Ngành BHXH Việt Nam: Quan tâm, đẩy mạnh phối hợp với các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và cấp ủy, chính quyền địa phương
12/10/2023 12:11 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Trong thời gian qua, ngành BHXH Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc triển khai, tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHTN, BHYT.
BHXH Việt Nam và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ký Quy chế phối hợp công tác giai đoạn 2023 - 2027
Tính đến hết tháng 9/2023, cả nước có khoảng 17,508 triệu người tham gia BHXH, tăng 2,48% so với cùng kỳ năm 2022 (trong đó: số người tham gia BHXH bắt buộc là 16,009 triệu người, tăng 1,78% so với cùng kỳ năm 2022; số người tham gia BHXH tự nguyện là 1,499 triệu người, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2022). Số người tham gia BHTN ước đạt 14,3 triệu người, tăng 1,99% so với cùng kỳ năm 2022. Số người tham gia BHYT ước đạt 91,746 triệu người, tăng 5,02% so với cùng kỳ năm 2022.
Công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC), ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số tiếp tục được chú trọng thực hiện, các TTHC thường xuyên được rà soát, đơn giản hóa, cắt giảm tối đa về quy trình, thủ tục, giấy tờ, biểu mẫu, hồ sơ, thời gian thực hiện nhằm cắt giảm chi phí, tạo thuận lợi tối đa phục vụ người dân, doanh nghiệp khi giao dịch với cơ quan BHXH, đáp ứng sự hài lòng, yên tâm, tin tưởng của người tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT.
Đến nay, 100% thủ tục hành chính của Ngành được cung cấp dịch vụ công (DVC) trực tuyến toàn trình và tích hợp trên Cổng DVC BHXH Việt Nam, từng bước tích hợp trên Cổng DVC quốc gia; toàn quốc đã có 12.597 cơ sở KCB triển khai KCB BHYT bằng CCCD gắn chip (đạt 98,2% tổng số cơ sở KCB BHYT trên toàn quốc), với 43.091.664 lượt tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng CCCD thành công phục vụ làm thủ tục KCB BHYT; đã có khoảng 62% số người hưởng nhận các chế độ BHXH, TCTN qua tài khoản cá nhân tại khu vực đô thị, tăng 1% so với năm 2022, vượt chỉ tiêu do Thủ tướng Chính phủ giao sớm 3 năm (đến năm 2025, 60% số người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn đô thị được chi trả thông qua các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt); tiếp tục hoàn thiện, bổ sung các tính năng, tiện ích của ứng dụng "VssID-BHXH số”, đã có hơn 31 triệu tài khoản được phê duyệt và kích hoạt sử dụng…
Để đạt được những kết quả trên, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức với nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Trong nước, kim ngạch xuất khẩu, thu ngân sách nhà nước giảm so với cùng kỳ, thiếu các đơn hàng sản xuất mới, người lao động di chuyển, biến động nhiều; khả năng chống chịu của các doanh nghiệp trong nước sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 còn yếu; đời sống một bộ phận người dân còn khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc, biên giới, hải đảo;… tạo rủi ro, sức ép lên công tác điều hành tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn về ngân sách nhà nước, đầu tư, tiêu dùng, lao động, việc làm, an sinh xã hội. Ngành BHXH Việt Nam đã chủ động, bám sát các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền các địa phương trong việc triển khai, tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHTN, BHYT; đặc biệt là việc triển khai, cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đề ra tại các Nghị quyết của Trung ương, của Chính phủ.
BHXH Việt Nam phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội nghị truyền thông chính sách BHXH, BHYT với nông dân
Cụ thể, BHXH Việt Nam đã chủ động phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Tổng cục Thuế… và các Bộ, ngành liên quan triển khai hiệu quả các mặt công tác như: Hoạt động thanh tra trong lĩnh vực BHXH, BHTN, BHYT; xây dựng dự toán thu, chi BHXH, BHTN, BHYT năm 2023; xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý tài chính quỹ BHXH, BHTN, BHYT và chi phí quản lý BHXH, BHTN, BHYT; các hoạt động chuyển đổi số theo Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ; phối hợp tham mưu Tổ chức ký kết Quy chế phối hợp công tác với Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Quy chế phối hợp với Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam; Phối hợp với Tổng cục Thuế thực hiện Quy chế phối hợp công tác mới số 1999/QCPH-BHXH-TCT ngày 19/7/2021 trong việc trao đổi, chia sẻ thông tin dữ liệu doanh nghiệp, người lao động đóng thuế và dữ liệu doanh nghiệp, người lao động tham gia BHXH, phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra để khai thác, phát triển người tham gia BHXH bắt buộc;…Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thuộc hệ thống xây dựng chương trình phối hợp để triển khai tại các địa phương;…
Đồng thời, thường xuyên, chủ động trao đổi, thống nhất để xử lý, giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia, như: Vướng mắc về thời điểm hưởng tiếp trợ cấp mất sức lao động (MSLĐ) đối với người đã bị cắt trợ cấp MSLĐ nay mới bổ sung hồ sơ đủ điều kiện hưởng dài hạn; về phương án giải quyết chế độ BHXH đối với người lao động tại các đơn vị sử dụng lao động chưa đóng đủ tiền; về thanh toán chi phí KCB BHYT tại các cơ sở KCB vượt trần, vượt quỹ; về việc đảm bảo cung ứng đầy đủ thuốc, vật tư y tế phục vụ KCB BHYT, không để người bệnh tự mua các thuốc, vật tư y tế thuộc danh mục được hưởng;...
Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị về thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn
Cùng với đó, công tác phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương luôn được Ngành BHXH Việt Nam quan tâm, đẩy mạnh. Trong 9 tháng đầu năm 2023, đã chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn, như: Tham mưu cấp ủy chính quyền địa phương ban hành các nghị quyết, chương trình hành động thực hiện chính sách BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn; tham mưu, đề xuất đưa chỉ tiêu, kế hoạch thực hiện lộ trình BHXH, BHTN, BHYT vào nghị quyết, chương trình phát triển KTXH của địa phương; tham mưu thành lập, ban hành Quy chế hoạt động và phân công các thành viên Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo từ cấp tỉnh đến cấp xã; tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có chính sách hỗ trợ mua thẻ BHYT, đóng BHXH tự nguyện cho người tham gia thuộc hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số…; giao dự toán và tổ chức thực hiện hiệu quả các giải pháp điều hành dự toán thu, chi BHXH, BHTN, BHYT năm 2023; thường xuyên, chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan (Lao động Thương binh - Xã hội, Y tế, Công an, Thuế…) trong việc phát triển người tham gia BHXH, BHYT; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành; phòng, chống, xử lý các hành vi lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH, BHTN, BHYT…
Có thể khẳng định, công tác phối hợp với các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền các địa phương đã góp phần quan trọng củng cố, tạo sự thống nhất cao trong lãnh đạo, chỉ đạo và sự đồng thuận cao của xã hội trong tổ chức, thực hiện chính sách BHXH, BHYT. Thời gian tới, nhằm tiếp tục mở rộng diện bao phủ BHXH, BHYT, công tác tổ chức, thực hiện chính sách BHXH, BHYT cần tiếp tục có sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của cả hệ thống chính trị./.
PV
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
BHXH Việt Nam chung tay với phong trào “Cả nước chung tay ...
Tiếp nối Chương trình “Không để ai bị bỏ lại phía sau – ...
Khối Thi đua số I: Đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với thực ...
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?