Giải đáp thắc mắc cho người nguy cơ nhiễm HIV
16/08/2018 09:34 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Xét nghiệm là phương pháp duy nhất để những người nguy cơ nhiễm HIV biết có nhiễm HIV hay không. Xét nghiệm HIV ở đâu, bao nhiêu tiền là thắc mắc của rất nhiều người.
Xét nghiệm HIV cho người nguy cơ cao. Ảnh: Thùy Chi
Thời kỳ phát sinh dấu hiệu nhiễm HIV thường từ 3 đến 6 tháng. Thông qua máy móc, trang thiết bị, mỗi phương pháp xét nghiệm khác nhau sẽ cho phép phát hiện HIV trong khoảng thời gian khác nhau.
Người nguy cơ cao nhiễm HIV hoặc nghi nhiễm HIV có thể đến một số địa chỉ xét nghiệm HIV uy tín sau: Tại TPHCM: Viện Pasteur TPHCM, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, bệnh viện Nhiệt đới, bệnh viện Nhi đồng 2, bệnh viện Nhi đồng 1…; tại Hà Nội: Đội Y tế dự phòng – Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm, Trung tâm Tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện, phòng Tư vấn xét nghiệm – Trung tâm Y tế dự phòng; Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng, đội Y tế dự phòng – Trung tâm Y tế quận Đống Đa; Trung tâm Y tế quận Ba Đình…
Tùy vào phương pháp xét nghiệm khác nhau sẽ có những trang thiết bị, máy móc, tính chất phức tạp khác nhau, do đó mức chi phí xét nghiệm HIV cũng hoàn toàn khác nhau. Một số điểm tổ chức chuẩn đoán và xét nghiệm HIV hoàn toàn miễn phí.
Thông thường, chi phí xét nghiệm HIV kháng thể thường ở mức giá dao động từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng.
Xét nghiệm HIV trực tiếp có giá thành cao hơn vì phương pháp này đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao, trang thiết bị hiện đại, mất nhiều thời gian. Giá xét nghiệm HIV trực tiếp 1 lần dao động từ 500.000 đồng đến 800.000 đồng, riêng xét nghiệm theo kỹ thuật PCR có thể lên tới 2.500.000 đồng.
Hiện nay, xét nghiệm HIV sử dụng chủ yếu phương pháp xét nghiệm gián tiếp. Phương pháp xét nghiệm trực tiếp chỉ dùng trong những trường hợp bác sĩ chỉ định vì cần thiết hoặc do phương pháp xét nghiệm gián tiếp khó phát hiện ra bệnh.
Phương pháp xét nghiệm HIV trực tiếp: Tiến hành xét nghiệm để tìm các thành phần có chứa trong virus bao gồm: Nuôi cấy tế bào nhiễm để phân lập vi rút; sử dụng kỹ thuật PCR để tìm chất liệu di truyền; phát hiện kháng nguyên vi rút trong máu.
Phương pháp xét nghiệm HIV gián tiếp: Mục đích của phương pháp này là phát hiện ra kháng thể kháng HIV trong máu. Phương pháp này cần tiến hành các thử nghiệm về sàng lọc và xác định.
Nhiễm HIV không phải bản án tử
Trước đây, HIV được cho là bản án bán tử hình đối với bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu được điều trị bằng thuốc ARV, một người dương tính với HIV vẫn có thể có cuộc sống bình thường, khỏe mạnh.
Khi người bệnh uống thuốc ARV hàng ngày theo chỉ định, đạt được và duy trì tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện sẽ thực sự không có nguy cơ làm lây truyền sang đối tác.
Trong đó, tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện được hiểu là khi HIV dưới 200 bản sao/ml bằng cách xét nghiệm. Ở Việt Nam, 91,5% số người điều trị đều có tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện, tức không có khả năng lây nhiễm sang bạn tình khi quan hệ tình dục không dùng bao cao su hoặc bất cứ biện pháp an toàn nào.
Bà Đỗ Thị Nhàn, Trưởng phòng Điều trị và Chăm sóc HIV, Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), cho biết việc không lây nhiễm sang người khác khi người bệnh tuân thủ điều trị ARV chỉ được nhấn mạnh qua con đường tình dục. Điều đó có nghĩa là bạn tình vẫn âm tính sau khi quan hệ. Các con đường lây nhiễm khác như tiêm chích, qua máu chưa được khuyến cáo.
Về con đường từ mẹ sang con, bà Đỗ Thị Nhàn lưu ý nếu người mẹ dương tính được bắt đầu điều trị từ sớm, có lượng virus HIV dưới ngưỡng sẽ không truyền bệnh sang con.
Để kiểm soát tải lượng virus, khi điều trị bằng ARV, người bệnh cần xét nghiệm 6 tháng/lần ở năm đầu tiên. Từ năm thứ hai, người bệnh cần xét nghiệm một năm/lần.
“Khi bị nhiễm HIV, bệnh nhân tuân thủ điều trị đầy đủ, nghiêm túc, có thể hoàn toàn sống chung với HIV, sinh hoạt và quan hệ tình dục như bình thường. Đặc biệt, họ có thể sinh con không bị nhiễm bệnh. Điều này có ý nghĩa rất lớn”, bà Nhàn cho hay.
Các chuyên gia khuyến cáo những người không may nhiễm HIV phải tham gia điều trị ngay. Đồng thời, cộng đồng không quá kỳ thị với những người nhiễm căn bệnh này. Hiện tại, HIV cũng tương tự như các bệnh mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường.
Theo tiengchuong.vn
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
BHXH Việt Nam chung tay với phong trào “Cả nước chung tay ...
Tiếp nối Chương trình “Không để ai bị bỏ lại phía sau – ...
Khối Thi đua số I: Đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với thực ...
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...