'Nghèo hóa' sau khi mắc bệnh nặng vì không tham gia bảo hiểm y tế
21/04/2017 12:00 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Điều đáng buồn là hiện nay vẫn còn rất nhiều bệnh nhân nặng mà không có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) khiến cả gia đình phải khốn đốn, bán nhà, vay mượn khắp nơi mà vẫn không đủ tiền chữa bệnh. Không có thẻ BHYT, bán cả nhà vẫn không đủ tiền chữa bệnh
Đó là trường hợp của chị Phạm Thị Huệ, điều trị tại khoa Hồi sức tích cực, BV Bạch Mai vào tháng 8/2015, nhưng may mắn thay, chị đã được cả cộng đồng quan tâm, chia sẻ. Chị Phạm Thị Huệ (32 tuổi, ở Thanh Oai, Hà Nội) mắc bệnh trọng, kinh phí điều trị lên đến gần 500 triệu mà hoàn cảnh gia đình lại vô cùng khó khăn. Để cứu vợ, anh Hoa đã phải cầm cố cả căn nhà nhưng vẫn không đủ tiền. Thương cảm trước hoàn cảnh của anh chị, Phòng Công tác xã hội của BV đã chính thức phát đi lời kêu gọi ủng hộ cho bệnh nhân. Với sự chung tay giúp sức của các nhà hảo tâm trong và ngoài nước, anh chị đã nhận được số tiền gần 300 triệu đồng để vừa chữa bệnh, vừa chuộc lại nhà.
Chị Huệ chỉ là một trong số hàng trăm trường hợp bị nghèo hóa sau khi mắc bệnh nặng cần giúp đỡ do không có thẻ BHYT. BSCK II. Phạm Thị Bích Mận, Trưởng phòng Công tác xã hội, BV Bạch Mai cho biết, nhiều gia đình tuy không phải hộ nghèo, nhưng vẫn lần nữa, vì lý nhiều lý do đáng tiếc mà không mua thẻ BHYT. Sau gần 2 năm thành lập, Phòng đã phải kêu gọi trợ giúp cho gần 40 bệnh nhân bị bệnh nặng có hoàn cảnh khó khăn, vì không tham gia BHYT nên không lo được viện phí, với tổng số tiền hỗ trợ lên đến gần 2 tỷ đồng. Rất buồn phải kể đến là ngay cả những người ở ngay Hà Nội, những sinh viên, họ cho rằng mình khỏe mạnh, không ốm, hoặc có ốm cũng chỉ cảm cúm, mất 200.000 - 300.000 đồng tiền khám, tiền thuốc nên không mua thẻ BHYT. Hiện tại Phòng CTXH cũng đang kêu gọi các nhà hảo tâm ủng hộ cho 3 bệnh nhân mắc bệnh trọng mà đều không có BHYT. Đó là bệnh nhân Hoàng Thị Đông (sinh năm 1994, quê Thanh Hóa) đang mang thai 29 tuần nhưng phải điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực vì suy hô hấp/viêm phổi do cúm A/H1. Bệnh nhân suy hô hấp nặng đang thở máy không xâm nhập, hai lá phổi trắng xóa và được điều trị cách ly. Chị Đông đang được lọc máu để loại bỏ Cytolin, sử dụng kháng sinh mạnh. Thai nhi được 2.000 gram đã được lấy ra để an toàn hơn cho con và cũng là để giảm gánh nặng cho mẹ. Vì không có thẻ BHYT, chi phí nằm viện điều trị mỗi ngày tốn kém đến 50 triệu là một thách thức với 1 gia đình thuần nông, hai vợ chồng làm nghề tự do như chị Đông.
Hai bệnh nhân nguy kịch khác cũng đang cần đến sự trợ giúp của cộng đồng là vợ chồng ông Chu Văn Mai và bà Hà Thị Cúc bị ngộ độc nấm rừng, hiện đang được điều trị tại Trung tâm Chống độc của BV Bạch Mai. ThS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc cho biết, hiện tại (sau hơn 2 tuần điều trị) sức khỏe của ông Mai và bà Cúc đang dần hồi phục với tiên lượng khá tốt. Tuy nhiên, khó khăn mà ông bà phải đối mặt sau vụ ngộ độc nấm là cả gia đình không có thẻ BHYT. Ở giai đoạn nguy hiểm, mỗi ngày, chi phí chữa trị lên tới 20-30 triệu/người. Đến nay, kinh phí nằm viện điều trị của cả gia đình đang nợ lên tới cả trăm triệu mà chưa có cách chi trả.
Bảo hiểm y tế - "Lúc khỏe mua để tích lũy cho lúc ốm" Theo GS.TS Nguyễn Gia Bình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, tại khoa thường xuyên có hàng chục bệnh nhân “thập tử nhất sinh”. Các bệnh nhân vào đây đều rất nặng, thường là shock nhiễm khuẩn, suy đa tạng, tổn thương tim phổi, suy gan cấp… nên phải tiến hành lọc máu, dùng kháng sinh đặc trị, thậm chí phải dùng đến cả kỹ thuật tim phổi nhân tạo (ECMO), trung bình mỗi ngày chi phí điều trị lên tới vài, ba chục triệu. Theo ước tính, ở khoa HSTC trung bình hiện nay còn khoảng 25% bệnh nhân không có thẻ BHYT, mà rất nhiều người ở ranh giới giữa nghèo và cận nghèo, gia đình không có tiền tích lũy, chỉ cần 1 người ốm nặng sẽ khiến cả nhà xuống dốc không phanh, nghèo hóa vì bệnh tật. Còn tại Trung tâm Chống độc, theo ThS. Nguyên, có không ít ca nhập viện với tình trạng bệnh nặng vì ngộ độc, cấp cứu hồi sức, phải lọc máu liên tục với chi phí lên tới 20-50 triệu/ngày. Nhưng ngặt nỗi, nhiều ca bệnh lại không có BHYT hỗ trợ chi trả. “Việt Nam có mức đóng BHYT rất thấp, với nhiều người có khi chỉ hơn một bữa nhậu nhưng lại được chi trả rất tốt. Ít nhất người bệnh được hưởng 80% do bảo hiểm chi trả, phần nào giảm bớt gánh nặng kinh tế nếu phải nằm viện điều trị. Đặc biệt đối với những ca bệnh nặng, phải cấp cứu hồi sức, kinh phí có thể lên tới hàng trăm triệu”- ThS. Nguyên nói. BHYT là loại hình bảo hiểm “lúc khỏe mua để tích lũy cho lúc ốm”, nhưng không ít người dân Việt Nam đến lúc ốm mới đi mua BHYT. Chứng kiến nhiều trường hợp phải bán cả nhà, vay mượn cũng không đủ tiền trả kinh phí nằm viện điều trị, BSCK II. Phạm Thị Bích Mận khuyến cáo, không phải lúc nào cũng trông đợi vào các tấm lòng hảo tâm, từ thiện. Hãy dành cơ hội đó cho những người thực sự không đủ điều kiện tham gia BHYT. BS. Mận nhấn mạnh: Tham gia BHYT là con đường chính thức và là cứu cánh giúp cho người dân khi đi khám chữa bệnh, dù có thể cả năm không dùng đến nó.
Theo Báo SK&ĐS
Chi tiết >>
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị Giao ban trực ...
Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày ...
BHXH tỉnh Phú Thọ: Tăng cường các giải pháp thực hiện công ...
Tiếp nhận và bổ nhiệm Phó Chánh Văn phòng Hội đồng quản lý ...
(Video) BHXH Việt Nam chủ động hội nhập, tăng cường hợp tác ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao năng lực ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?