Hướng dẫn truyền thông chuyên đề về Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024
18/12/2024 09:39 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ngày 17/12/2024, BHXH Việt Nam ban hành hướng dẫn truyền thông chuyên đề về Luật BHXH năm 2024, nhằm triển khai hiệu quả các quy định mới và đưa chính sách BHXH đi vào cuộc sống.
Công tác truyền thông Luật BHXH năm 2024 được tổ chức đa dạng bằng nhiều hình thức
Theo đó, thực hiện Kế hoạch số 4256/KH-BHXH ngày 20/11/2024 của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam về triển khai thi hành Luật BHXH số 41/2024/QH15, Nghị quyết số 142/2024/QH15 của Quốc hội và các Quyết định số 717/QĐ-TTg, Quyết định số 1370/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất trong quá trình tổ chức triển khai Luật BHXH số 41/2024/QH15 (Luật BHXH năm 2024), kịp thời đưa chính sách BHXH thực sự đi vào cuộc sống, góp phần hiệu quả trong việc đảm bảo quyền lợi an sinh xã hội lâu dài, bền vững cho người dân, người lao động.
Nội dung trọng tâm truyền thông
(1) Quan điểm, mục tiêu của việc ban hành Luật BHXH năm 2024; khẳng định một trong các mục tiêu khi xây dựng Luật BHXH năm 2024 là kế thừa và gia tăng quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia BHXH; tạo điều kiện thuận lợi để mọi người lao động được tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH. Hoàn thiện quy định quản lý nhà nước và hệ thống tổ chức thực hiện chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, công khai, minh bạch.
(2) Nội dung mới cơ bản của Luật BHXH năm 2024 về đối tượng tham gia, quyền, lợi ích, trách nhiệm của người tham gia, của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; quy định xử lý tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH; tính nhân văn, ưu việt của Luật BHXH năm 2024, cụ thể: Những điểm mới liên quan đến người lao động, người sử dụng lao động; Những điểm mới liên quan đến vai trò, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp.
(3) Những điểm mới liên quan đến quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan BHXH.
(4) Những quy định mới liên quan đến thủ tục tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH.
(5) Quyền, lợi ích gia tăng của các chế độ, chính sách mới của Luật BHXH năm 2024 thông qua các nhân vật thực tế tại địa phương là những người được thụ hưởng. Niềm vui, cảm xúc của: Người tham gia BHXH tự nguyện khi được nhận chế độ thai sản; người được hưởng lương hưu khi tham gia BHXH từ đủ 15 năm trở lên; người được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, trợ cấp hằng tháng đối với người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội… Đánh giá của người hưởng về việc cơ quan BHXH đã kịp thời giải quyết, chi trả các chế độ BHXH.
Đa dạng hóa các hình thức truyền thông
Bám sát tinh thần Chỉ thịsố 07/CT-TTg ngày 21/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác truyền thông chính sách, căn cứ hướng dẫn tại Kế hoạch công tác thông tin, truyền thông hằng năm của BHXH Việt Nam, Kế hoạch, kịch bản công tác thông tin, truyền thông hằng năm của đơn vị, các đơn vị chủ động triển khai các hoạt động truyền thông chính sách BHXH đa dạng, linh hoạt, phù hợp với từng nhóm chủ thể được truyền thông; đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí theo tinh thần Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chỉ đạo về “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm, Chỉ thị số 150-CT/BCSĐ ngày 12/11/2024 của Ban Cán sự Đảng BHXH Việt Nam về tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngành BHXH Việt Nam. Trong đó, chú trọng một số hình thức sau:
(1) Truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
- Phối hợp triển khai các tuyến tin, bài, tọa đàm, tiểu phẩm, Infographic,… truyền thông đăng tải trên các phương tiện truyền thông của các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương; ưu tiên các sản phẩm phù hợp để truyền thông trên mạng xã hội và qua các ứng dụng di động.
- Cung cấp, định hướng thông tin truyền thông Luật BHXH năm 2024 cho đội ngũ báo cáo viên các cấp và các cơ quan báo chí thông qua hội nghị báo cáo viên hằng tháng, qua hệ thống tin, bài viết trên các ấn phẩm của Ban Tuyên giáo.
- Tăng cường các bản tin, chuyên đề, tiểu phẩm phát thanh về Luật BHXH năm 2024 trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở và các chương trình truyền thông lưu động.
(2) Truyền thông trên các phương tiện truyền thông của Ngành, môi trường Internet và mạng xã hội
- Tăng cường số lượng, tần suất đăng tải, chia sẻ các văn bản, tin, bài chuyên sâu, bài phỏng vấn, chương trình tọa đàm, clip, Infographic,… trên: Cổng TTĐT BHXH Việt Nam và Cổng TTĐT BHXH các tỉnh; Cổng TTĐT của các sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương; các kênh truyền thông mạng xã hội của BHXH Việt Nam và BHXH các tỉnh.
- Tổ chức các hội nghị trực tuyến (livestream), hội thi tìm hiểu chính sách, pháp luật BHXH trên môi trường Internet.
- Duy trì cung cấp thông tin trong mục Tin tức trên ứng dụng VssID - BHXH số.
- Lồng ghép truyền thông qua hệ thống Tổng đài hỗ trợ và các hoạt động chăm sóc khách hàng của Ngành.
(3) Truyền thông trực tiếp qua các hội nghị truyền thông, tư vấn, đối thoại, gian hàng
- Tổ chức các hội nghị truyền thông, hội nghị tư vấn, đối thoại chính sách,….
- Phối hợp với các sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tích cực triển khai các hoạt động truyền thông hiệu quả, phù hợp; nhất là đối với các đơn vị có liên quan trực tiếp như: Sở Lao động - Thương binh & Xã hội, Liên đoàn Lao động, Ban Quản lý Khu công nghiệp - Khu chế xuất,…
- Truyền thông trực tiếp tại: Bộ phận “Một cửa” của cơ quan BHXH tỉnh/huyện; Trung tâm Hành chính công của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; các Trung tâm Dịch vụ việc làm của tỉnh.
- Truyền thông lồng ghép tại các buổi sinh hoạt của hội, đoàn thể; các cuộc họp Chi bộ, họp Tổ dân phố, buổi họp giao ban; các hoạt động văn hóa theo tập tục, tập quán từng địa phương.
- Tổ chức các gian hàng tư vấn, gian hàng an sinh.
(4) Truyền thông qua các sản phẩm truyền thông
- Biên tập, cập nhật, thiết kế và sản xuất các sản phẩm truyền thông như: Tờ rơi, tờ gấp, Infographic, motion graphics, tiểu phẩm phát thanh/truyền hình,… (đảm bảo có đầy đủ cả sản phẩm truyền thông BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện); Ưu tiên sử dụng các sản phẩm truyền thông online, truyền thông qua QR code, trên các ứng dụng di động, nền tảng mạng xã hội.
- Xây dựng tài liệu truyền thông, niêm yết tại bảng tin công cộng, màn hình tại khu dân cư, lồng ghép trong các loại hình thông tin, truyền thông văn hóa cơ sở khác (nếu phù hợp).
BHXH Việt Nam giao Trung tâm Truyền thông là đầu mối cung cấp thông tin, hướng dẫn, đôn đốc BHXH các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông Luật BHXH năm 2024.
Chi tiết xem tại đây https://baohiemxahoi.gov.vn/vanban/Pages/default.aspx?ItemID=4799
Vũ Chức
Chi tiết >>
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH Việt Nam đứng thứ 3 nhóm bộ, ngành về chỉ số phục vụ ...
Nâng cao nghiệp vụ lưu trữ ngành BHXH Việt Nam
Ban hành danh mục mã loại giấy tờ, thủ tục hành chính thuộc ...
Lịch tiếp công dân của Lãnh đạo Ngành BHXH Việt Nam tháng ...
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh các giải pháp triển khai Đề án ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?