Bài 3: Cải cách chính sách BHXH hướng tới mục tiêu an sinh bền vững
11/09/2018 06:07 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Điểm nhấn đặc biệt được thể hiện trong Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH là thực hiện đồng bộ các nội dung cải cách nhằm mở rộng diện bao phủ BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân; bảo đảm cân đối quỹ BHXH trong dài hạn, điều chỉnh lương hưu độc lập tương đối trong mối tương quan với tiền lương của người đang làm việc, thay đổi cách thức điều chỉnh lương hưu theo hướng chia sẻ. Tất cả những đổi mới ấy đều hướng đến mục tiêu an sinh bền vững.
BHXH thực sự là trụ cột an sinh xã hội
Tại Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 về cải cách chính sách BHXH, Trung ương đã đưa ra mục tiêu “từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân” với 11 nội dung cải cách cũng như 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được xác định chính là “chìa khóa” để mở ra cánh cửa đi tới mục tiêu quan trọng này, để BHXH thật sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội. Cải cách chính sách BHXH vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài; kết hợp hài hoà giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển và phải đặt trong mối tương quan với phát triển các chính sách xã hội khác, nhất là chế độ tiền lương, thu nhập, trợ giúp xã hội để mọi công dân đều được bảo đảm an sinh xã hội.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Việc phát triển hệ thống tổ chức thực hiện chính sách BHXH bảo đảm tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả, hiện đại, nâng cao tính hấp dẫn, củng cố niềm tin và sự hài lòng của người dân cũng như các chủ thể tham gia BHXH. Do đó, Nghị quyết số 28-NQ/TW cũng nêu rõ: “Thực hiện đồng bộ các nội dung cải cách nhằm mở rộng diện bao phủ BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân; bảo đảm cân đối quỹ BHXH trong dài hạn, điều chỉnh lương hưu độc lập tương đối trong mối tương quan với tiền lương của người đang làm việc, thay đổi cách thức điều chỉnh lương hưu theo hướng chia sẻ”.
Chính vì thế, cải cách chính sách BHXH cần được thực hiện với quyết tâm chính trị cao và với sự đồng hành của cả hệ thống chính trị. Các cơ quan chức năng, Ngành BHXH và tổ chức công đoàn cần chủ động phối hợp cải cách chính sách BHXH và tăng cường quản lý BHXH theo hướng mở rộng diện bao phủ, đa tầng và đa dạng hóa các mức đóng - hưởng BHXH cho các nhóm đối tượng phù hợp, theo nguyên tắc “có đóng - có hưởng, chia sẻ và bảo đảm quyền lợi, nghĩa vụ của các bên: Cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan tổ chức thực hiện, DN, người dân, NLĐ”; Ggắn cải cách chính sách BHXH với cải cách chính sách tiền lương, thị trường lao động, cơ chế quản lý quỹ BHXH theo lộ trình phù hợp khả năng kinh tế và ngân sách Nhà nước, không gây sốc trong xã hội, bảo đảm an toàn quỹ BHXH, nhất là quỹ hưu trí và phù hợp với các cam kết hội nhập quốc tế; nâng cao tính hấp dẫn, củng cố niềm tin và sự hài lòng của người dân, cũng như các chủ thể tham gia BHXH. Đồng thời, cần nghiên cứu các giải pháp cụ thể để đáp ứng yêu cầu vừa mở rộng đối tượng hưởng chế độ BHXH một lần cho người đóng mắc các trọng bệnh nguy hiểm rút ngắn tuổi thọ, vừa phải làm giảm quy mô số lượt người nhận BHXH một lần do thiếu thời gian tham gia hoặc do việc làm thiếu ổn định, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân, duy trì việc làm, bảo đảm quyền lợi chính đáng của DN và NLĐ; tăng thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan BHXH trong việc tuân thủ pháp luật, ngăn chặn trốn đóng, nợ đóng, gian lận, trục lợi quỹ BHXH, bảo đảm sự đồng thuận, ổn định chính trị và tiến bộ, công bằng xã hội, chất lượng đời sống nhân dân, phát triển bền vững đất nước.
Nhiều lợi ích hướng đến người dân
Có thể thấy, nhìn tổng thể, Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH có ba điểm đột phá lớn:
Một là, mở rộng diện bao phủ BHXH hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân thông qua việc xây dựng hệ thống BHXH đa tầng; sửa đổi quy định về điều kiện đóng BHXH tối thiểu để hưởng lương hưu theo hướng giảm thời gian đóng BHXH xuống 15 năm và lộ trình hướng đến 10 năm; điều chỉnh công thức tính lương hưu theo nguyên tắc công bằng, đóng - hưởng, chia sẻ; mở rộng đối tượng tham gia bắt buộc đến nhóm chủ hộ kinh doanh cá thể, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương, NLĐ làm việc theo chế độ linh hoạt. Tăng cường sự liên kết, hỗ trợ giữa các chính sách; cải cách trong thiết kế chính sách và tổ chức thực hiện nhằm củng cố niềm tin của người tham gia vào hệ thống; đẩy nhanh quá trình chuyển dịch lao động từ khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức.
Hai là, đảm bảo cân đối tài chính quỹ trong dài hạn. Cụ thể, sửa đổi, khắc phục bất hợp lý về chế độ hưu trí theo hướng linh hoạt hơn về điều kiện hưởng, chặt chẽ hơn trong quy định hưởng BHXH một lần, tăng tuổi nghỉ hưu bình quân thực tế. Sửa đổi các quy định về mức đóng, căn cứ đóng BHXH để đạt mục tiêu tăng trưởng diện bao phủ với mức hưởng khiêm tốn thay vì mức hưởng cao nhưng diện bao phủ hẹp. Điều chỉnh tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa phù hợp thông lệ quốc tế.
Ba là, thực hiện điều chỉnh lương hưu độc lập tương đối và trong mối tương quan với tiền lương của người đang làm việc.
Như vậy, khi triển khai thực hiện ba đột phá trên sẽ đem lại hiệu quả to lớn, mở rộng mạng lưới an sinh, giúp cho nhiều người dân được tiếp cận “quyền được bảo đảm an sinh xã hội” đã được Hiến pháp quy định; củng cố niềm tin, sự hấp dẫn và hài lòng của người dân cũng như các chủ thể tham gia BHXH. Điều gì có lợi cho người dân, chắc chắn sẽ được ủng hộ và đem đến những lợi ích thiết thực nhất. Đây là tiền đề cho phát triển bền vững. Với mục tiêu giảm dần số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí từ 20 năm xuống 15 năm, hướng tới còn 10 năm với mức hưởng được tính toán phù hợp, tạo điều kiện cho người lao động cao tuổi, có số năm tham gia BHXH thấp nhưng vẫn được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi BHXH.
Ngoài ra, nhằm giảm tình trạng hưởng BHXH một lần, hướng tới mục tiêu an sinh xã hội trong dài hạn, Nghị quyết số 28-NQ/TW nêu rõ, sẽ quy định theo hướng tăng quyền lợi nếu bảo lưu thời gian tham gia BHXH để hưởng chế độ hưu trí, giảm quyền lợi nếu hưởng BHXH một lần. Đồng thời, sẽ sửa đổi các quy định để khuyến khích NLĐ tham gia BHXH thời gian dài hơn, từng bước tăng tuổi nghỉ hưu bình quân, tăng tỷ lệ giảm trừ tiền lương hưu đối với NLĐ muốn nhận chế độ hưu trí sớm. Bên cạnh đó, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc sẽ được mở rộng với các nhóm chủ hộ kinh doanh, người quản lý DN, người quản lý, điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương, NLĐ làm việc theo chế độ linh hoạt. Sau nữa, Nghị quyết đề ra nhiệm vụ nghiên cứu thiết kế các gói BHXH tự nguyện ngắn hạn linh hoạt để NLĐ có nhiều sự lựa chọn tham gia và thụ hưởng. Đồng thời, tạo điều kiện chuyển đổi thuận lợi giữa BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc, hướng tới chính sách BHXH bắt buộc đối với toàn bộ NLĐ có việc làm, có thu nhập và tiền lương khi có đủ điều kiện cần thiết...
Dương Vũ
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Khối Thi đua số I: Đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với thực ...
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...
BHXH tỉnh Sóc Trăng: Nỗ lực vượt khó, lan tỏa an sinh