Hiệu quả từ công tác cải cách TTHC về BHXH, BHYT tại Phú Yên
03/10/2017 09:34 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Trong thời gian qua, Ngành BHXH đặc biệt chú trọng công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân và DN. Trong nỗ lực chung của toàn ngành thì BHXH tỉnh Phú Yên là một điểm sáng.
Đột phá trong cải cách TTHC
Từ năm 2013, BHXH tỉnh Phú Yên đã đưa vào áp dụng và từng bước duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BH thất nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu giảm thiểu tối đa thời gian, chi phí cho các cá nhân, đơn vị khi tham gia BHXH, BHYT, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Mặt khác, để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khi giao dịch với cơ quan BHXH, đơn vị đã đa dạng hóa nhiều phương thức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả TTHC. Cụ thể, ngoài việc duy trì mô hình tiếp nhận hồ sơ và giải quyết TTHC theo cơ chế “một cửa”, BHXH tỉnh còn nhận hồ sơ và trả kết quả qua hệ thống bưu điện. Nhờ đó, việc tiếp nhận và giải quyết các hồ sơ tham gia, thụ hưởng chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp diễn ra kịp thời, nhanh chóng và đảm bảo minh bạch trong các khâu xử lý. Sau thời gian điều chỉnh, cải cách, đến nay BHXH tỉnh đã cắt giảm số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết từ 33 thủ tục xuống còn 24 thủ tục.
Xác định ứng dụng công nghệ thông tin và đẩy mạnh tin học hóa các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ trong công tác của ngành là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác cải cách TTHC, BHXH tỉnh đã đưa vào sử dụng phần mềm kê khai hồ sơ tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp kết hợp lập đường dây nóng hỗ trợ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sử dụng phần mềm hỗ trợ kê khai BHXH qua mạng Internet. Đến nay, toàn tỉnh có 1.978 đơn vị đăng ký giao dịch điện tử, giao dịch qua mạng Internet, đạt 96% tổng số đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh (2.061 đơn vị). Việc đưa vào sử dụng phần mềm chữ ký số đã tạo nguồn dữ liệu liên thông trong kê khai thông tin tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp và thuế, từng bước giúp 02 ngành Thuế và BHXH quản lý chặt chẽ được đối tượng tham gia, hạn chế tối đa tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH, BHYT.
Song song đó, để quản lý thông tin đối tượng tham gia, kiểm soát quá trình in, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT nhằm hạn chế tối đa tình trạng sai sót hoặc cấp trùng đối tượng, BHXH tỉnh kết hợp đưa vào sử dụng phần mềm quản lý tài chính kế toán trong kiểm soát các vấn đề thu, chi tài chính, cũng như sử dụng phần mềm quản lý dữ liệu tập trung trong lĩnh vực thu, sổ thẻ (phần mềm TST). Nhờ đó, BHXH tỉnh dễ dàng kiểm soát, quản lý tốt nguồn quỹ, đảm bảo tính chính xác, minh bạch và thực hiện nguyên tắc chi đúng, chi đủ cho đối tượng tham gia và thụ hưởng các chế độ, chính sách BHXH, BHYT.
Đặc biệt, năm 2016, BHXH tỉnh đã có bước đột phá trong công tác cải cách TTHC khi đưa tin học hóa vào quản lý KCB, giám định, và thanh toán BHYT; đưa vào sử dụng, đồng bộ hóa Hệ thống Thông tin giám định BHYT đến tất cả cơ sở KCB BHYT trên địa bàn tỉnh.
Chuyển biến rõ rệt
Trong năm 2017, thực hiện chủ trương chung của Ngành, toàn hệ thống BHXH tỉnh đang nỗ lực rà soát, đồng bộ nguồn dữ liệu tham gia BHXH, BHYT tiến tới cấp mã số BHXH duy nhất cho người tham gia để xây dựng hệ thống dữ liệu tập trung toàn quốc về quá trình đóng, hưởng của từng cá nhân nhằm hạn chế tối đa tình trạng cấp trùng, sai thông tin thẻ BHYT; đồng thời giúp xác định đúng quá trình tham gia BHXH, BHYT, phục vụ cho công tác quản lý, theo dõi và giải quyết các chế độ, chính sách BHXH, BHYT cho người tham gia và tiến tới cấp, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT điện tử kết nối dữ liệu trên toàn quốc.
Nhờ tin học hóa trong quản lý KCB, giám định và thanh toán BHYT nên đến nay toàn tỉnh có 17 cơ sở KCB tuyến tỉnh, tuyến huyện và 112 trạm y tế xã phường, thị trấn trong toàn tỉnh, kết nối KCB liên thông tuyến huyện trong địa bàn tỉnh; giám sát tình hình các cơ sở KCB gửi file dữ liệu chi phí KCB hàng ngày lên cổng Hệ thống Thông tin giám định BHYT đúng quy định. Nhờ việc sử dụng Hệ thống Thông tin giám định BHYT, các chi phí ngoài quy định được phát hiện và xử lý, tình trạng trục lợi quỹ được ngăn chặn kịp thời, người bệnh giảm được thời gian chờ khám bệnh, thanh toán viện phí và được cung cấp đầy đủ thông tin về chi phí do quỹ BHYT chi trả.
Nói về hiệu quả trong công tác cải cách TTHC để phục vụ tốt công tác của ngành và tạo thuận lợi cho người dân, Giám đốc BHXH tỉnh Trần Quang Vinh cho biết: “Bằng những giải pháp, cách thức cụ thể, thiết thực, công tác cải cách TTHC đã và đang mang lại nhiều kết quả tích cực trong triển khai thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, góp phần thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp ở địa phương; tạo dựng niềm tin và thuận lợi cho các cơ quan, doanh nghiệp, nhân dân trên địa bàn. Nhờ đó, tỷ lệ bao phủ và công tác giải quyết các chế độ, chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến rõ rệt./.
Trần Đoàn
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Bản tin Audio số 47 - Tuần 3 tháng 1/2025
BHXH Việt Nam chung tay với phong trào “Cả nước chung tay ...
Tiếp nối Chương trình “Không để ai bị bỏ lại phía sau – ...
Khối Thi đua số I: Đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với thực ...
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...