Đẩy mạnh việc công khai giá dịch vụ y tế không thuộc phạm vi thanh toán của BHYT
26/10/2017 09:00 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Đây là nội dung được hướng dẫn tại Công văn 5770/BYT-KH-TC về việc triển khai Thông tư số 02/2017/TT-BYT của Bộ Y tế quy định mức tối đa khung giá dịch vụ KB, CB không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT.
Ảnh minh họa.
Công văn nêu rõ, thực hiện quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh, Luật giá, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập; Sau khi thống nhất với Bộ Tài chính, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 02/2017/TT-BYT ngày 15/3/2017 quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh chữa bệnh trong một số trường hợp (sau đây gọi tắt là Thông tư số 02/2017/TT-BYT); có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2017.
Thời điểm thực hiện sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định theo quy định tại Điều 7, Điều 9 của Thông tư số 02/2017/TT-BYT.
Tuy nhiên, hiện nay, theo báo cáo của các địa phương, Bộ Y tế đã nhận được 35 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về việc quy định mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc các tỉnh quản lý. Trong đó: 16 tỉnh thực hiện từ tháng 8/2017, 03 tỉnh thực hiện từ tháng 9/2017, 12 tỉnh thực hiện từ tháng 10/2017 và 04 tỉnh thực hiện từ tháng 12/2017. Như vậy còn 28 địa phương chưa được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua hoặc đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua nhưng chưa ban hành Nghị quyết nên chưa gửi Bộ Y tế tổng hợp tình hình thực hiện.
Theo Thông báo số 496/TB-BCĐĐHG ngày 19/7/2017 của Ban Chỉ đạo điều hành giá thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá ngày 01/7/2017, có chỉ đạo: “- Giá dịch vụ khám chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế: Bộ Y tế hướng dẫn các địa phương hoàn thành việc điều chỉnh mức giá trong năm 2017 theo Thông tư số 02/2017/TT-BYT ngày 15 tháng 3 năm 2017 quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh chữa bệnh trong một số trường hợp, xem xét đẩy nhanh thời điểm điều chỉnh nếu điều kiện cho phép.”
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chưa được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua Nghị Quyết ban hành điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo Thông tư số 02 trong năm 2017 khẩn trương trình xin ý kiến Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đưa vào Kỳ họp cuối năm 2017 để có thể thực hiện điều chỉnh giá trong năm 2017, tránh chuyển sang thực hiện năm 2018 vì ảnh hưởng đến yếu tố chỉ số giá tiêu dùng đầu năm 2018.
Để việc triển khai thực hiện Thông tư số 02/2017/TT-BYT có hiệu quả, đúng định hướng, chủ trương của Đảng, Chính phủ, đáp ứng yêu cầu của người dân là điều chỉnh giá phải gắn với nâng cao chất lượng dịch vụ, Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở/Ban/Ngành có liên quan, đặc biệt là Sở Y tế và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại địa phương tiếp tục triển khai một số công việc sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích để người dân hiểu và nắm được việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế là thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước là: Xóa bỏ bao cấp qua giá, thực hiện giá thị trường đối với các dịch vụ công có sự kiểm soát của Nhà nước; Chuyển chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước trực tiếp cho cơ sở khám, chữa bệnh sang hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm y tế gắn với lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế. Việc điều chỉnh giá dịch vụ khám, chữa bệnh về cơ bản không làm ảnh hưởng nhiều đến người thuộc hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng kinh tế xã hội khó khăn, người dân sinh sống ở vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách xã hội, người thuộc hộ cận nghèo vì các đối tượng này đã được Nhà nước mua hoặc hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế, về cơ bản chi phí khám, chữa bệnh đã được bảo hiểm y tế thanh toán.
Thứ hai, chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện các giải pháp để nâng tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế; đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động để người dân hiểu và tham gia bảo hiểm y tế; sử dụng khoản ngân sách do giảm cấp tiền lương cho các bệnh viện theo lộ trình để hỗ trợ, nâng mức hỗ trợ cho người thuộc hộ cận nghèo, hộ làm nông nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, lâm nghiệp có mức sống trung bình tham gia bảo hiểm y tế.
Thứ ba, chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp tục triển khai các giải pháp, hoạt động để nâng cao hơn nữa chất lượng khám, chữa bệnh; cụ thể: Công khai bảng giá dịch vụ bằng bảng mica hoặc bảng điện tử, treo ở nơi nhiều người qua lại và thuận tiện để người bệnh biết; Chủ động sử dụng ngân sách được giao và nguồn thu, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để: sửa chữa, cải tạo, mở rộng khoa khám bệnh, mua sắm, bổ sung bàn khám, các bộ dụng cụ khám bệnh, tăng cường và hợp đồng thêm hoặc điều chỉnh nhân lực để tăng số bàn khám, phòng khám không để người bệnh chờ lâu; mua sắm bổ sung bàn, ghế, giường, tủ, các trang thiết bị của các buồng bệnh, thay thế các trang thiết bị, cải thiện các điều kiện phục vụ người bệnh (phải mua và trang bị chăn, ga, gối, đệm, quần áo bệnh nhân...), cải tiến khâu thu và thanh toán viện phí để giảm thời gian chờ đợi. Cải tiến khu vực đón tiếp, bố trí nhân viên hướng dẫn người bệnh và người nhà làm các thủ tục khám bệnh, chữa bệnh.
Ngoài ra, phải có các giải pháp để giảm dần số bệnh nhân phải nằm ghép, xây dựng và triển khai Đề án bệnh viện vệ tinh, phối kết hợp trong chăm sóc và điều trị bệnh nhân giữa các bệnh viện trên địa bàn. Tổ chức tập huấn, thực hiện theo đúng quy trình chẩn đoán và điều trị; bảo đảm đủ thuốc theo danh mục thuốc được BHYT thanh toán. Đẩy mạnh thực hiện ký cam kết đổi mới phong cách và thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
Các đơn vị phải triển khai tập huấn, phổ biến nội dung của Thông tư đến tất cả các cán bộ liên quan để thu đúng theo giá dịch vụ đã được cấp có thẩm quyền quyết định, không thu thêm của người bệnh chi phí đã tính trong giá (trừ các chi phí vật tư, hóa chất, chưa tính vào giá, phần đồng chi trả theo quy định của người bệnh có thẻ BHYT hoặc phần chênh lệch giữa giá thanh toán với cơ quan BHXH và giá khám chữa bệnh theo yêu cầu).
Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo quyết liệt các nội dung nêu trên để việc triển khai Thông tư có hiệu quả đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
PV
Chi tiết >>
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị Giao ban trực ...
BHXH Việt Nam tiếp nhận và xử lý cảnh báo chiến dịch tấn ...
Bắc Giang sớm hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về BHXH, ...
Diễn tập ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin khu vực ...
Người dùng đã có thể đăng nhập Cổng Dịch vụ công BHXH Việt ...
Bản tin Audio số 39 - Tuần 4 tháng 11/2024
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?