Kiến nghị của NLĐ, tổ chức công đoàn với Đảng, Quốc hội và Nhà nước
25/09/2018 04:28 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Sáng 25/9, trong khuôn khổ Lễ khai mạc phiên trọng thể Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việ Nam Mai Đức Chính đã trình bày báo cáo tổng hợp 456 ý kiến, kiến nghị của đoàn viên, NLĐ và tổ chức công đoàn với Đảng, Quốc hội và Chính phủ.
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Mai Đức Chính. (Nguồn: Báo LĐ)
Cụ thể qua công tác báo cáo tổng hợp cho thấy, các ý kiến đều tập trung vào 05 vấn đề lớn về: Việc ban hành, tổ chức thực hiện và đánh giá, tổng kết các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng liên quan đến giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn. Vấn đề hoàn thiện các quy định của pháp luật nói chung, đặc biệt là các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực quan hệ lao động, quyền và lợi ích của NLĐ. Việc thực thi các quy định pháp luật đối với NLĐ và tổ chức công đoàn. Vấn đề triển khai các giải pháp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của NLĐ. Về tổ chức, hoạt động và đảm bảo điều kiện hoạt động của Công đoàn Việt Nam và một số nội dung cụ thể khác.
Theo đó, Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam tổng hợp và báo cáo với lãnh đạo Đảng, Nhà nước và toàn thể Đại hội nội dung các kiến nghị như sau:
Thứ nhất, về việc ban hành, tổ chức thực hiện và đánh giá, tổng kết các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng: Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiếp tục quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện và định kỳ tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/01/2008 về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Chỉ đạo đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 05/6/2008 của Ban Bí thư (khoá X) về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong DN và Kết luận số 96-KL/TW ngày 07/4/2014 của Ban Bí thư tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW; Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 09/01/2016 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động khu công nghiệp, khu chế xuất.
Thứ hai, về việc xem xét tính đặc thù của tổ chức Công đoàn Việt Nam (CĐVN) so với các đoàn thể chính trị khác.
Trong quá trình xây dựng và triển khai tổ chức thực hiện các chủ trương, Nghị quyết, quy định của Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương 6, 7 (khóa XII) và định hướng sửa đổi Quyết định 282-QĐ/TW ngày 01/4/2015 quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, Trung ương cần quan tâm đến tính đặc thù của tổ chức CĐVN để đảm bảo cho Công đoàn có nguồn nhân lực đủ về số lượng, mạnh về chất lượng với mô hình tổ chức phù hợp đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, với đặc thù là: Theo pháp luật, CĐVN là tổ chức đại diện của NLĐ trong quan hệ lao động và nhiều quan hệ pháp luật khác.
Công đoàn là một bên trong quan hệ lao động, một bên trong cơ chế ba bên gồm Chính phủ, Công đoàn và giới chủ, nên cần đảm bảo tính độc lập tương đối đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Công đoàn được giao quản lý tài chính, tài sản theo hệ thống dọc theo Nghị quyết của Đảng, Luật Công đoàn và các Nghị định của Chính phủ. Công đoàn phải tự thu kinh phí để tổ chức hoạt động và trang trải cho tổ chức bộ máy.
Những năm tới, số đoàn viên của CĐVN tiếp tục tăng mạnh do yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiện nay, tỷ lệ cán bộ công đoàn chuyên trách trên số đoàn viên đang ở mức thấp nhất so với các đoàn thể chính trị khác trong khi nhiệm vụ của tổ chức của CĐVN ngày càng nặng nề.
Cạnh đó, sự ra đời của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở khi Việt Nam ký kết và thực thi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trong những năm tới là một thách thức lớn đối với tổ chức CĐVN.
Thứ ba, về chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật: Quốc hội và Chính phủ tiếp tục quan tâm đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng pháp luật, trong đó có pháp luật liên quan đến NLĐ và tổ chức Công đoàn. Các dự thảo luật cần được lấy ý kiến rộng rãi của đối tượng chịu tác động trực tiếp; các quy định pháp luật đảm bảo hài hòa lợi ích giữa NLĐ và người sử dụng lao động, quan tâm bảo vệ đối tượng yếu thế. Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận trong quá trình xây dựng và thông qua các dự án luật. Đảm bảo tính thống nhất, ổn định và từng bước hiện đại hệ thống pháp luật.
Đối với việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động sắp tới, cần quy định cơ chế giải quyết tranh chấp lao động theo hướng chuyên nghiệp, thân thiện, hiệu quả, khắc phục bằng được mô hình và cách thức giải quyết như hiện nay. Quy định trách nhiệm đảm bảo bữa ăn giữa ca của NLĐ thuộc về người sử dụng lao động. Quy định tuổi nghỉ hưu phù hợp với từng đối tượng lao động và lĩnh vực lao động. Quy định thời gian NLĐ được nghỉ làm việc để tham gia học tập đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; quy định giờ làm thêm ở mức phù hợp và trả lương làm thêm giờ theo nguyên tắc lũy tiến. Đảm bảo bình đẳng giới, không cắt giảm các chế độ tiến bộ đang áp dụng đối với lao động nữ.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Thứ tư, về công tác lãnh đạo, chỉ đạo: Đảng, Quốc hội, Chính phủ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đất nước. Tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước. Đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí; thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.
Tiếp tục quan tâm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho giai cấp công nhân, đồng thời lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp với tổ chức công đoàn, giúp công nhân Việt Nam hội nhập, phát triển và được thụ hưởng xứng đáng những thành quả lao động mà họ nỗ lực làm nên, để giai cấp công nhân Việt Nam tiếp tục hoàn thành sứ mệnh lịch sử to lớn - lãnh đạo cách mạng Việt Nam thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thứ năm, về công tác quản lý Nhà nước về lao động và BHXH.
Chính phủ tiếp tục chỉ đạo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, BHXH Việt Nam và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý Nhà nước về lao động và BHXH. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các DN vi phạm pháp luật về lao động, công đoàn, BHXH, an toàn vệ sinh lao động, nhất là các DN không hoặc chậm trả lương, trốn đóng BHXH, để xảy ra tai nạn lao động, gây khó khăn cho hoạt động công đoàn và NLĐ.
Thứ sáu, về vấn đề xây dựng các thiết chế công đoàn. Trung ương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương quan tâm đầu tư kinh phí, bố trí đất đai và chỉ đạo quyết liệt việc xây dựng các thiết chế công đoàn dành cho công nhân tại các khu công nghiệp, nhất là nhà ở, trường học, trạm y tế, siêu thị, nơi vui chơi giải trí, góp phần nâng cao đời sống công nhân, giúp công nhân yên tâm làm việc, đóng góp nhiều hơn cho DN và đất nước.
Thứ bảy, về đảm bảo an ninh, an toàn cho NLĐ. Trung ương và các địa phương cần đề ra các giải pháp hữu hiệu đảm bảo an ninh, an toàn cho NLĐ tại nơi làm việc và nơi ở. Sửa đổi, bổ sung các quy định buộc người sử dụng lao động phải đảm bảo môi trường làm việc thực sự an toàn cho NLĐ, nghiêm cấm các hành vi xúc phạm, ép buộc hoặc quấy rối tình dục ở nơi làm việc; đảm bảo an toàn tại các khu nhà trọ. Xử lý nghiêm các hành vi đánh bạc, trộm cắp, lừa đảo, tệ nạn xã hội, cho vay nặng lãi đang tấn công công nhân ở các khu nhà trọ.
Thứ tám, về nâng cao trình độ tay nghề cho NLĐ. Quốc hội và Chính phủ nghiên cứu, ban hành các chính sách có tính đột phá về đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn lao động và tổ chức thực hiện hiệu quả trên thực tế. Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục nghề nghiệp, phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động. Thực hiện đào tạo lại, đào tạo bổ sung,đào tạo kỹ năng. Đào tạo nghề gắn với nhu cầu của DN và thị trường. Có chế tài buộc người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo NLĐ.
Thứ chín, về tạo việc làm và thu hút NLĐ vào khu vực chính thức. Tiếp tục triển khai các giải pháp thúc đẩy phong trào khởi nghiệp, thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước, đầu tư ra nước ngoài, mở rộng địa bàn và đẩy mạnh xuất khẩu lao động để tạo việc làm và giải quyết việc làm cho NLĐ. Đồng thời ban hành các chính sách, pháp luật nhằm thu hút NLĐ vào khu vực chính thức, đảm bảo an sinh xã hội cho đông đảo NLĐ.
Thứ mười, về công tác quản lý Nhà nước về đầu tư. Việc ban hành các chính sách thu hút đầu tư phải thực sự khoa học, chặt chẽ, có tính chọn lọc. Các bộ, ngành, địa phương khi thẩm định, đánh giá, lựa chọn các dự án đầu tư, cần chú ý đến năng lực tài chính, năng lực quản trị DN, công nghệ, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của DN, ý thức chấp hành pháp luật. Kiên quyết không thu hút đầu tư bằng mọi giá. Ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng DN không chấp hành các quy định pháp luật, nhất là pháp luật Lao động và Công đoàn. Hoặc DN có chủ bỏ trốn; giảm dần các DN thâm dụng lao động./.
PV
Chi tiết >>
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị Giao ban trực ...
Hà Nội công bố thanh tra 20 đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT, ...
BHXH Việt Nam thành lập Tổ tính toán cân đối quỹ BHXH, ...
BHXH Việt Nam tiếp nhận và xử lý cảnh báo chiến dịch tấn ...
Bắc Giang sớm hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về BHXH, ...
Diễn tập ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin khu vực ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?