Tỷ lệ lao động nữ tham gia thị trường lao động chiếm gần 50%
09/08/2017 10:18 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Dự thảo báo cáo 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới cho thấy, tỷ lệ lao động nữ tham gia vào thị trường lao động luôn giữ ở mức ổn định 48-49%. Tuy nhiên, chất lượng việc làm còn thấp, tính ổn định, bền vững trong việc làm không cao.
Theo dự thảo báo cáo, lao động nữ thường làm trong các ngành, lĩnh vực có trình độ chuyên môn không cao như dịch vụ, dệt may, da giầy, … (chiếm khoảng 70% tổng số lao động trong các ngành này); 62,4% lao động nữ làm việc trong gia đình không hưởng lương/công và tự làm; 41,1% lao động nữ làm những công việc đơn giản; 43,6% lao động nữ làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Lương bình quân hàng tháng của lao động nữ làm công hưởng lương khoảng 4,58 triệu đồng, thấp hơn so với lao động nam là 5,19 triệu đồng.
Từ năm 2011 đến nay, hàng năm, Việt Nam đưa được từ 80.000-100.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tập trung chủ yếu tại các thị trường như Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Đông,… Trong đó, 35-40% là nữ giới, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững; đồng thời tạo điều kiện cho lao động nữ có cơ hội học hỏi kinh nghiệm, hội nhập và rèn luyện tác phong công nghiệp, kỷ luật trong lao động sản xuất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ.
Thu nhập bình quân của lao động được cải thiện đáng kể trong thời gian qua, tuy nhên thu nhập của lao động nữ chỉ bằng 90% thu nhập của lao động nam.
Mặc dù đã có nhiều chính sách, hoạt động trong thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, tuy nhiên vẫn còn nhiều nội dung gặp khó trong thực hiện: Trong hầu hết các nghề mà pháp luật không cấm, trên thực tế vẫn cho thấy nữ lao động không được tuyển dụng nhiều hơn nam. Nhiều doanh nghiệp tuyển dụng lao động nữ lại đưa thêm các quy định về điều kiện tuyển dụng ngoài pháp luật lao động như: lao động nữ được tuyển dụng sau một thời gian nhất định mới được kết hôn hoặc mới được phép sinh con.
Về độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm, vẫn còn tồn tại sự khác biệt giữa nam và nữ trong đề bạt và bổ nhiệm. Về tiền lương và thu nhập: Do tiền lương và tiền công phụ thuộc vào kết quả lao động và hiệu quả kinh tế nên vấn đề này đã bảo đảm được tính công bằng không có sự phân biệt đối sử về giới. Tuy nhiên, trung bình tiền lương chính của lao động nữ vẫn thấp hơn so với lao động nam do nữ giới có trình độ trung bình thấp hơn so với nam giới nên phải làm những công việc có lương thấp hơn so với nam.
Về chính sách BHXH và các điều kiện lao động khác: Tuổi nghỉ hưu thực tế bình quân giữa nam và nữ đều thấp hơn tuổi quy định và có sự chênh lệch khá xa giữa nam và nữ./.
Theo baodansinh.vn
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua cơ quan BHXH ...
Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh chúc mừng CCVC, người lao ...
BHXH Việt Nam ban hành Kế hoạch công tác thông tin, truyền ...
Truyền thông chính sách BHXH, BHYT: Tích cực, chủ động đưa ...
BHXH Việt Nam ban hành Quyết định về mẫu thông báo kết quả ...