Ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng quản lý BHXH
22/09/2021 10:58 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Hội đồng quản lý (HĐQL) BHXH vừa ban hành Nghị quyết số 2919/NQ-HĐQL quy định về quy chế làm việc của HĐQL BHXH. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 17/9/2021.
Nghị quyết gồm 3 chương, 23 Điều quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức điều hành của HĐQL BHXH; Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành viên HĐQL BHXH; nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị, cán bộ, CCVC giúp việc thành viên HĐQL BHXH ở các Bộ, cơ quan Trung ương và Văn phòng HĐQL BHXH. Nghị quyết cũng quy định cụ thể về chế độ làm việc của HĐQL BHXH; trình tự thủ tục họp HĐQL BHXH; điều kiện làm việc và quy định về việc phân cấp, giao nhiệm vụ của HĐQL BHXH, mối quan hệ công tác của HĐQL BHXH.
Nghị quyết xác định, nhiệm vụ và quyền hạn của HĐQL BHXH gồm:
1. Chỉ đạo xây dựng và thông qua: Chiến lược phát triển ngành BHXH Việt Nam; Kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về thực hiện các chế độ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); Chiến lược, kế hoạch phát triển đối tượng; Đề án bảo toàn và tăng trưởng các quỹ BHXH, BHYT, BHTN trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; kế hoạch, lộ trình ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý các hoạt động của ngành BHXH; Giám sát, kiểm tra Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam (sau đây gọi là Tổng Giám đốc) thực hiện chiến lược, kế hoạch, đề án sau khi được phê duyệt.
2. Giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu, chi, quản lý và sử dụng các quỹ BHXH, BHYT, BHTN; Ban hành thông báo, kết luận, phúc tra về quy định trách nhiệm thực hiện kết luận giám sát của các chủ thể liên quan đối với kết quả giám sát của HĐQL BHXH. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHXH, BHYT, BHTN để bảo đảm an toàn quỹ BHXH, BHYT, BHTN.
3. Ban hành Nghị quyết thông qua: Dự toán hàng năm về thu, chi các quỹ BHXH, BHYT, BHTN và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm của BHXH Việt Nam, mức chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN trước khi BHXH Việt Nam trình cơ quan có thẩm quyền quyết định; phê duyệt quyết toán tài chính quỹ BHXH, BHYT, BHTN hàng năm của BHXH Việt Nam (trừ khoản kinh phí ngân sách nhà nước cấp chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH cho người thụ hưởng thuộc đối tượng do NSNN đảm bảo), thông qua các báo cáo hàng năm về việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT, BHTN; tình hình quản lý và sử dụng các quỹ BHXH, BHYT, BHTN trước khi BHXH Việt Nam trình cơ quan có thẩm quyền; gửi cơ quan có thẩm quyền kiến nghị về chính sách BHXH, BHYT, BHTN để nghiên cứu xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách đảm bảo tính khả thi trong thực tiễn.
4. Ban hành nghị quyết, quyết định phê duyệt về hình thức và cơ cấu đầu tư của các quỹ BHXH, BHYT, BHTN trên cơ sở đề nghị của Tổng Giám đốc; chịu trách nhiệm trước Chính phủ về các hình thức đầu tư và cơ cấu đầu tư của các quỹ BHXH, BHYT, BHTN.
5. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN; chiến lược phát triển của ngành, kiện toàn hệ thống tổ chức của BHXH Việt Nam; cơ chế quản lý và sử dụng các quỹ BHXH, BHYT, BHTN. Thành viên HĐQL BHXH là đại diện của Bộ, ngành chịu trách nhiệm trong việc giúp Chủ tịch HĐQL BHXH thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi quản lý của Bộ, ngành; đồng thời báo cáo về những nội dung liên quan với Bộ trưởng, ngành đó.
6. Chủ trì, phối hợp với cấp ủy, chính quyền các địa phương trong giám sát việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn. Thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện các Thông báo, Kết luận về kết quả giám sát của HĐQL BHXH.
7. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.
8. Ban hành quy chế làm việc của HĐQL BHXH.
Về chế độ làm việc của HĐQL BHXH, Nghị quyết quy định:
1. HĐQL BHXH làm việc theo chế độ tập thể; họp thường kỳ 3 tháng một lần.
2. Chủ tịch HĐQL BHXH hoặc Phó Chủ tịch HĐQL BHXH được Chủ tịch HĐQL BHXH uỷ quyền có trách nhiệm triệu tập và chủ trì cuộc họp của HĐQL BHXH.
3. Cuộc họp của HĐQL BHXH được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba thành viên HĐQL BHXH tham dự. Nghị quyết của HĐQL BHXH phải được trên 50% tổng số thành viên HĐQL BHXH biểu quyết tán thành. Đối với các thành viên vắng mặt được gửi lấy ý kiến tham gia bằng văn bản. Trường hợp số thành viên biểu quyết đồng ý và không đồng ý bằng nhau thì quyết định theo ý kiến của Chủ tịch HĐQL BHXH. Những vấn đề chưa thống nhất ý kiến giữa các thành viên HĐQL BHXH thì Chủ tịch HĐQL BHXH báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định. Thành viên HĐQL BHXH có quyền bảo lưu ý kiến của mình.
4. Khi bàn về nội dung công việc liên quan đến các Bộ, ngành và các đơn vị thuộc BHXH Việt Nam thì HĐQL BHXH mời lãnh đạo Bộ, ngành đó và Thủ trưởng đơn vị thuộc BHXH Việt Nam dự họp. Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị liên quan được mời dự họp có quyền được phát biểu ý kiến, nhưng không tham gia biểu quyết.
5. Nghị quyết của HĐQL BHXH được gửi đến các thành viên HĐQL BHXH, Tổng Giám đốc và các đơn vị có liên quan để tổ chức thực hiện.
6. Thành viên HĐQL BHXH có quyền yêu cầu Tổng Giám đốc cung cấp thông tin, tài liệu về những nội dung thuộc phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng quản lý. Tổng Giám đốc có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác các thông tin và tài liệu về những nội dung thuộc phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của HĐQL BHXH theo yêu cầu của các thành viên HĐQL BHXH.
7. Hàng năm, HĐQL BHXH báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình và kết quả hoạt động của HĐQL BHXH.
8. Kinh phí hoạt động của HĐQL BHXH do BHXH Việt Nam bảo đảm. Địa điểm làm việc của HĐQL BHXH, Phó Chủ tịch chuyên trách và Văn phòng giúp việc của HĐQL BHXH do BHXH Việt Nam bố trí. HĐQL BHXH sử dụng con dấu của BHXH Việt Nam để hoạt động.
9. Các thành viên HĐQL BHXH sử dụng cán bộ, công chức, viên chức của Bộ, ngành mình để giúp việc. Thành viên HĐQL BHXH được hưởng chế độ thù lao do Chính phủ quy định.
Hiện nay, HĐQL BHXH có các thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm gồm: Bộ trưởng Bộ Tài chính là Chủ tịch Hội đồng; Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam là Phó Chủ tịch thường trực; 01 Phó Chủ tịch chuyên trách và các thành viên là Thứ trưởng các Bộ: Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Phó Chủ tịch các đơn vị: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam và thành viên khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định. Nhiệm kỳ của thành viên HĐQL BHXH là 5 năm./.
PV
Chi tiết >>
BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị Giao ban trực ...
Lãnh đạo Ngành BHXH tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho ...
Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh thăm, tặng quà, làm ...
Sóc Trăng phát động Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu chính ...
Phó Tổng Giám đốc Chu Mạnh Sinh làm việc tại BHXH tỉnh Long ...
Lương hưu – Nền tảng cho cuộc sống ổn định khi về già của ...
Tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngành BHXH ...
Bình Thuận đạt và vượt chỉ tiêu chi trả các chế độ BHXH, ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?