Bảo đảm quyền an sinh xã hội của Nhân dân với các trụ cột chính: BHXH, BHYT, BHTN
05/12/2023 11:50 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Sáng 05/12, tại thành phố Đà Nẵng, Học viện Chính trị khu vực III tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Bảo đảm quyền an sinh xã hội của Nhân dân ở miền Trung - Tây Nguyên".
Tham dự Hội thảo có đại diện Ban Giám đốc, lãnh đạo và các nhà khoa học thuộc các đơn vị nghiên cứu, giảng dạy, thông tin, xuất bản của Học viện Chính trị khu vực III; đại biểu đến từ các viện nghiên cứu, các trường đại học, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội ở các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Hoà, Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực III thay mặt Ban tổ chức trình bày đề dẫn Hội thảo.
Hoàn thiện hệ thống, đảm bảo quyền thụ hưởng an sinh xã hội
Hội thảo tập trung trao đổi, thảo luận để làm rõ quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng, hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội; đảm bảo về quyền, quyền thụ hưởng an sinh xã hội; đánh giá thực trạng đảm bảo quyền an sinh xã hội của Nhân dân ở các tỉnh, thành tại miền Trung - Tây Nguyên. Trên cơ sở đó đúc rút kinh nghiệm, những vấn đề đặt ra và đề xuất các giải pháp đảm bảo quyền an sinh xã hội của Nhân dân ở các tỉnh, thành miền Trung - Tây Nguyên trong bối cảnh mới.
Chuẩn bị Hội thảo, Ban tổ chức đã nhận được 37 tham luận của các nhà khoa học đến từ Học viện Chính trị khu vực III và các chuyên gia, nhà khoa học đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học, các trường Chính trị, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên gửi tham gia.
Các tham luận tập trung các vấn đề chủ yếu như: Quan điểm, chính sách, pháp luật về đảm bảo quyền thụ hưởng an sinh xã hội; các mô hình an sinh xã hội; thực tiễn bảo đảm quyền an sinh xã hội của Nhân dân với các trụ cột chính: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Cứu trợ xã hội, Trợ giúp và ưu đãi xã hội; Khả năng tiếp cận, thụ hưởng quyền an sinh xã hội của các nhóm yếu thế: người nghèo, khuyết tật, lao động di cư, người dân tộc thiểu số... ở miền Trung, Tây Nguyên; bảo đảm quyền con người trong thụ hưởng chính sách an sinh xã hội trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; vai trò của Nhân dân, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội trong quá trình thực hiện quyền an sinh xã hội ở miền Trung - Tây Nguyên; kinh nghiệm và giải pháp đảm bảo quyền an sinh xã hội của Nhân dân ở các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên trong bối cảnh mới.
Các đại biểu trao đổi, thảo luận tại Hội thảo.
Báo cáo đề dẫn Hội thảo cho biết: Ở Việt Nam, nhận thức về an sinh xã hội, quyền an sinh xã hội ngày càng được nâng cao cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 01/6/2012 của Hội nghị Trung ương 5 khóa XI “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020” đề ra quan điểm bảo đảm an sinh xã hội với một cấu trúc bao gồm: Việc làm, thu nhập và giảm nghèo; Bảo hiểm xã hội; Trợ giúp xã hội những người có hoàn cánh đặc biệt khó khăn; Bảo đảm mức tối thiểu về một số dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục tối thiểu, y tế tối thiểu, nhà ở tối thiểu, nước sạch và bảo đảm thông tin). Quan điểm này trở thành cơ sở nền tảng và định hướng cho việc xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật về an sinh xã hội, bảo đảm quyền an sinh xã hội gắn với thực tiễn trong những năm qua.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, những định hướng lớn về hoàn thiện, phát triển hệ thống an sinh xã hội nước ta giai đoạn 2021 - 2025 tầm nhìn đến 2030 đã tiếp tục khẳng định: “Phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, tiến tới bao phủ toàn dân với các chính sách phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro cho người dân, bảo đảm trợ giúp cho các nhóm đối tượng yếu thế”. Qua việc thể chế hóa và triển khai thực hiện các quan điểm, định hướng của Đảng về an sinh xã hội bởi các quy định của pháp luật, chính sách của Nhà nước là phương thức để bảo đảm các quyền cơ bản của con người dưới sự bảo trợ của Nhà nước như quyền lao động và có việc làm; quyền có mức sống thỏa đáng; quyền được giáo dục; quyền được chăm sóc sức khoẻ; quyền được sống trong môi trường trong sạch; quyền được hưởng thụ các giá trị văn hóa, các tiến bộ khoa học công nghệ; quyền được đảm bảo an ninh, an toàn trong xã hội; v.v.. được đánh giá "Bảo đảm cơ bản an sinh xã hội, quan tâm hơn phúc lợi xã hội cho người dân; thực hiện ngày càng tốt hơn chính sách đối với người có công; tiếp tục cải thiện chính sách tiền lương; mở rộng bảo hiểm xã hội (tỉ lệ bảo hiểm y tế đạt trên 90%)”. Tuy vậy, hạn chế trong bảo đảm quyền thụ hưởng cũng được chỉ ra rất rõ “Giảm nghèo chưa bền vững”, “Chất lượng dịch vụ y tế, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, có mặt còn bất cập", "Chính sách tiền lương, thu nhập, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phúc lợi xã hội chưa thật sự hiệu quả”, “thụ hưởng của người dân từ thành tựu phát triển của đất nước chưa hài hoà”,...
Quang cảnh Hội thảo.
Đáp ứng nhu cầu đảm bảo thụ hưởng quyền an sinh xã hội cho Nhân dân
Trên cơ sở những yêu cầu mà Hội thảo đặt ra, các đại biểu tham dự đã dành nhiều quan tâm trao đổi, thảo luận nhiều vấn đề có liên quan. Trong đó tập trung làm rõ những nội dung cơ bản về cơ sở lý luận về bảo đảm quyền an sinh xã hội và quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về an sinh xã hội, quyền an sinh xã hội trong tình hình mới hiện nay ở Việt Nam; dưới góc độ tiếp cận pháp luật về quyền an sinh xã hội, một số quyền như bảo hiểm xã hội, y tế, văn hóa, giáo dục... được bảo đảm như thế nào khi gắn với việc thực hiện các chính sách, quy định của pháp luật trên từng nhóm đối tượng thụ hưởng khác nhau (phụ nữ, trẻ em, người đồng bào dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người nghèo...), trên từng địa bàn cụ thể (đặc thù vùng, miền đối với các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên) với những đặc điểm, đặc thù riêng có vùng, miền, nhu cầu, sự mong đợi và khả năng đáp ứng.
Các đại biểu cũng quan tâm làm rõ, khẳng định vai trò của các chủ thể: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, thành phố,... trong tổ chức thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng, quy định pháp luật và chính sách để quyền an sinh xã hội được bảo đảm, qua đó đáp ứng được quyền thụ hưởng của người dân; bàn thảo thêm về kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, của các địa phương có điểm tương đồng và sự khác biệt, từ đó tìm kiếm và đề xuất các giải pháp cụ thể để hoàn thiện khung pháp lý, xác định được trách nhiệm của từng chủ thể trong thực hiện đảm bảo quyền an sinh xã hội.... để đáp ứng được yêu cầu, nhu cầu đảm bảo thụ hưởng quyền an sinh xã hội cho Nhân dân.
Theo Ban tổ chức Hội thảo, các tham luận và những ý kiến sâu sắc được các đại biểu đặt ra, trao đổi cũng đã cung cấp thông tin hữu ích cho các cơ quan, đơn vị trong quá trình nghiên cứu, xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách gắn với việc bảo đảm quyền an sinh xã hội trên địa bàn các tỉnh, thành miền Trung - Tây Nguyên; cung cấp những tài liệu, những kinh nghiệm quý báu cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị và thực hiện công tác quản lý, thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho Nhân dân tại miền Trung - Tây Nguyên nói riêng, cả nước nói chung./.
Chi tiết >>
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị Giao ban trực ...
Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày ...
BHXH tỉnh Phú Thọ: Tăng cường các giải pháp thực hiện công ...
Tiếp nhận và bổ nhiệm Phó Chánh Văn phòng Hội đồng quản lý ...
(Video) BHXH Việt Nam chủ động hội nhập, tăng cường hợp tác ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao năng lực ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?