Phó Thủ tướng chỉ đạo khẩn về tăng cường biện pháp phòng chống đuối nước ở trẻ em
22/03/2019 03:25 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về trẻ em vừa yêu cầu các bộ ngành, địa phương rà soát các khu vực có nguy cơ hoặc thường xảy ra tai nạn đuối nước để có biện pháp chủ động phòng ngừa.
Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ 8 học sinh bị đuối nước tại sông Đà, khu vực bến Thịnh Minh, phường Thịnh Lang, TP.Hòa Bình xảy ra chiều qua (ngày 21/3), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về trẻ em đã gửi lời chia buồn sâu sắc và cử đại diện cơ quan thường trực của Ủy ban lên thăm hỏi, động viên gia đình các em nhỏ, phối hợp với địa phương khắc phục hậu quả vụ việc.
Tăng cường các biện pháp chủ động phòng ngừa đuối nước ở trẻ em (Ảnh minh họa)
Đồng thời, Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ LĐ-TB&XH, cơ quan thường trực của Ủy ban Quốc gia về trẻ em có văn bản đề nghị UBND các địa phương quan tâm, chỉ đạo các đơn vị chức năng triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em nói chung và phòng, chống đuối nước trẻ em nói riêng.
Phó Thủ tướng chỉ đạo các đơn vị thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 16/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo, thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh, trẻ em. Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về phòng, chống đuối nước cho trẻ em. Tuyên truyền, vận động gia đình thường xuyên quan tâm, giám sát trẻ em, đặc biệt trong mùa mưa bão và mùa nước nổi; chủ động đưa trẻ em đi học bơi, học kỹ năng an toàn trong môi trường nước; phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống đuối nước trẻ em cho người dân và trẻ em.
Các đơn vị tiếp tục hướng dẫn triển khai thực hiện việc xây dựng Ngôi nhà an toàn, Trường học an toàn và Cộng đồng an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em nhằm loại bỏ các nguy cơ gây đuối nước cho trẻ em. Quan tâm hỗ trợ, trang bị cơ sở vật chất để dạy bơi cho trẻ em tại địa phương; đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên dạy bơi, dạy kỹ năng an toàn trong môi trường nước. Tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn giao thông đường thủy, phòng, chống tai nạn đuối nước trẻ em tại cơ sở; xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm.
Các địa phương rà soát phát hiện kịp thời các khu vực có nguy cơ hoặc thường xảy ra tai nạn đuối nước để có biện pháp chủ động phòng ngừa, bảo đảm an toàn cho trẻ em, cụ thể như làm rào chắn, biển cảnh báo tại hố nước, hồ ao, sông ngòi, các khu vực nước sâu, nguy hiểm. Xây dựng và triển khai cơ chế phối hợp giữa các ngành, đoàn thể trong phòng, chống đuối nước cho trẻ em. Ngành giáo dục và đào tạo tăng cường phối hợp với cơ quan LĐ-TB&XH, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện tốt công tác quản lý trẻ em, đảm bảo an toàn cho trẻ em ở trường học, trong gia đình và cộng đồng./.
PV
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Khối Thi đua số I: Đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với thực ...
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...
BHXH tỉnh Sóc Trăng: Nỗ lực vượt khó, lan tỏa an sinh
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?