Liên Hợp Quốc đề nghị Việt Nam triển khai Trung tâm xét nghiệm COVID-19
14/12/2020 08:38 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Với thành công của Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch, Liên Hợp Quốc (LHQ) đã đề nghị Việt Nam triển khai 1 Trung tâm xét nghiệm COVID-19 nhằm hỗ trợ LHQ tăng cường năng lực phòng, chống dịch tại địa bàn Phái bộ Gìn giữ hòa bình LHQ tại Nam Sudan (UNMISS).
Trung tướng Phùng Sĩ Tấn tại buổi làm việc với Cục GGHB Việt Nam. Ảnh QĐND
Trên cơ sở báo cáo của Cục Gìn giữ hòa bình (GGHB) Việt Nam, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin chủ trương để triển khai theo đề nghị của LHQ, đồng thời viện trợ Chính phủ Cộng hòa Nam Sudan một số trang thiết bị y tế, vật tư phòng dịch mà Việt Nam tự chủ sản xuất được, góp phần tăng cường quan hệ ngoại giao, tạo điều kiện cho lực lượng GGHB LHQ của Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ tại nước sở tại.
Những thông tin trên được khẳng định tại buổi làm việc của Trung tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam tại Cục GGHB Việt Nam với Chỉ huy Cục và đại diện các cơ quan liên quan của Bộ Quốc phòng.
Tại buổi làm việc, Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng, Cục trưởng Cục GGHB Việt Nam báo cáo với đồng chí Phó Tổng tham mưu trưởng và đoàn công tác những kết quả quan trọng mà Cục GGHB Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua, đồng thời đề xuất, kiến nghị một số nội dung nhằm nâng cao năng lực của Cục GGHB Việt Nam trong xây dựng đơn vị chính quy, quản lý, điều hành và triển khai lực lượng tham gia hoạt động GGHB LHQ.
Đại diện các cơ quan, đơn vị của Bộ Quốc phòng đã báo cáo kết quả công tác phối hợp với Cục GGHB Việt Nam trong lĩnh vực mình phụ trách và đề nghị các nội dung phối hợp triển khai trong thời gian tới, đặc biệt là công tác chuẩn bị nhân sự, trang bị cho Đội Công binh GGHB LHQ; việc chuẩn bị lực lượng, huấn luyện cho Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3, số 4; công tác xây dựng Cục GGHB Việt Nam...
Trung tướng Phùng Sĩ Tấn chia sẻ những khó khăn, vất vả mà các lực lượng tham gia hoạt động GGHB LHQ phải vượt qua, đặc biệt là địa bàn hoạt động xa Tổ quốc, khí hậu khắc nghiệt, có nhiều bất ổn an ninh, bệnh dịch...
Trung tướng Phùng Sĩ Tấn trao đổi với Chỉ huy và cán bộ Cục GGHB Việt Nam.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 (BVDC 2.2) của Việt Nam tham gia Phái bộ UNMISS đã tích cực tham mưu cho phái bộ triển khai các biện pháp phòng, chống lây nhiễm và xây dựng các kịch bản ứng phó, luyện tập xử lý các tình huống có thể xảy ra. Tổ công tác tại Phái bộ Cộng hòa Trung Phi còn chủ động may khẩu trang phát miễn phí cho nhân viên của Sở chỉ huy Phái bộ và một số người dân địa phương.
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, đồng chí Phó tổng Tham mưu trưởng yêu cầu Cục GGHB Việt Nam cần tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị trung tâm trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, nhất là công tác quản lý, chỉ huy, điều hành lực lượng GGHB Việt Nam tại hai Phái bộ Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi xây dựng phương án bảo đảm an ninh, an toàn trong trường hợp dịch bệnh tiếp tục phức tạp, kéo dài tại địa bàn;
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn bị chu đáo kế hoạch lễ xuất quân cho BVDC cấp 2 số 3 và đón BVDC 2.2 hoàn thành nhiệm vụ về nước, đồng thời chủ động thành lập BVDC cấp 2 số 4 để huấn luyện sẵn sàng thay thế BVDC cấp 2 số 3 vào năm 2022…
Theo VGP
Chi tiết >>
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH tỉnh Cà Mau quyết tâm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ công ...
BHXH tỉnh Quảng Nam hoàn thành chi trả lương hưu, trợ cấp ...
BHXH Việt Nam đề nghị các ngân hàng hỗ trợ người hưởng ...
Triển khai Chỉ thị 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh ...
Hội nghị tổng kết công tác công đoàn năm 2024 và phương ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?