Tiếp tục tiến hành các cuộc khảo sát, lấy ý kiến sửa đổi cụ thể vào Dự án Bộ luật Lao động sửa đổi
08/08/2018 09:45 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Chiều 7/8, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội (Ủy ban) đã có buổi làm việc với Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Y tế về việc chuẩn bị một số dự án luật, trong đó có tiến độ và nội dung của Dự án Bộ luật Lao động sửa đổi.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Quân báo cáo tại buổi làm việc. (Nguồn ảnh: quochoi.vn)
Báo cáo về tiến độ và các nội dung cơ bản của Dự án Bộ Luật Lao động sửa đổi, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Quân cho biết, về cơ bản Bộ luật Lao động sửa đổi vẫn giữ nguyên phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Lao động năm 2012 như sau: Quy định tiêu chuẩn lao động; quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện của người lao động, người sử dụng lao động, quản lý Nhà nước về lao động.
Ngoài ra, Thứ trưởng Lê Quân cũng cho biết, Bộ luật Lao động sửa đổi lần này cũng nghiên cứu, bổ sung một số nội dung mang tính tăng cường khả năng nhận diện các quan hệ lao động trên thực tiễn, khắc phục tình trạng “lách” các quy định của pháp luật lao động; đồng thời nghiên cứu điều chỉnh những quan hệ mới phát sinh trong thị trường lao động nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của các bên trong quan hệ lao động và thích ứng với sự thay đổi của thị trường lao động trong bối cảnh mới.
Cho ý kiến về Dự án này, các đại biểu tham dự buổi làm việc quan tâm nhiều về vấn đề làm thêm thêm giờ và tuổi nghỉ hưu. Theo một số đại biểu, việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu nhằm thích ứng với xu hướng già hóa dân số và tình hình phát triển của đất nước. Tuy nhiên, sự điều chỉnh này cần có tầm nhìn dài hạn, có lộ trình trình phù hợp, tránh những vướng mắc từ khung pháp luật cho đến thực tiễn. Về vấn đề làm thêm giờ, Bộ luật Lao động sửa đổi phải quy định rõ về điều kiện, nguyên tắc cần làm thêm giờ, vừa đảm bảo được nhu cầu lao động chính đáng của người lao động, vừa khắc phục đường tình trạng lợi dụng trục lợi của người sử dụng lao động. Ngoài ra, một số ý kiến cũng cho rằng, đây là một Bộ luật lớn, có liên quan đến nhiều Bộ luật khác trong hệ thống pháp luật, do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu kỹ lưỡng, có lộ trình phù hợp để đảm bảo tính khả thi.
Về tiến độ và nội dung của Dự án Bộ luật Lao động sửa đổi, thay mặt Thường trực Ủy ban, Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Thúy Anh nêu rõ, những vấn đề sửa đổi của Bộ luật lần này là những vấn đề lớn, tương đối khó, tác động đến nhiều đối tượng, do đó cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu kỹ lưỡng để có kế hoạch chi tiết; đặc biệt, trong thời gian tới, Ủy ban sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc khảo sát, tọa đàm chuyên gia, lấy ý kiến về từng nội dung sửa đổi cụ thể của Bộ luật./.
Trọng Nguyễn
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...
BHXH tỉnh Sóc Trăng: Nỗ lực vượt khó, lan tỏa an sinh
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh tặng quà người có công, gia ...
Báo chí có đóng góp rất quan trọng vào kết quả nổi bật của ...