Cách phát hiện và khắc phục lỗ hổng dựa trên việc đánh giá rủi ro
06/06/2023 09:26 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Trong thời đại ngày nay, các lỗ hổng trong phần mềm và hệ thống gây ra mối nguy hiểm đáng kể cho các đơn vị, đó là lý do tại sao cần phải quản lý lỗ hổng hiệu quả. Để lường trước các vi phạm có thể xảy ra và giảm thiệt hại có thể gây ra, cần tự động hóa quy trình tìm và khắc phục các lỗ hổng tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm mà chúng gây ra.
Quản lý lỗ hổng,điểm yếu dựa trên đánh giá rủi ro
Chương trình quản lý lỗ hổng dựa trên rủi ro là một phương pháp phòng ngừa phức tạp được sử dụng để nhanh chóng phát hiện và xếp hạng các lỗ hổng dựa trên mối đe dọa tiềm ẩn của chúng. Bằng cách triển khai phương pháp quản lý lỗ hổng dựa trên rủi ro, các tổ chức có thể cải thiện tình trạng bảo mật và giảm khả năng vi phạm dữ liệu cũng như các sự kiện bảo mật khác.
1. Các bước triển khai quản lý lỗ hổng dựa trên đánh giá rủi ro
Mặc dù quy trình làm việc và công cụ thực tế của bạn có thể khác, nhưng về mặt khái niệm, các bước chính trong phương pháp tiếp cận của bạn nên là:
- Xác định tài sản: Bước đầu tiên trong việc triển khai quản lý điểm yếu, lỗ hổng dựa trên rủi ro là xác định tài sản của tổ chức. Tài sản bao gồm phần cứng, phần mềm, dữ liệu và con người.
- Đánh giá rủi ro: Khi tài sản đã được xác định, bước tiếp theo là đánh giá rủi ro liên quan đến từng tài sản. Điều này liên quan đến việc xác định các mối đe dọa và lỗ hổng có thể ảnh hưởng đến tài sản. Một lỗ hổng rủi ro cao có thể dễ khai thác và có thể dẫn đến vi phạm dữ liệu. Ngược lại, một lỗ hổng rủi ro thấp sẽ khó bị tấn công hơn và có tác động tổng thể ít hơn.
- Thứ tự ưu tiên các lỗ hổng: Sau khi đánh giá rủi ro, các lỗ hổng nên được ưu tiên dựa trên tác động tiềm ẩn của chúng đối với tài sản và hoạt động của tổ chức.
- Thực hiện quản lý rủi ro: Khi các lỗ hổng đã được ưu tiên, các biện pháp kiểm soát nên được thực hiện để giảm thiểu rủi ro khai thác. Các biện pháp kiểm soát có thể cập nhật các bản vá lỗi, thay đổi cấu hình hoặc các biện pháp bảo mật khác.
- Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh: Cuối cùng, kết quả của các bước trước đó cần được theo dõi và xem xét, điều chỉnh liên tục để đảm bảo hiệu quả và giải quyết các mối đe dọa và lỗ hổng mới khi chúng xuất hiện.
2. Thông tin tình báo về các mối đe dọa
Nguồn cấp thông tin tình báo về mối đe dọa là luồng dữ liệu cung cấp thông tin về các mối đe dọa và tấn công mạng mới nhất, bao gồm các lỗ hổng, phần mềm độc hại, lừa đảo và các hoạt động độc hại khác. Được tạo bởi các nhà nghiên cứu bảo mật, cơ quan chính phủ và các nhóm khác giám sát bối cảnh bảo mật, dữ liệu này là một công cụ quan trọng để ngăn chặn các cuộc tấn công mạng do cung cấp thông tin mới nhất về các mối đe dọa và lỗ hổng gần đây nhất, các phương pháp xử lý, cũng như các thông tin tấn công (IOC) để xác định và ngăn chặn. Các nguồn cấp thông tin tình báo về mối đe dọa được biết đến nhiều nhất là các lỗ hổng và điểm phơi nhiễm chung (CVE) và danh sách liệt kê điểm yếu chung (CWE); chúng được đánh giá bằng Hệ thống chấm điểm lỗ hổng chung (CVSS).
3. Công cụ rà quét lỗ hổng
Trình quét lỗ hổng là một công cụ phần mềm quét hệ thống máy chủ, mạng hoặc ứng dụng để tìm lỗ hổng bảo mật. Công cụ này thực hiện kiểm tra tự động để xác định các điểm yếu bảo mật đã biết hoặc tiềm ẩn, như phiên bản phần mềm đã cũ, chứa lỗ hổng hoặc mật khẩu xác thực yếu. Nó cũng có thể thực hiện kiểm tra cấu hình và kiểm tra tuân thủ để đảm bảo rằng hệ thống đáp ứng các chính sách và tiêu chuẩn bảo mật. Trình quét lỗ hổng sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để xác định các lỗi bảo mật tiềm ẩn, bao gồm rà quét các cổng kết nối, liệt kê dịch vụ và kiểm tra lỗ hổng. Thông thường, máy quét sẽ sử dụng cơ sở dữ liệu về các lỗ hổng đã biết để so sánh với hệ thống được quét. Máy quét sẽ tạo một báo cáo nêu chi tiết các lỗ hổng được xác định, mức độ nghiêm trọng của chúng và các đề xuất khắc phục.
Sử dụng trình quét lỗ hổng, các tổ chức có thể xác định nhanh chóng và hiệu quả các lỗi bảo mật quan trọng nhất gây rủi ro cho hoạt động. Điều này cho phép ưu tiên giải quyết các lỗ hổng nghiêm trọng nhất, để giảm thiểu hậu quả các mối đe dọa tiềm ẩn. Quét liên tục các lỗ hổng mới và thông báo theo thời gian thực cho phép các tổ chức phản ứng nhanh chóng và duy trì hoạt động liên tục của hệ thống thông tin.
4. Công cụ quản lý bản vá
Việc quản lý bản vá của bạn là một phần quan trọng trong việc bảo đảm an toàn thông tin: hệ thống quản lý bản vá tự động là một công cụ sử dụng để hỗ trợ các đơn vị áp dụng các bản vá bảo mật thiết yếu cho hệ thống một cách nhanh chóng và hiệu quả. Các bản vá được nhà sản xuất công bố để giải quyết các lỗ hổng bảo mật do đó cập nhật sớm sẽ giảm nguy cơ bị kẻ tấn công khai thác, vì vậy các giải pháp quản lý bản vá tự động hóa việc tìm và triển khai các bản sửa lỗi cho các hệ thống và ứng dụng dễ bị tấn công. Các giải pháp quản lý bản vá, chẳng hạn như Manage Engine, Action1… có thể tìm kiếm các bản vá bị thiếu trong môi trường của tổ chức, xếp hạng chúng dựa trên mức độ quan trọng và tự động cập nhật cho các hệ thống bị ảnh hưởng dựa trên các chính sách triển khai bản vá.
TT CNTT
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
BHXH Việt Nam ban hành Quyết định về mẫu thông báo kết quả ...
Công tác thanh tra kiểm tra ngành BHXH Việt Nam: Đảm bảo ...
Khối Thi đua số V: Tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi ...
Bản tin Audio số 47 - Tuần 3 tháng 1/2025
BHXH Việt Nam chung tay với phong trào “Cả nước chung tay ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?