm 1980, tình hình kinh phí cho hoạt động chăm sóc y tế nhân dân nói chung, người lao động nói riêng ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KCB) rất khó khăn; trong khi nhu cầu KCB, củng cố, nâng cấp trang thiết bị y tế, hạ tầng ngày càng tăng cả về trình độ, năng lực chuyên môn và cơ sở vật chất. Để giải quyết khó khăn này, Nhà nước đã cho phép các cơ sở KCB thu một phần viện phí, được huy động, quyên góp thêm từ các nguồn tài chính khác cho chăm sóc sức khỏe và KCB. Các biện pháp này trước mắt đã giảm bớt khó khăn nhưng không cơ bản, không giải quyết căn bản nguồn tài chính thiếu hụt phục vụ cho nhu cầu KCB ngày càng tăng của nhân dân.
Năm 1989, Bộ Y tế đã tiến hành thí điểm thực hiện BHYT ở một số địa phương. Đến năm 1990, được sự đồng ý của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ),các địa phương đồng loạt tiến hành triển khai thực hiện thí điểm BHYT; đồng thời với đó, Bộ Y tế chủ trì phối hợp với các bộ, ngành đề xuất, xây dựng dự thảo văn bản pháp luật về thực hiện BHYT ở Việt Nam.Mặc dù thời gian thí điểm BHYT ngắn nhưng kết quả bước đầu đã chứng tỏ đây là một hướng đi đúng đắn, phù hợp với xu thế của các nước trên thế giới. Với ý nghĩa nhân văn “đảm bảo công bằng và nhân đạo xã hội trong lĩnh vực bảo vệ sức khoẻ nhân dân”, việc thực hiện BHYT là cần thiết, nhằm động viên khả năng đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân, nâng cao hiệu quả KCB; ngày 15/8/1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký ban hành Điều lệ BHYT kèm theo Nghị định số 299-HĐBT. Đây được coi là văn bản đầu tiên, chính thức triển khai thực hiện chính sách BHYT ở nước ta, có sự quản lý, chỉ đạo, điều hành của Nhà nước.
Cải thiện việc tiếp cận dịch vụ y tế
Thực hiện BHYT nhằm huy động sự đóng góp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hình thành quỹ BHYT, cùng với ngân sách nhà nước bảo đảm cho ngành y tế nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, KCB cho người tham gia BHYT; giảm bớt gánh nặng về tài chính, nhất là người mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo, sử dụng các dịch vụ kỹ thuật y tế cao, hiện đại, điều trị dài ngày theo nguyên tắc chia sẻ rủi ro và chi trả trước qua quỹ BHYT, đồng thời góp phần thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ, thông qua tái phân phối thu nhập qua mức đóng BHYT theo phần trăm (%) thu nhập của người tham gia BHYT. Để thực hiện được mục tiêu này, bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách BHYT thông qua sửa đổi, bổ sung, cải cách, đổi mới các quy định của Chính phủ về chế độ, phạm vi, quyền lợi, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến BHYT, với 2 hình thức thực hiện BHYT là bắt buộc và tự nguyện (đến năm 2015, chỉ còn một hình thức BHYT bắt buộc, theo quy định của Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014); hệ thống tổ chức BHYT được thành lập và đi vào hoạt động ở các tỉnh, thành phố và các bộ, ngành, từ Trung ương đến địa phương. Năng lực chuyên môn, ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ của các cơ sở KCB ngày một nâng cao, đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển BHYT.
Số bao phủ BHYT theo tỷ lệ dân số ngày càng tăng. Nếu tính năm 2005, chỉ có 28,77% người dân có BHYT thì năm 2010 tỷ lệ này là 58,45% và tính đến tháng 12/2017 có gần 81 triệu người tham gia BHYT, chiếm 86,4% (vượt 4,2% so với chỉ tiêu Chính phủ giao theo Quyết định số 1167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Toàn quốc có trên 1.600 cơ sở y tế công lập, 400 cơ sở y tế ngoài công lập (bao gồm cả các bệnh viện, bệnh xá quân y)tham gia KCB BHYT. Về KCB và chi KCB từ quỹ BHYT: năm 2015, có trên 130 triệu lượt người KCBBHYT, chi khoảng 49,8 nghìn tỷ đồng; năm 2016 là 144 triệu lượt (tăng 13%), chi 70,01 nghìn tỷ đồng (tăng 44,6%) và năm 2017, có 168,2 triệu lượt (tăng 10% so với năm 2016), chi KCB vượt trên khoảng 10.000 tỷ đồng so với năm 2016.
BHXH Bộ Quốc Phòng kỷ niệm 10 năm ngày truyền thống và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì.
Triển khai thực hiện BHYT trong Quân đội
Về đối tượng tham gia BHYT: Bắt đầu triển khai thực hiện BHYT bắt buộc đối với người lao động thuộc các doanh nghiệp quân đội (Nghị định số 299-HĐBT ngày 15/8/1992); thân nhân của sĩ quan đang tại ngũ (Nghị định số 63/2002/NĐ-CP ngày 18/6/2002); thân nhân của quân nhân chuyên nghiệp (Nghị định số 18/2007/NĐ-CP ngày 01/02/2007); thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ (Nghị định số 106/2007/NĐ-CP ngày 22/6/2007); thân nhân của công nhân và viên chức quốc phòng (Nghị định số 151/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016). Năm 2014, Luật BHYT sửa đổi, bổ sung, quy định quân nhân tại ngũ tham gia BHYT. Đây là điểm mốc quan trọng, chính thức khẳng định trách nhiệm của Bộ Quốc phòng (BQP) trong triển khai thực hiện pháp luật về BHYT đối với 100% quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng, người lao động và thân nhân của quân nhân, thân nhân công nhân và viên chức quốc phòng; đồng thời đánh dấu chuyển đổi cơ chế, phương thức chăm sóc sức khỏe, KCB của quân nhân từ ngân sách nhà nước sang quỹ BHYT, góp phần thực hiện BHYT toàn dân theo chủ trương của Đảng, Nhà nước.
Về phương thức tổ chức thực hiện: BHYT trong Bộ Quốc phòng từng bước được thay đổi cho phù hợp với yêu cầu phát triển đối tượng tham gia BHYT và hoạt động quân sự - quốc phòng. Từ năm 2009 trở về trước, việc mua và cấp thẻ BHYT đối với người lao động, thân nhân quân nhân do các đơn vị cấp Trung đoàn và tương đương thực hiện trực tiếp với cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) địa phương, nơi đơn vị đóng quân. Phương thức này giao quyền chủ động cho các đơn vị thực hiện chính sách BHYT, song đã bộc lộ một số bất cập, như: không đạt tỷ lệ 100% đối tượng tham gia; không đủ thời hạn sử dụng thẻ (12 tháng hoặc bằng thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự, tính từ ngày mua thẻ BHYT); lập, cấp trùng thẻ (1 thân nhân có 2 - 3 thẻ BHYT do quân nhân ở các đơn vị khác nhau); không quản lý được nguồn thu do ngân sách nhà nước đóng mua thẻ BHYT; không bảo đảm được bí mật trong lĩnh vực BHXH, BHYT theo quy định của Chính phủ...
Để khắc phục những khó khăn trong việc mua, cấp và quản lý thẻ BHYT, ngay sau khi được thành lập (tháng 5/2008), cơ quan BHXH Bộ Quốc phòng đã thực hiện thí điểm cấp thẻ BHYT đối với 100% lao động hợp đồng có chỉ tiêu và thân nhân quân nhân của một số đơn vị. Qua đó nổi lên các ưu thế vượt trội: quản lý được đối tượng tham gia BHYT, đồng nghĩa với việc quản lý được thu, nộp BHYT; thẻ BHYT có đủ thời hạn sử dụng theo đúng thời hạn phục vụ tại ngũ của Luật Nghĩa vụ quân sự (đối với hạ sĩ quan, binh sĩ); thời hạn sử dụng thẻ 24 tháng thay cho 12 tháng như trước đây nên tiết kiệm được khá nhiều về thời gian cấp thẻ và chi phí cho thủ tục, hồ sơ, in phôi thẻ.
Từ năm 2010, BHXH Bộ Quốc phòng thực hiện thu, cấp thẻ BHYT đối với 100% người lao động ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và thân nhân quân nhân toàn quân và tiếp tục phát huy thế chủ động trong quản lý, cấp thẻ BHYT, bảo đảm không trùng cấp (đối tượng do ngân sách nhà nước mua thẻ BHYT); thu hồi được ngay thẻ của những trường hợp không tiếp tục tham gia (tiết kiệm ngân sách nhà nước); cân đối, điều tiết thẻ về các cơ sở quân y KCB BHYT; xác định rõ ràng hơn về trách nhiệm trong quản lý, sử dụng quỹ KCB BHYT; quản lý chặt chẽ thông tin (đối với quân nhân tham gia BHYT).
Như vậy, xét trên lĩnh vực thực hiện chế độ, chính sách BHYT trong Quân đội thì việc có một cơ quan chuyên nghiệp như BHXH Bộ Quốc phòng là hoàn toàn phù hợp, đúng đắn, hiệu quả, thiết thực. Thêm nữa, đã chủ động trong việc ký kết hợp đồng KCB BHYT với các cơ sở quân y - khác hoàn toàn với trước đây, hoạt động y tế do ngân sách nhà nước bảo đảm; duy trì hệ thống quân y trong thời bình, góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, trang thiết bị y tế, tạo nguồn lực y tế cho các tình huống.
Trong thời gian tới công tác BHYT tiếp tục đặt ra những yêu cầu cao hơn về phương thức tổ chức, trách nhiệm trong bảo đảm quyền lợi chăm sóc sức khỏe và KCB của người tham gia BHYT, trong đó có đối tượng quân nhân tại ngũ. Nhiệm vụ thực hiện chính sách BHYT trong Quân đội còn gặp rất nhiều khó khăn: đối tượng tham gia BHYT lớn, phân bổ rộng khắp trên toàn quốc (cả biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa); áp lực về thời gian lập, cấp thẻ ngày càng lớn; quản lý quỹ BHYT luôn là bài toán cân đối với mức đóng góp. Do đó, trước hết cần nhận thức, đánh giá đúng vai trò, trách nhiệm của cơ quan BHXH, của người trực tiếp thực hiện chế độ, chính sách BHYT để củng cố, xếp sắp lực lượng phù hợp; phân cấp, phân quyền, gắn kết trách nhiệm trong lập, cấp, quản lý, sử dụng thẻ BHYT; quản lý, sử dụng quỹ KCB BHYT; nhanh chóng ứng dụng mạnh công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức thực hiện chính sách BHYT có hiệu quả. Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp nêu trên sẽ tiếp tục khẳng định BHYT là một chính sách lớn, trụ cột chính trong hệ thống chính sách an sinh xã hội của Đảng, Chính phủ, là loại hình bảo hiểm đặc biệt, mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc, góp phần quan trọng thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, chăm lo đời sống nhân dân./.
Đại tá Lưu Mạnh Hùng - Trưởng Phòng BHYT, BHXH Bộ Quốc phòng
Chi tiết >>
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị Giao ban trực ...
BHXH tỉnh Phú Thọ: Tăng cường các giải pháp thực hiện công ...
Tiếp nhận và bổ nhiệm Phó Chánh Văn phòng Hội đồng quản lý ...
(Video) BHXH Việt Nam chủ động hội nhập, tăng cường hợp tác ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao năng lực ...
Quy định mới trong quản lý hoạt động khoa học và công nghệ ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?