Dự báo 205 triệu người có nguy cơ thất nghiệp vào năm 2022
16/07/2021 02:21 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Các chuyên gia thuộc lĩnh vực lao động của LHQ cho biết, cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra sẽ góp phần làm tình trạng thất nghiệp toàn cầu trở nên ngày càng nghiêm trọng, con số có thể lên tới hơn 205 triệu người vào năm 2022.
Theo một báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), mặc dù các nền kinh tế trên thế giới có tín hiệu phục hồi sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, song mục tiêu xóa đói giảm nghèo của nhiều quốc gia đang bị chững lại. Các khu vực tổn thất nặng nề nhất trong nửa đầu năm 2021 là châu Mỹ Latinh và Caribbean, Châu Âu, Trung Á. Bất bình đẳng về giới gia tăng, tỷ lệ có việc làm của phụ nữ giảm 5% vào năm 2020, so với 3,9% ở nam giới. Tỷ lệ có việc làm của thanh thiếu niên giảm 8,7% vào năm 2020, so với 3,7% ở NLĐ trong độ tuổi. Tỷ lệ mất việc làm rõ rệt nhất là ở các quốc gia có thu nhập trung bình, thậm chí, mang lại "hậu quả thảm khốc" cho 2 tỷ NLĐ thuộc khu vực phi chính thức.
Ảnh minh hoạ (nguồn: Internet)
So với năm 2019, đã có thêm 108 triệu NLĐ trên thế giới hiện đang ở mức “nghèo” hoặc “nghèo cùng cực”, nghĩa là bản thân họ và gia đình sống với mức thu nhập tương đương hoặc dưới 3,20 USD/người/ngày. Dự báo, năm 2022, tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu sẽ lên tới 205 triệu người, tăng từ mức 187 triệu vào năm 2019; số lượng việc làm và số giờ làm việc của NLĐ cũng sụt giảm, liên quan đến 1 bộ phận NLĐ mất việc làm và 1 bộ phận vẫn giữ được việc làm nhưng phải thay đổi hình thức công việc từ toàn thời gian (full-time) thành bán thời gian (part-time), tương đương với 100 triệu công việc toàn thời gian vào năm 2021 và 26 triệu vào năm 2022.
Khẳng định mặc dù khả năng phục hồi việc làm toàn cầu sẽ tăng tốc trong nửa cuối năm 2021, song ILO nhận định, sự phục hồi này là không đồng đều. Nguyên nhân do việc tiếp cận vắc-xin ở từng quốc gia không giống nhau; hạn chế về tài chính khiến các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi “bó tay” trong việc triển khai các biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ như quốc gia phát triển đối với khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra. Vì vậy, ILO khuyến cáo, các quốc gia cần nỗ lực đẩy nhanh việc tạo việc làm; đưa ra các chính sách hỗ trợ những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội; áp dụng biện pháp linh hoạt phục hồi các ngành kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề nhất, thì hậu quả của đại dịch Covid-19 có thể giảm bớt. Muốn vậy, cần một chiến lược toàn diện của quốc gia và sự chung tay của toàn xã hội; hay nói cách khác, không thể có sự phục hồi kinh tế, nếu không có sự phục hồi việc làm.
PV
Chi tiết >>
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị Giao ban trực ...
Diễn tập ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin khu vực ...
Người dùng đã có thể đăng nhập Cổng Dịch vụ công BHXH Việt ...
Bản tin Audio số 39 - Tuần 4 tháng 11/2024
BHXH tỉnh Phú Thọ: Tăng cường các giải pháp thực hiện công ...
Tiếp nhận và bổ nhiệm Phó Chánh Văn phòng Hội đồng quản lý ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?