Các tổ chức ASXH khu vực Đông Nam Á: Cần chủ động đưa ra các giải pháp linh hoạt
24/09/2020 04:26 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
23/9, đã diễn ra Hội thảo trực tuyến khu vực Đông Nam Á, do Hiệp hội ASXH quốc tế (ISSA) tổ chức, với chủ đề: “Bài học đối với các tổ chức ASXH khu vực Đông Nam Á sau làn sóng đầu tiên của đại dịch Covid-19”. Tổng Thư ký ISSA Marcelo Abi-Ramia Caetano chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo tại điểm cầu Việt Nam có Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh cùng đại diện các tổ chức tại nhiều điểm cầu trong khu vực.
Cần có sự chuẩn bị ứng phó đối với làn sóng dịch tiếp theo
Phát biểu khai mạc hội thảo, Tổng Thư ký ISSA Marcelo Abi-Ramia Caetano cho biết, Hội thảo trực tuyến sẽ thảo luận tập trung về những kinh nghiệm của các cơ quan ASXH trong khu vực trong làn sóng đầu tiên của đại dịch Covid-19, như: Các phản ứng và thay đổi về cung cấp dịch vụ, các quy trình nội bộ và nguồn nhân lực. Đồng thời, thảo luận về hiệu quả mà các kinh nghiệm trên đem lại, nhằm ứng phó với sự lây lan phức tạp của dịch bệnh cũng như có sự chuẩn bị cho làn sóng dịch tiếp theo. Đặc biệt, thông qua sự kiện này là một cơ hội để trao đổi về những phương pháp tân tiến được các cơ quan ASXH trong khu vực áp dụng liên quan đến kế hoạch kinh doanh liên tục và ứng phó với khủng hoảng kinh tế.
Tại Hội thảo, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh nhấn mạnh: Việc ISSA tổ chức Hội thảo này rất phù hợp trong thời điểm hiện nay. Đồng thời cho biết, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân, cũng như việc phát triển kinh tế và ASXH. Trước tình hình đó, Chính phủ Việt Nam đã xác định phải thực hiện mục tiêu kép, đó là vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế, với rất nhiều giải pháp trọng điểm. Do đó, các hoạt động của BHXH Việt Nam vẫn diễn ra bình thường và hiệu quả.
Toàn cảnh Hội thảo tại điểm cầu BHXH Việt Nam
Cũng theo Phó Tổng Giám đốc Đào Việt Ánh, dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19, công tác thực hiện nhiệm vụ của BHXH Việt Nam vẫn luôn được đảm bảo. Tính đến hết tháng 8/2020, số người tham gia BHXH bắt buộc là 14,56 triệu người; số người tham gia BHXH tự nguyện là 786 nghìn người, tăng so với tháng 7/2020 và tăng so với năm 2019. Số người tham gia BHYT là 86,42 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ 89,2% dân số, tăng so với tháng 7/2020 và so với cuối năm 2019…
Ngoài ra, trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, công tác giải quyết hưởng các chế độ BHXH vẫn kịp thời, đúng quy định pháp luật. BHXH Việt Nam luôn chủ động, kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành phố phối hợp chặt chẽ với với Sở Y tế và các cơ sở KCB trên địa bàn đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người tham gia BHYT…“Ngành BHXH thực hiện làm việc trực tuyến và làm việc tại cơ quan luân phiên. Nhờ đó, đến giờ phút này, Việt Nam đã và đang duy trì tăng trưởng kinh tế dương. Đối với ngành BHXH nói riêng, kết quả hoạt động của Ngành vẫn cao hơn năm trước, để đạt được kết quả như vậy, BHXH Việt Nam đã và đang đồng bộ tất cả các giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao”- Phó Tổng Giám đốc Đào Việt Ánh nói.
Tổng Thư ký ISSA Marcelo Abi-Ramia Caetano phát biểu tại Hội thảo
Bài học kinh nghiệm từ các nước trong khu vực
Chia sẻ tại Hội thảo, bà Aurora Cruz Ignacio- Chủ tịch và Giám đốc điều hành của SSS cũng cho biết, do ảnh hưởng từ việc hạn chế đi lại trong đại dịch tại Philippines, SSS đã mở rộng gia hạn đóng và chi trả cho nhiều loại hình BHXH khác nhau. Trong đó, gia tăng đáng kể là trợ cấp thất nghiệp với hơn 20 nghìn hồ sơ gia tăng so với tháng trước. Cũng đã có gói vay lên đến 5 triệu đô la cho đối tượng hưu trí tại nước này…
Ngoài ra, quan sát các biện pháp khoảng cách xã hội trong các chi nhánh của SSS; giới hạn quyền tham gia của người thăm khám; lập lịch giao dịch trong một số chi nhánh SSS, bỏ qua các giao dịch từ không cần quầy sang thực hiện trực tuyến; phối hợp với các ngân hàng, cơ quan tài chính và Cục Dự trữ quốc tế để xác nhận trợ giúp đối với các DN nhỏ… là một số giải pháp được SSS thực hiện.
Cho rằng việc đảm bảo sức khỏe cho các nhân viên là một giải pháp quan trọng, ông Edmund Cheong- Giám đốc Chiến lược và Chuyển đổi của tổ chức ASXH Malaysia (SOCSO) chia sẻ, các nhân viện tại SOCSO luôn được kiểm tra thân nhiệt và tất cả nhân viên đều được cung cấp khẩu trang. Bên cạnh đó, các cuộc họp của SOCSO với các địa phương đều được tổ chức trực tuyến. Đối với các nhân viên không thiết yếu sẽ được làm việc tại nhà…
Tại Hội thảo, các diễn giả cũng đã chia sẻ một số giải pháp cho làn sóng dịch thứ hai. Các giải pháp đều hướng tới sự phát triển bền vững với các gói tài chính kích thích thị trường lao động. Ông Edmund Cheong cho biết, NLĐ và DN tại Malaysia sẽ đăng ký với cơ quan để được xem xét hỗ trợ từ nguồn vốn của gói kích thích tài chính trị giá 12 tỷ đô la của Chính phủ.
Kết luận Hội thảo, Tổng Thư ký ISSA Marcelo Abi-Ramia Caetano nhấn mạnh, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của các tổ chức ASXH. Để ứng phó với tình trạng này- nếu xảy ra làn sóng đại dịch thứ 2, các tổ chức ASXH cần phải chủ động đưa ra các giải pháp linh hoạt. Trong đó, có 3 giải pháp ngắn hạn bao gồm: Tăng đối tượng tham gia BHXH bằng các biện pháp mới, linh hoạt; đổi mới phương pháp làm việc, điển hình như làm việc tại nhà, sử dụng các ứng dụng CNTT; tổ chức giao dịch, trợ cấp thông qua giao dịch điện tử- giúp người dân sử dụng dịch vụ được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
PV
Chi tiết >>
BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị Giao ban trực ...
Lãnh đạo Ngành BHXH tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho ...
Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh thăm, tặng quà, làm ...
Bình Thuận đạt và vượt chỉ tiêu chi trả các chế độ BHXH, ...
BHXH Việt Nam hướng dẫn khen thưởng các tập thể, cá nhân có ...
BHXH Việt Nam phát động phong trào thi đua nước rút những ...
BHXH Việt Nam tổ chức diễn tập ứng cứu sự cố an toàn thông ...
Hướng dẫn triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?