Hệ thống ASXH tại Thái Lan
01/03/2022 02:38 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Người dân Thái Lan được thụ hưởng an sinh, phúc lợi xã hội thông qua 3 cơ quan: Cơ quan an sinh xã hội Thái Lan, Cơ quan đảm bảo y tế quốc gia Thái Lan và Quỹ Hưu trí Chính phủ.
Hình minh họa (nguồn: Internet)
Cơ quan an sinh xã hội Thái Lan (SSO)
SSO được thành lập theo Luật An sinh xã hội vào ngày 2/9/1990 và trực thuộc Bộ Nội vụ. Khi SSO được thành lập, một số công việc của Vụ Phúc lợi công có liên quan tới ASXH, cùng với Quỹ Đền bù cho NLĐ của Vụ Lao động đã được chuyển sang cho SSO. Ngày 23/9/1993, Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội được thành lập thì SSO được tách ra khỏi Bộ Nội vụ và trở thành một trong những cơ quan thuộc Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội. Theo chương trình cải cách của Chính phủ kể từ ngày 3/10/2002, Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội đổi tên thành Bộ Lao động.
Với nhân lực khoảng 7000 người, SSO, có 19 đơn vị trực thuộc, 113 văn phòng (bao gồm 77 văn phòng cấp tỉnh, 24 chi nhánh, 22 văn phòng tại Băng Cốc) và 05 Trung tâm phục hồi chức năng. Nhiệm vụ chính của SSO là quản lý các hoạt động của Quỹ ASXH và Quỹ Đền bù cho NLĐ. Quỹ ASXH Thái Lan được xây dựng trên cơ sở Luật an sinh xã hội 1990 (sửa đổi vào các năm 1994, 1999).
Nguồn thu của Quỹ được hình thành từ đóng góp của chủ SDLĐ, NLĐ và Chính phủ. Qua quá trình phát triển từ năm 1990 đến nay, Quỹ ASXH Thái Lan thực hiện chi trả 7 chế độ, bao gồm: Ốm đau, Thai sản, Trợ cấp trẻ em, Mất sức lao động, Hưu trí, Tử tuất, Thất nghiệp. Chịu trách nhiệm quản lý Quỹ ASXH là Uỷ ban ASXH, Uỷ ban Y tế, Uỷ ban Khiếu nại. Đối tượng đóng Quỹ ASXH được chia thành 3 nhóm: nhóm bắt buộc, nhóm tự nguyện và nhóm lao động phi chính thức. Trong đó, nhóm bắt buộc là lao động trong các DN (có từ 1 lao động trở lên); nhóm tự nguyện là lao động bị chấm dứt việc làm, không được hưởng trợ cấp thất nghiệp; nhóm phi chính thức là lao động tự do từ 15- 60 tuổi, tham gia trên cơ sở tự nguyện và được nhà nước hỗ trợ một phần đóng.
SSO thực hiện các chế độ bồi thường cho NLĐ, theo Luật đền bù cho người lao động (1994). Các chế độ bồi thường cho NLĐ bao gồm: Các dịch vụ y tế; Bồi thường tiền mặt, mất sức lao động; Trợ cấp mai táng; Các dịch vụ phục hồi (bao gồm phục hồi sức khoẻ và đào tạo nghề nghiệp, chi phí hoạt động). Quỹ đền bù cho NLĐ do Uỷ ban Bồi thường cho NLĐ và Uỷ ban y tế chịu trách nhiệm quản lý; chủ SDLĐ có trách nhiệm phải đóng quỹ này theo tỷ lệ nhất định. Theo đó, từ năm thứ 1 đến năm thứ 4, tỷ lệ đóng theo quy định là từ 0,2- 01% bảng lương của năm; từ năm thứ 5 trở tỷ lệ đóng phụ thuộc vào mức độ chi trả bồi thường cho NLĐ từ các năm trước.
Cơ quan đảm bảo y tế quốc gia Thái Lan (NHSO)
Chăm sóc y tế toàn dân là một chính sách chiến lược quốc gia của Thái Lan. Để thực hiện chiến lược này, ngoài những chương trình ASXH và chế độ y tế cho người dân thuộc khu vực chính thức, Chính phủ còn cho ra mắt chương trình Phúc lợi y tế (MWS) và Thẻ BHYT tự nguyện (HSC) dành cho khu vực phi chính thức, dưới sự quản lý của Bộ Y tế công (MoPH). Tuy nhiên, 2 phương pháp này lại không phù hợp để thực hiện BHYT toàn dân.
Với kinh nghiệm có được từ các chương trình y tế khác nhau, Chính phủ Thái Lan đã ban hành Luật An sinh xã hội quốc gia vào năm 2002. Theo luật này, Văn phòng An ninh Y tế quốc gia (NHSO) được thành lập, nhằm quản lý việc cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế cho toàn bộ người dân cũng như quản lý Quỹ BHYT quốc gia. Bên cạnh đó, MWS và HCS được chuyển từ MoPH sang cho NHSO quản lý và kết hợp một chương trình mới cho tất cả các khu vực phi chính thức thành chương trình BHYT toàn dân.
NHSO có chức năng lưu trữ dữ liệu về những người được hưởng chế độ, các cơ sở chăm sóc y tế và những mạng lưới của cơ sở chăm sóc y tế. Quản lý Quỹ BHYT quốc gia về việc thực hiện theo các qui định Ủy ban đề ra; Thanh toán các chi phí dịch vụ y tế theo quy định của Ủy ban cho những cơ sở chăm sóc y tế và các mạng lưới của cơ sở chăm sóc y tế; Thanh tra các tài liệu và chứng từ đối với các đơn đệ trình xin kinh phí về dịch vụ y tế của các cơ sở chăm sóc y tế; Kiểm soát và giám sát các cơ sở chăm sóc y tế và mạng lưới của các cơ sở đó nhằm cung cấp những dịch vụ chăm sóc y tế đáp ứng đúng với tiêu chuẩn mà Ủy ban đề ra và tạo điều kiện thuận lợi về nơi ở cho các bệnh nhân; Thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin có liên quan đến việc thực hiện các dịch vụ y tế.
Quỹ Hưu trí Chính phủ (GPF)
GPF được thành lập ngày 27/3/1997, mục tiêu là nhằm đảm bảo các chế độ hưu trí cho thành viên, khuyến khích thành viên tiết kiệm cũng như cung cấp cho thành viên các chế độ và phúc lợi xã hội khác. Để đảm bảo các chế độ cơ bản cho thành viên, GPF tiến hành đầu tư tuân theo nhưng quy định nội bộ.
GPF có 2 loại đối tượng thành viên: thành viên đóng góp và không đóng góp. NLĐ là công chức Nhà nước kể từ sau ngày 27/03/1997 gọi là những thành viên đóng góp. Còn đối với những người đã là viên chức Chính phủ trước thời hạn trên thì có quyền lựa chọn để trở thành thành viên đóng góp hoặc thành viên không đóng góp.
Đối với chương trình đóng góp thì NLĐ phải đóng 3% lương hằng tháng. Chủ SDLĐ đóng 3% và đóng thêm 2% cho khoản đền bù sau 1997.
Đối với thành viên không đóng góp thì chủ SDLĐ cung cấp các khoản đền bù trước 1997 dựa theo công thức mới và các khoản đền bù sau 1997 là 2% lương/tháng.
Những tài sản trong điều khoản quản lý từ tài khoản thành viên và tài khoản Chính phủ.
Tài khoản thành viên gồm: Thành viên đóng 3% lương hằng tháng; Chủ SDLĐ đóng 3% lương hằng tháng. Các thành viên theo hình thức không đóng góp thì không được hưởng khoản tiền này; Các khoản đền bù trước 1997 là để đền bù cho các thành viên trong khoảng thời gian mà các thành viên bắt đầu công việc, vì số tiền mà họ được nhận từ chương trình chế độ trong thời gian đó thấp hơn bình thường.
Bên cạnh đó, theo chương trình thực thanh thực chi: để được nhận khoản đền bù trước 1997, các thành viên phải là những người nhận tiền hưu trí hàng tháng, chứ không nhân khoản tiền hưu trí một lần (hưu trí chi trả một lần). Các khoản đền bù sau 1997 là để đền bù cho các thành viên trong khoảng thời gian họ ngừng làm việc vì số tiền mà họ nhận được từ chương trình chế độ trong thời gian đó thấp hơn bình thường.
Khoản tiền này là 2% lương hằng tháng và sẽ được thanh toán cho các thành viên đã lựa chọn tiều hưu trí theo chương trình thực thanh thực chi; Số tiền không được xác định là khoản tiền được nhận bởi GPF và sẽ được phân bổ tới khoản đóng góp của thành viên, của chủ SDLĐ và khoản đền bù sau 1997 khi GPF nhận được hồ sơ cá nhân đầy đủ. Số tiền thành viên không nhận nữa là khoản tiền mà GPF nhận sau khi thành viên qua đời. GPF phải hoàn trả số tiền này cho Chính phủ.
Tài khoản Chính phủ gồm: Tài khoản dự trữ Chính phủ là một sự sắp xếp đã được ghi rõ trong mục 72 Luật B.E.2539. Chính phủ sẽ giao 20% ngân sách chi tiêu hằng năm cho GPF như là tài khoản dự trữ Chính phủ. Nếu tổng số tài khoản dự trữ Chính phủ, tài khoản chung và lãi suất vượt quá 3 lần ngân sách hưu trí hằng năm của quốc gia, thì GPF sẽ chuyển số tiền vượt mức đó về Chính phủ. Tài khoản chung là số tiền được phân bổ một lần vào các tài khoản cá nhân nhưng sau đó được rút lại khi thành viên lựa chọn rút một lần (tiền hưu trí chi trả một lần) từ chương trình thực thanh thực chi. Các thành viên khi đã qua đời thì không được nhân khoản tiền này nữa.
PV
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
BHXH Việt Nam ban hành Quyết định về mẫu thông báo kết quả ...
Công tác thanh tra kiểm tra ngành BHXH Việt Nam: Đảm bảo ...
Khối Thi đua số V: Tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi ...
Bản tin Audio số 47 - Tuần 3 tháng 1/2025
Tiếp nối Chương trình “Không để ai bị bỏ lại phía sau – ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?