Thủ tướng yêu cầu có phương án biên soạn một bộ sách giáo khoa trong năm 2025
26/12/2023 08:38 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Chỉ thị 32/CT-TTg ngày 25/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông.
Để tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo:
- Hoàn thiện Đề án đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tối thiểu đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2024.
- Tiếp tục hoàn thiện và phát triển Chương trình giáo dục phổ thông 2018 phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đặt ra.
- Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12 năm 2023.
- Tổng kết việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018, trên cơ sở đó đề xuất phương án, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội việc tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa theo quy định tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội trong năm 2025.
Thủ tướng yêu cầu có phương án biên soạn một bộ sách giáo khoa trong năm 2025 (Ảnh minh họa - nguồn internet)
- Ban hành văn bản hướng dẫn về phương pháp định giá sách giáo khoa, bảo đảm kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất, phát hành để giảm giá thành sách giáo khoa.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông...
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương thực hiện thống nhất liên thông chương trình, nội dung các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Bộ Nội vụ chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện việc tuyển dụng giáo viên theo biên chế được giao, khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên của các cơ sở giáo dục.
Bộ Tài chính bố trí ngân sách cho giáo dục, đào tạo và kinh phí thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho các địa phương để thực hiện các chương trình, đề án, dự án tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục phổ thông; quy hoạch quỹ đất sử dụng cho giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục.
Đồng thời, tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, thực hiện đồng bộ các giải pháp giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên; thực hiện tuyển dụng giáo viên bảo đảm đủ số biên chế được cấp có thẩm quyền giao.
Ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đối với các cơ sở giáo dục phổ thông đáp ứng nhu cầu tối thiểu theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Xây dựng và triển khai phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh diện chính sách, diện hộ nghèo, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, vùng sâu, vùng xa, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số...
Xem chi tiết Chỉ thị 32/CT-TTg.
PV
Chi tiết >>
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
Khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ năm 2024, tạo tiền ...
Đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy quán ...
Hoạt động hiến máu tình nguyện năm 2024: Lan tỏa tinh thần ...
Ngành BHXH Việt Nam: Nhiều hoạt động ý nghĩa hướng tới kỷ ...
BHXH Việt Nam tăng hạng, xếp thứ 2 về Chỉ số phục vụ người ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?