BHXH Việt Nam: Quyết liệt thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm
05/03/2022 07:39 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ngày 4/3, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh chủ trì Hội nghị giao ban cơ quan tháng 3/2022. Tham dự Hội nghị có Phó Chủ tịch chuyên trách HĐQL BHXH Việt Nam Nguyễn Văn Cường; các Phó Tổng Giám đốc: Phạm Lương Sơn, Trần Đình Liệu, Đào Việt Ánh, Lê Hùng Sơn và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam.
Kịp thời hỗ trợ NLĐ và DN vượt qua đại dịch
Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, tính đến hết tháng 2/2022, số người tham gia BHXH là trên 16,3 triệu người (đạt 33% LLLĐ), số người tham gia BH thất nghiệp là trên 13,4 triệu người (đạt 26,7% LLLĐ) và trên 84,67 triệu người tham gia BHYT (đạt tỷ lệ bao phủ 85,56% dân số).
Tính trên toàn quốc, số tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BH thất nghiệp đều có mức tăng so với cùng kỳ năm 2021 với mức tăng lần lượt là 1,14%; 16,2% và 1,02%. Riêng số người tham gia BHYT dù tăng 499,1 nghìn người so với tháng 1/2021, tuy nhiên vẫn giảm 4,16 triệu người so với hết năm 2021.
Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
Tổng hợp báo cáo từ các địa phương cho thấy, nguyên nhân chính của tình trạng số người tham gia BHYT giảm sâu là do tác động của QĐ 861/QĐ-TTg (năm 2021 giảm 3,4 triệu người) nên nhiều người dân, đồng bào dân tộc thiểu số chưa có điều kiện tham gia lại; có khoảng 2,3 triệu HSSV thẻ hết hạn chưa đóng tiền tham gia tiếp do chưa học trực tiếp tại trường; có khoảng 550.000 thẻ BHYT hộ gia đình nông, lâm, ngư, diêm nghiệp thẻ hết hạn chưa đóng tiền tham gia do năm 2022 HĐND cấp tỉnh chưa ban hành nghị quyết hỗ trợ tiếp.
Tổng số thu BHXH, BHYT, BH thất nghiệp lũy kế hết tháng 2/2022 là 54.649 tỷ đồng. Tổng số nợ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp là 25.693 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 6% so với số phải thu (so với cùng kỳ năm 2021, số tiền nợ tăng 3.319 tỷ đồng, tỷ lệ nợ so với số phải thu tăng 2,6%).
Trong công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC), ứng dụng CNTT, đẩy mạnh việc chuyển đổi số, ngành BHXH Việt Nam cũng đã phối hợp, tham gia với Văn phòng Chính phủ thực hiện tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ đối với một số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Ngành được tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ Quốc gia. Rà soát, cập nhật, đồng bộ dữ liệu phục vụ theo dõi, đánh giá chất lượng giải quyết TTHC trên Cổng DVC Quốc gia. Tiếp tục mở rộng, cung cấp DVC trực tuyến mức độ 4 của Ngành trên Cổng DVC Quốc gia; bổ sung, cung cấp dịch vụ, tiện ích, DVC trên ứng dụng VssID (đến hết tháng 02/2022, trên toàn quốc đã có gần 25 triệu tài khoản giao dịch điện tử cá nhân với cơ quan BHXH, đăng nhập và sử dụng ứng dụng VssID).
Trong thời gian dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, BHXH các tỉnh, thành phố đã tập trung vào một số giải pháp có hiệu quả tốt phát triển người tham gia như nắm bắt tình hình hoạt động DN trên địa bàn để thông tin đến NLĐ tạm hoãn HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương hoặc chấm dứt HĐLĐ quay trở lại làm việc, tiếp tục tham gia BHXH, BHYT; tích cực rà soát dữ liệu cơ quan thuế cung cấp để phát triển người tham gia; tăng cường các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành; thanh tra chuyên ngành đột xuất các đơn vị nợ đọng, không tham gia hoặc tham gia không đầy đủ; chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xử lý đối với các đơn vị cố tình vi phạm; phối hợp, đôn đốc cơ quan tài chính chuyển tiền đóng, hỗ trợ đóng; tham mưu, đề xuất chính quyền địa phương tiếp tục trích tiền ngân sách mua thẻ BHYT cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số; triển khai các giải pháp phát triển BHYT HSSV; đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, hội nghị khách hàng để vận động, phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT.
Toàn Ngành quyết liệt thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch chuyên trách HĐQL BHXH Việt Nam Nguyễn Văn Cường đề nghị BHXH Việt Nam trong quá trình tham gia sửa đổi các Luật BHXH, BHYT và các Luật liên quan, nên tập hợp gửi HĐQL để cùng tham mưu, kiến nghị Chính phủ. Đây cũng là kênh có thể phối hợp hỗ trợ BHXH Việt Nam trong quá trình sửa đổi chính sách một cách hiệu quả. Để chuẩn bị nội dung phiên họp thường kỳ, đồng chí Nguyễn Văn Cường chỉ đạo Văn phòng Hội đồng quản lý bố trí lịch làm việc với một số đơn vị chuyên môn của BHXH Việt Nam để đánh giá các nội dung có liên quan.
Phó Chủ tịch chuyên trách HĐQL BHXH Việt Nam Nguyễn Văn Cường phát biểu tại Hội nghị.
Phát biểu kết luận hội nghị, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh đánh giá cao nỗ lực của toàn ngành trong mọi hoạt động, đặc biệt là công tác chuyển đổi số. Đây cũng là lĩnh vực đang được Chính phủ, các bộ, ngành đánh giá cao. Theo Tổng giám đốc, dự báo tháng 3- trong điều kiện dịch diễn biến phức tạp, khó khăn sẽ nhiều hơn thuận lợi, nên toàn ngành phải xác định để chủ động các nhiệm vụ. Có nhiều kịch bản để ứng phó.
Tổng giám đốc yêu cầu đề nghị các đơn vị rà soát lại chỉ đạo của Chính phủ, lãnh đạo ngành để thực hiện như hành lập các tổ công tác thực hiện nhiệm vụ cấp bách như chỉ đạo của Chính phủ; rà soát kế hoạch năm 2022. Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong năm là phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, yêu cầu Ban quản lý Thu- Sổ thẻ chủ trì, tham mưu để lãnh đạo chỉ đạo nhiệm vụ này, có giải pháp đôn đốc giám sát; rà soát đối tượng tiềm năng, lượng hóa và giao nhiệm vụ cho các địa phương. Ban thực hiện chính sách BHXH, BHYT phải đưa ra các dự báo trong thời gian tới và có giải pháp thực hiện, tháo gỡ khó khăn; bám sát thực hiện giải quyết quyền lợi cho NLĐ mắc Covid-19.
Toàn cảnh Hội nghị giao ban cơ quan BHXH Việt Nam tháng 3/2022
Bên cạnh đó công tác truyền thông cần đẩy mạnh vào các nội dung tuyên truyền các chính sách mới cho người dân hiểu; thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng. Ngoài ra, Trung tâm CNTT cần sớm đưa ra các giải pháp, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ đúng tiến độ. Nghiên cứu, triển khai các nền tảng, giải pháp kỹ thuật mới phục vụ chuyển đổi số cho ngành BHXH Việt Nam, nhất là việc xây dựng hệ thống phân tích xử lý dữ liệu lớn (Big Data), áp dụng trí tuệ nhân tạo trong các hoạt động của Ngành nhằm phục vụ tốt nhất quyền lợi đơn vị, doanh nghiệp và người dân. Tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, đặc biệt là cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm (BHXH Việt Nam được giao là đơn vị chủ trì xây dựng); tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu với các bộ, ngành; hoàn thiện, bổ sung các tính năng, tiện ích mới trên ứng dụng VssID- BHXH số...
PV
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
BHXH Việt Nam chung tay với phong trào “Cả nước chung tay ...
Tiếp nối Chương trình “Không để ai bị bỏ lại phía sau – ...
Khối Thi đua số I: Đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với thực ...
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?