Nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số
28/12/2023 11:49 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 1690/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số từ trung ương đến địa phương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Kiện toàn bộ máy trên nguyên tắc không làm tăng biên chế
Quan điểm của Đề án là kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số trên nguyên tắc không làm tăng biên chế cán bộ, công chức; không làm tăng tổ chức, bộ máy của cơ quan nhà nước theo yêu cầu của Kết luận số 28-KL/TW ngày 21/2/2022 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Hình thành Mạng lưới chuyển đổi số rộng khắp từ trung ương đến cơ sở có sự tham gia của cơ quan nhà nước các cấp, các tổ chức, doanh nghiệp, người dân nhằm huy động tối đa các nguồn lực xã hội, thu hút toàn dân tham gia chuyển đổi số quốc gia (Mạng lưới chuyển đổi số).
Nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số (Ảnh minh họa - nguồn internet)
100% các cơ quan, địa phương được kiện toàn bộ phận thực hiện chuyển đổi số
Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, 100% bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kiện toàn tổ chức bộ máy của đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin để tăng cường thực hiện nhiệm vụ, giải pháp mới về chuyển đổi số.
100% đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được tăng cường bố trí biên chế từ nguồn biên chế được giao của cơ quan đáp ứng yêu cầu triển khai nhiệm vụ, giải pháp mới về chuyển đổi số.
100% cơ quan, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã chú trọng bố trí bộ phận hoặc đầu mối thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số tại cơ quan, đơn vị.
100% các tổ chức, cá nhân trong Mạng lưới chuyển đổi số được tiếp cận và sử dụng các nền tảng số và bộ công cụ sử dụng thống nhất toàn quốc phục vụ quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số.
Đến năm 2030, mạng lưới chuyển đổi số được hình thành, hoạt động hiệu quả, gắn kết chặt chẽ, phối hợp đồng bộ trong triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số quốc gia.
100% đội ngũ nhân lực thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số từ trung ương đến địa phương hằng năm được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số, phù hợp với tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm.
7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
Đề án đưa ra 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu:
1- Rà soát, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số ở trung ương và địa phương theo quy định tại Luật Công nghệ thông tin, Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng, Luật Giao dịch điện tử và các văn bản pháp luật khác có liên quan theo hướng tập trung, thống nhất một đầu mối, có phân công, phân cấp phù hợp, cụ thể giữa các cơ quan trung ương và giữa trung ương với địa phương, xác định rõ nhiệm vụ do cơ quan nhà nước chủ trì triển khai; nhiệm vụ do cơ quan nhà nước chủ trì, thuê ngoài dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp; nhiệm vụ do cơ quan nhà nước chủ trì, huy động sự tham gia của xã hội để triển khai.
2- Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số từ trung ương đến địa phương.
3- Xây dựng, phát triển, phổ biến các nền tảng số và bộ công cụ sử dụng thống nhất toàn quốc phục vụ quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số, bao gồm các nền tảng số và bộ công cụ: bồi dưỡng, tập huấn; tuyên truyền, phổ biến; quản lý dự án; khảo sát, thu thập ý kiến; đo lường, giám sát trực tuyến; tạo lập, kết nối, chia sẻ dữ liệu; quản lý tri thức; trợ lý ảo; an toàn thông tin mạng.
4- Nâng cao vai trò tham mưu, tư vấn, điều phối của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Ban Chỉ đạo)
5- Phát triển lực lượng, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật cho đội ngũ nhân lực chuyển đổi số.
6- Thiết lập và đẩy mạnh hoạt động của Mạng lưới chuyển đổi số từ trung ương đến cơ sở.
7- Truyền thông, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa của Đề án, của Mạng lưới chuyển đổi số, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong thực hiện chuyển đổi số và các nội dung của Đề án.
Chi tiết >>
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
Bản tin Audio số 43 - Tuần 4 tháng 12/2024
Khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ năm 2024, tạo tiền ...
Đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy quán ...
Hoạt động hiến máu tình nguyện năm 2024: Lan tỏa tinh thần ...
Ngành BHXH Việt Nam: Nhiều hoạt động ý nghĩa hướng tới kỷ ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?