Tiếp tục hoàn thiện quy định thống nhất giá dịch vụ KCB BHYT giữa các BV cùng hạng trên toàn quốc
25/04/2018 10:13 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Chiều 24/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị xin ý kiến góp ý xây dựng Thông tư sửa đổi Thông tư số 37/2015/TTLT-BYT-BTC, quy định thống nhất giá dịch vụ KCB BHYT giữa các BV cùng hạng trên toàn quốc.
Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn phát biểu tại Hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết: Thời gian qua, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/2/2015 đối với giá dịch vụ BHYT và Thông tư số 02 ngày 15/3/2017 cho giá dịch vụ ngoài BHYT; trong đó đã qui định mức giá dịch vụ y tế gồm 2/4 yếu tố là chi phí trực tiếp và tiền lương, chưa tính chi phí quản lý và khấu hao tài sản.
Chính phủ đã chỉ đạo ngành y tế thực hiện từng bước, thận trọng, có lộ trình, không thực hiện đồng loạt ở tất cả các tỉnh, thành phố nên đã vừa điều chỉnh được giá nhưng vẫn thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, không gây xáo trộn, thúc đẩy lộ trình BHYT toàn dân. Đến nay, cả nước đã thực hiện mức giá dịch vụ y tế bao gồm chi phí trực tiếp và tiền lương, bảo đảm công bằng trong chi trả chi phí khám chữa bệnh giữa người có thẻ BHYT và không có thẻ BHYT.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn, sau khi ban hành Thông tư 37, do thực tế phát sinh nhiều tình huống và các trường hợp nên sau khi thống nhất với BYT và BHXHVN; Bộ Y tế đã ban hành 3 văn bản hướng dẫn gồm: Công văn 824/BYT-KH-TC ngày 16/2/2016, công văn 1044/BYT-KH-TC ngày 29/2/2016, công văn 7117/BYT-KH-TC ngày 27/9/2016. Bên cạnh đó, có một số đơn vị có lượt khám bệnh/1 bàn khám cao hơn định mức; một số đơn vị có tỉ lệ sử dụng giường bệnh thực tế cao hơn số giường kế hoạch; số lượt chiếu, chụp, chẩn đoán, siêu âm, nội soi tai mũi họng cao hơn định mức tính giá...
Trên cơ sở đề xuất của các đơn vị, địa phương, thời gian qua, Bộ Y tế cùng với Bộ Tài chính và BHXH Việt Nam đã có nhiều cuộc họp bàn về việc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh giá tại Thông tư 37. Phương án sửa đổi đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đồng ý, dự kiến sẽ chia làm 2 giai đoạn.
Cụ thể, giai đoạn 1 sẽ hoàn thành trước 15/5/2018, trong đó hướng dẫn nội dung thanh toán chi phí KCB của một số dịch vụ (khám bệnh, ngày giường bệnh, X-Quang, CT, MRI, siêu âm thường, nội soi tai mũi họng) đối với các đơn vị có số lượng dịch vụ vượt định mức hoặc công suất tính giá. Khảo sát số lượng dịch vụ, cơ cấu giá một số dịch vụ có mức giá chưa phù hợp để điều chỉnh, trước mắt là giá khám bệnh, ngày giường và khoảng 39 dịch vụ (như X-Quang, CT, MRI, siêu âm, nội soi tai mũi họng, y học cổ truyền, xét nghiệm).
Giai đoạn 2, Bộ Y tế cùng với Bộ Tài chính và BHXH Việt Nam sẽ khảo sát tổng thể, nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước để sắp xếp lại số dịch vụ hiện nay, xây dựng định mức và giá của 2.000-3.000 dịch vụ.
Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết, sau hội nghị, Bộ sẽ tiếp tục hoàn thiện để ban hành Thông tư trong tháng 5/2018 theo chỉ đạo của Chính phủ. Những nội dung chưa đồng thuận sẽ để lại để xem xét ban hành bổ sung sau. Trước mắt, Thông tư chỉ điều chỉnh, bổ sung những dịch vụ đã khảo sát và thấy cần điều chỉnh giá. Các dịch vụ còn lại, mặc dù BHXH Việt Nam và các đơn vị, địa phương có đề xuất, nhưng do chưa khảo sát, xây dựng lại định mức, nên sẽ để lại xem xét, điều chỉnh sau.
Do vậy, dự thảo Thông tư trước mắt tổng hợp lại các nội dung hiện đang hướng dẫn thực hiện tại các văn bản hướng dẫn trước đó (Công văn 824/BYT-KH-TC ngày 16/2/2016, công văn 1044/BYT-KH-TC ngày 29/2/2016, công văn 7117/BYT-KH-TC ngày 27/9/2016); điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, ngày giường bệnh và 39 dịch vụ kỹ thuật; hướng dẫn thanh toán đối với một số trường hợp vượt định mức tính giá.
Theo dự thảo Thông tư 37 mà Bộ Y tế đang soạn thảo, giá DVYT hiện đang tính theo mức lương cơ bản là 1,15 triệu đồng. Giá khám bệnh đồng loạt giảm ở các hạng BV so với Thông tư 37 (áp dụng từ ngày 1/7/2016). Trong đó, BV hạng đặc biệt và hạng 1 giảm từ 39.000 đồng/lượt xuống còn 35.000 đồng/lượt; BV hạng 2 giảm từ 35.000 đồng/lượt xuống còn 29.000 đồng/lượt; BV hạng 3 giảm từ 31.000 đồng/lượt xuống còn 23.000 đồng/lượt; BV hạng 4 giảm từ 29.000 đồng/lượt xuống còn 20.000 đồng/lượt... Tuy nhiên, số lượt khám/bàn khám/ngày khám trung bình được tính theo đơn giá này tại BV hạng 2 đã tăng từ 45 lên 55 lượt, BV hạng 3, 4 từ 35-37 lên 55 lượt, trạm y tế xã tạm tính là 30 lượt/ngày.
Quang cảnh Hội nghị.
Về giá ngày giường bệnh, ông Nguyễn Nam Liên - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Y tế) cho biết: Qua kiểm tra, thống kê tại các BV cho thấy, thời gian qua, có những BV kê thêm giường nhưng không có bệnh nhân; không sử dụng hết giường kế hoạch, nhưng vẫn kê thêm. Tuy nhiên, nhiều đơn vị kê thêm giường nhưng không sử dụng. Ông Liên lưu ý, mức tính định mức nhân lực theo giường thực kê không có ý nghĩa, lãnh đạo các sở y tế và BV nên kê đúng công suất giường bệnh, nếu quá tải thì kê thêm, nhưng không để dư thừa.
Trong dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 37, Bộ Y tế dự kiến điều chỉnh giá các BV hạng đặc biệt và hạng 1 tăng lên, còn các BV hạng 2, 3, 4 giảm xuống, tuy nhiên, mức giảm không nhiều. Cụ thể, ở BV hạng đặc biệt giá giường bệnh ở dịch vụ điều trị hồi sức tích cực (ICU) hay ghép tạng, ghép tủy, ghép tế bào gốc được điều chỉnh từ 677.100 đồng/ngày lên 751.000 đồng/ngày; giường bệnh ở hồi sức cấp cứu, chống độc điều chỉnh từ 362.800 đồng/ngày lên 425.100 đồng/ngày... Đối với BV hạng 1, giường bệnh ở dịch vụ điều trị hồi sức tích cực (ICU) hay ghép tạng, ghép tủy, ghép tế bào gốc được điều chỉnh từ 632.200 đồng/ngày lên 710.000 đồng/ngày; giường bệnh ở hồi sức cấp cứu, chống độc điều chỉnh từ 335.900 đồng/ngày lên 404.000 đồng/ngày... Giá giường của trạm y tế xã cũng dự kiến được điều chỉnh từ 54.000 đồng lên 86.000 đồng.
Trong khi trước đó, dựa trên khảo sát của mình, BHXH Việt Nam đề nghị mức giá giường bệnh tại các hạng BV bằng 70% giá của Thông tư 37.
Về điều chỉnh giá các DVKT như: X-Quang, CT, MRI, siêu âm và nội soi tai mũi họng, Bộ Y tế cũng dự kiến điều chỉnh mức tăng lên bằng 120% định mức tính giá của Thông tư 37.
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận và cho ý kiến về các nội dung cần điều chỉnh như: Qui định cụ thể các nội dung chi phí trực tiếp được tính trong mức giá khám bệnh (gồm: găng tay, mũ, khẩu trang, điện nước, duy tu, bảo dưỡng máy...); qui định nội dung xác định số lần và thanh toán tiền khám bệnh trong một số trường hợp cụ thể; việc điều chỉnh giá khám bệnh theo hạng bệnh viện; cách tình ngày nằm viện,.../.
PV
Chi tiết >>
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị Giao ban trực ...
BHXH tỉnh Phú Thọ: Tăng cường các giải pháp thực hiện công ...
Tiếp nhận và bổ nhiệm Phó Chánh Văn phòng Hội đồng quản lý ...
(Video) BHXH Việt Nam chủ động hội nhập, tăng cường hợp tác ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao năng lực ...
Quy định mới trong quản lý hoạt động khoa học và công nghệ ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?