Kêu gọi tăng cường viện trợ cho 3 dịch bệnh nguy hiểm xuyên quốc gia
31/10/2017 08:57 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Quỹ Chăm sóc sức khỏe AIDS Hoa Kỳ (AHF) kêu gọi các nước tăng cường viện trợ cho Quỹ Toàn cầu Phòng, chống AIDS, lao và sốt rét.
Các đại biểu tham gia tọa đàm gặp mặt các tổ chức xã hội dân sự, kêu gọi tăng cường viện trợ cho Quỹ Toàn cầu Phòng, chống AIDS, lao và sốt rét.
Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS, lao và sốt rét (Quỹ Toàn cầu) là một tổ chức gây quỹ đa dạng đứng đầu thế giới với mục tiêu chống lại 3 căn bệnh nguy hiểm xuyên quốc gia. Các thành viên của nhóm G8 và các quốc gia hỗ trợ thành lập Quỹ Toàn cầu từ đầu những năm 2000.
Thời gian qua, các chương trình hỗ trợ của Quỹ Toàn cầu đã mang lại những kết quả ấn tượng: 22 triệu người được cứu sống; 11 triệu người đang được điều trị ARV; 17,4 triệu người mắc lao được điều trị; gần 3,5 triệu bà mẹ đã tiếp cận với điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; 795 triệu chiếc màn tẩm thuốc chống muỗi được cấp phát...
Tuy nhiên, những năm gần đây, nguồn tài trợ cho Quỹ Toàn cầu đang ngày càng bị cắt giảm. Tháng 10/2016, Quỹ Toàn cầu đã tổ chức Hội nghị gây quỹ để các nước công bố cam kết tài trợ mới, được gọi là Hội nghị tài trợ bổ sung lần thứ 5. Nhưng nguồn tài trợ vẫn không có gì thay đổi. Nếu như không có sự đẩy mạnh nguồn tài trợ, đến năm 2020, thế giới sẽ đứng trước nguy cơ đánh mất những thành tựu và tiến độ đã đạt được trong cuộc chiến chống AIDS cũng như lao, sốt rét 15 năm qua.
Báo cáo của Chương trình Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) cho thấy, nếu nguồn tài trợ không được tăng cường thì năm 2030 sẽ có 21 triệu người chết, 28 triệu ca nhiễm mới vì AIDS và thế giới sẽ phải chi thêm 24 tỷ USD/ hàng năm cho việc điều trị ARV đến năm 2030.
Bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Trưởng đại diện AHF tại Việt Nam cho biết: Tháng 10/2016, AHF đã tái khởi động Chiến dịch "Xin tiền cho quỹ - Fund and Fund" với nội dung kêu gọi 3 nước Trung Quốc, Nhật và Đức tăng nguồn tài trợ vòng bổ sung lần thứ 5 (giai đoạn 2017-2019) cho Quỹ Toàn cầu. Cam kết hiện nay cho vòng bổ sung lần thứ 5 của Trung Quốc (18 triệu USD) rất nhỏ và không tương xứng với nước có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.
Sự giảm đáng kể về nguồn tài trợ cho Quỹ Toàn cầu của Trung Quốc sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới các chương trình phòng, chống HIV/AIDS, lao và sốt rét nói chung, và Việt Nam cũng sẽ là nước bị ảnh hưởng do sự cắt giảm viện trợ này. Do vậy, AHF kêu gọi Trung Quốc đóng góp khoản viện trợ cho QTC tương đương với 1 tỷ USD để phù hợp với các nước có nền kinh tế đứng hàng đầu thế giới như Anh, Mỹ, Đức và Nhật Bản.
AHF là tổ chức phi chính phủ chuyên về AIDS đứng đầu toàn cầu, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho hơn 800.000 bệnh nhân tại 39 quốc gia. Sứ mệnh của AHF là “Điều trị mang lại sự sống mà không quan tâm đến khả năng chi trả của người bệnh”.
Thời gian qua, AHF đã tham gia vào nhiều sáng kiến vận động liên quan gián tiếp hay trực tiếp đến Quỹ Toàn cầu, trong đó bao gồm cải cách quản lý, tối ưu hóa, tái chương trình tài trợ và vận động bổ sung tài trợ.
Theo Tiếng chuông
Chi tiết >>
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị Giao ban trực ...
BHXH Việt Nam thành lập Tổ tính toán cân đối quỹ BHXH, ...
BHXH Việt Nam tiếp nhận và xử lý cảnh báo chiến dịch tấn ...
Bắc Giang sớm hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về BHXH, ...
Diễn tập ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin khu vực ...
Người dùng đã có thể đăng nhập Cổng Dịch vụ công BHXH Việt ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?