“Cam kết lao động trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”
20/11/2018 09:45 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Đây là chủ đề Hội thảo vừa được Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Văn phòng Tổ chức lao động quốc tế (ILO) tổ chức ngày 19/11, tại Hà Nội.
Toàn cảnh Hội thảo.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ LĐ-TB&XH) Nguyễn Mạnh Cường cho biết, chiều ngày 12/11, trong chương trình làm việc tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan.
Vụ trưởng Nguyễn Mạnh Cường cho biết, khi tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA), chúng ta phải tuân thủ các điều kiện, cam kết về lao động. Đây là xu thế không thể tránh khỏi. Việt Nam đang trong quá trình sửa đổi Bộ luật Lao động để phù hợp với một số nội dung của CPTPP, theo đúng trình tự, thủ tục.
“Việt Nam cần khoảng thời gian từ 3-5 năm để điều chỉnh sửa đổi Bộ luật Lao động cũng như các quy định pháp luật kèm theo. Cùng với đó là việc nâng cao nhận thức cho công chúng và doanh nghiệp, tổ chức bộ máy thực thi hiệu quả. Việc sửa đổi Bộ luật Lao động hiện nay là rất phù hợp với lộ trình Việt Nam tham gia CPTPP”, ông Cường chia sẻ.
Các đại biểu cùng trao đổi tại Hội thảo.
Tại Hội thảo, các chuyên gia đã tập trung thảo luận về những nội dung cụ thể cần được đưa vào luật pháp hoặc quy định trong nước và phê chuẩn các Công ước quốc tế để tương thích với cam kết của Việt Nam về lao động trong CPTPP và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA); thiết chế (bộ máy) và nhân sự Việt Nam cần chuẩn bị để thực thi cam kết về lao động trong CPTPP và EVFTA; đồng thời đánh giá tác động sơ bộ về việc làm - xã hội khi triển khai các Hiệp định Thương mại tự do.
Theo đó, những cam kết về lao động của Việt Nam trong CPTPP và EVFTA sẽ tác động không nhỏ đến thị trường lao động trong nước. Nếu Việt Nam chuẩn bị tốt mọi điều kiện để thực hiện những cam kết, các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới sẽ góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều việc làm mới ở thị trường trong nước.
Để có sự chuẩn bị tốt nhất, các chuyên gia khuyến nghị Việt Nam cần sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động cho phù hợp với các nội dung đã cam kết. Đơn cử như việc điều chỉnh khoảng cách chênh lệnh tuổi nghỉ hưu giữa lao động nam và nữ; bảo đảm tốt hơn nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử trong lao động…
Bên cạnh đó, theo đánh giá, các Hiệp định tự do thế hệ mới mang lại những cơ hội to lớn về việc làm, mà trước hết là cơ hội có thêm nhiều việc làm, việc làm có chất lượng cao. Dự báo nhiều ngành của Việt Nam có cơ hội đến với các thị trường dễ dàng hơn, trong đó giày dép, dệt may, nông sản… tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng gặp thách thức trong thu hút và giữ nhân tài. Việt Nam phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực chuyên môn kỹ thuật cao, vì thiếu sự hấp dẫn của tiền lương và môi trường, điều kiện làm việc. Những vị trí việc làm tốt, đặc biệt là trong các doanh nghiệp FDI dễ rơi vào lao động nước ngoài, bởi họ luôn có lợi thế về ngoại ngữ, tính chuyên nghiệp và tác phong công nghiệp.
Để tận dụng cơ hội và giảm thiểu các thách thức từ hiệp định thương mại thế hệ mới này, ngoài việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước và thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, thì một trong các nhân tố quan trọng là nâng cao chất lượng lực lượng lao động Việt Nam./.
PV
Chi tiết >>
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị Giao ban trực ...
Bắc Giang sớm hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về BHXH, ...
Diễn tập ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin khu vực ...
Người dùng đã có thể đăng nhập Cổng Dịch vụ công BHXH Việt ...
Bản tin Audio số 39 - Tuần 4 tháng 11/2024
BHXH tỉnh Phú Thọ: Tăng cường các giải pháp thực hiện công ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?