Bộ Chính trị cho ý kiến dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn mới
06/09/2024 04:26 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ngày 6/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị họp cho ý kiến về Dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2026-2030.
Tại cuộc họp, sau khi nghe đại diện Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội XIV trình bày Tờ trình Dự thảo Báo cáo, Bộ Chính trị đã tập trung thảo luận và cơ bản thống nhất về những chủ trương, quan điểm lớn, quan trọng trong Dự thảo.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội XIV của Đảng đã nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các Ủy viên Trung ương Đảng tại Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nghiên cứu một số chuyên đề chuyên sâu về các lĩnh vực quan trọng, then chốt.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu. Ảnh: VGP
Đồng thời, nghiên cứu nội dung các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị để đưa vào Dự thảo Báo cáo và cập nhật kịp thời các nội dung, nhằm bảo đảm sự thống nhất giữa 2 Báo cáo với nguyên tắc Báo cáo Chính trị là trung tâm, Báo cáo Kinh tế-Xã hội là báo cáo chuyên đề.
Việc thực hiện Chiến lược diễn ra trong bối cảnh thế giới và trong nước diễn biến hết sức phức tạp, chưa có tiền lệ, ảnh hưởng nặng nề hơn so với dự báo, nước ta bị tác động sâu sắc bởi những yếu tố bất lợi từ môi trường bên ngoài, nhất là đại dịch Covid-19, xung đột quân sự tại các khu vực...
Trong tình hình đó, chúng ta vẫn đạt được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật, khá toàn diện, cơ bản hoàn thành các mục tiêu đề ra. Nước ta được xếp vào nhóm nước công nghiệp mới nổi, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; chỉ số phát triển con người được cải thiện; tạo nền tảng cho phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.
Cũng theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, trên cơ sở quan điểm, mục tiêu phát triển, Báo cáo cần phải làm rõ hơn nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện, hiệu quả, thực chất giáo dục, đào tạo.
Cùng với đó, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ; phát triển văn hoá, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội; quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên; bảo vệ môi trường; củng cố, tăng cường quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Cũng tại cuộc họp, Bộ Chính trị đề nghị Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội XIV khẩn trương hoàn thiện Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2026-2030 để trình Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.
Thắng Trần
Chi tiết >>
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
Khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ năm 2024, tạo tiền ...
Đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy quán ...
Hoạt động hiến máu tình nguyện năm 2024: Lan tỏa tinh thần ...
Ngành BHXH Việt Nam: Nhiều hoạt động ý nghĩa hướng tới kỷ ...
BHXH Việt Nam tăng hạng, xếp thứ 2 về Chỉ số phục vụ người ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?