Toàn Ngành nỗ lực thực hiện hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra
06/10/2020 02:32 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Sáng nay, 6/10, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến về công tác thanh tra, kiểm tra. Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Lê Hùng Sơn dự và chủ trì Hội nghị. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, điểm cầu địa phương có lãnh đạo BHXH các tỉnh, thành phố.
Toàn cảnh Hội nghị giao ban trực tuyến về công tác thanh tra, kiểm tra BHXH Việt Nam.
Thực hiện chức năng TTCN về đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp: Hiệu quả tích cực
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Lê Hùng Sơn cho biết, công tác thanh tra chuyên ngành BHXH, BHYT đã góp phần quan trọng đảm bảo quyền lợi của người tham gia, ngăn ngừa, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT của các đơn vị sử dụng lao động, tổ chức, cá nhân. 9 tháng đầu năm, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, cùng với các biện pháp “giãn cách xã hội” đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nói chung; từ đó gây ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chung của BHXH Việt Nam, trong đó có hoạt động thanh tra, kiểm tra (TTKT) nói riêng. Do đó, để đáp ứng tình hình thực tế, BHXH Việt Nam đã có chỉ đạo về việc thực hiện công tác TTKT trong thời gian diễn ra dịch bệnh Covid-19.
Theo đó, điều chỉnh giảm 72,69% so với kế hoạch TTKT năm 2020 giao đầu năm, trong đó BHXH Việt Nam chủ trì và phối hợp thực hiện kiểm tra, thanh tra chuyên ngành (TTCN) và thanh tra liên ngành tại 04 tỉnh, thành phố (giảm 66,7%); BHXH các tỉnh, thành phố thực hiện TTCN 1.369 đơn vị (giảm 75,5%), kiểm tra 3.296 đơn vị (giảm 57,6%), TTKT liên ngành tại 522 đơn vị (giảm 86,5%).
Trong đó, thực hiện tốt công tác phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan; giữa các đơn vị nghiệp vụ của BHXH Việt Nam và giữa các phòng nghiệp vụ của BHXH các tỉnh, thành phố. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác TTKT được tăng cường, chủ động thực hiện; ngay từ đầu năm đã phối hợp với các đơn vị (Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến) trong việc cung cấp và khai thác cơ sở thông tin trên hệ thống các phần mềm nghiệp vụ để chủ động lọc dữ liệu, phục vụ các đoàn TTKT. Thông qua việc phân tích dữ liệu, các đoàn TTKT đã xác định lựa chọn đối tượng, nội dung kiểm tra hợp lý hơn, giúp các đoàn rút ngắn được thời gian, nâng cao hiệu quả công tác TTKT.
Trong 9 tháng đầu năm 2020, tỷ lệ thu hồi nợ đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp qua công tác TTKT toàn Ngành đạt ở mức cao (đạt 91,39%), cho thấy hiệu quả tích cực khi cơ quan BHXH thực hiện chức năng TTCN về đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp.
Tại Hội nghị, Ông Dương Văn Hào – Trưởng ban Quản lý Thu – Sổ, Thẻ đã báo cáo nhanh về tình hình nợ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp của BHXH các tỉnh thành phố. Theo đó, tính đến ngày 30/9/2020, tổng số tiền nợ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, BHTNLĐ, BNN là 21.685 tỷ đồng, chiếm 5,4% số phải thu, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó: Nợ BHXH 16.674 tỷ đồng, chiếm 6,09% số phải thu BHXH; Nợ BH thất nghiệp 911 tỷ đồng, chiếm 4,81% số phải thu BH thất nghiệp; Nợ BHYT 3.868 tỷ đồng, chiếm 3,48% số phải thu BHYT, trong đó số tiền ngân sách nhà nước chưa đóng BHYT cho một số đối tượng là 1.902 tỷ đồng.
Một số địa phương ngân sách nhà nước chưa đóng BHYT cho một số đối tượng với số tiền lớn (Thành phố Hồ Chí Minh 199 tỷ đồng, Thái Nguyên 111 tỷ đồng, Hải Dương 93 tỷ đồng, Bến Tre 89 tỷ đồng, Thái Bình 86 tỷ đồng, Hà Nội 86 tỷ đồng).
Hội nghị cũng đã đã thảo luận một số tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ như: Việc triển khai thực hiện kế hoạch TTKT năm 2020 toàn Ngành trong những tháng đầu năm còn chậm, không đúng tiến độ, nguyên nhân chủ yếu là do dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp.
Hoạt động TTCN đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp của BHXH một số địa phương mới chỉ tập trung vào phương thức đóng nhằm đôn đốc thu nợ, chưa triển khai đầy đủ 3 nội dung (đối tượng tham gia, mức tham gia và phương thức đóng) dẫn đến hiệu quả chưa cao, nhiều cuộc thanh tra chỉ mang tính hình thức.
Các đơn vị SDLĐ chưa nhận thức đầy đủ về các quy định của pháp luật về thanh tra hoặc còn coi thường pháp luật nên không chấp hành các quyết định xử phạt VPHC, không thực hiện kết luận TTCN...
Cùng với đó, việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác TTKT còn chậm do có địa phương chưa được trang bị đầy đủ máy tính xách tay cho các thành viên tham gia đoàn TTKT và trình độ tin học của một số cán bộ làm công tác TTKT còn hạn chế. Các đối tượng được TTKT đôi khi còn cản trở, không hợp tác; công tác TTKT hiện nay mới chỉ dừng ở phát hiện, kiến nghị, hiệu quả thực thi kết luận TTKT còn hạn chế.
Hiện nay, kết quả kiểm tra công tác thanh toán chi phí KCB BHYT tại BHXH các tỉnh, thành phố cho thấy đã có nhiều chuyển tích cực, tuy nhiên việc thực hiện kiến nghị sau kiểm tra của các cơ sở KCB tại địa phương còn chậm do chưa có chế tài xử phạt, răn đe.
Việc thực hiện Kết luận TTKT của BHXH Việt Nam tại một số tỉnh, thành phố còn chậm như: BHXH tỉnh Phú Yên chưa tích cực đôn đốc việc thực hiện Kết luận kiểm tra năm 2015 của 03/04 cơ sở KCB BHYT; BHXH thành phố Hồ Chí Minh chưa có giải pháp thực hiện Kết luận TTKT năm 2020 đối với nội dung thu sai chi phí KCB của người bệnh tại tất cả cơ sở KCB được TTKT trực tiếp.
Điểm cầu BHXH các tỉnh, thành phố tham dự Hội nghị trực tuyến.
Nâng cao hiệu quả công tác TTKT những tháng cuối năm 2020
Đứng trước những khó khăn, thách thức chung, để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra trong năm 2020, BHXH Việt Nam yêu cầu, BHXH các tỉnh, thành phố nghiêm túc triển khai tổ chức thực hiện theo Quyết định điều chỉnh kế hoạch kiểm tra, TTCN và TTKT liên ngành năm 2020.
Đảm bảo nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc thực hiện kế hoạch TTKT theo nguyên tắc không TTKT ngoài kế hoạch; hạn chế thời gian làm việc trực tiếp tại đơn vị và chỉ TTKT các doanh nghiệp ít hoặc không bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, có dấu hiệu vi phạm qua rà soát trên cơ sở dữ liệu hoặc được cấp có thẩm quyền giao.
Triển khai công tác xây dựng kế hoạch TTKT năm 2021 đảm bảo phù hợp với diễn biến của dịch bệnh và việc ổn định phát triển kinh tế của các doanh nghiệp trong tình hình mới.
Phối hợp với các đơn vị có liên quan (Trung tâm Công nghệ thông tin, Công ty Tecapro) tập trung nghiên cứu nâng cấp Phần mềm Quản lý hoạt động TTKT phiên bản 1.0 để có thể xử lý cơ sở dữ liệu của đối tượng TTKT, rút ngắn được thời gian TTKT trực tiếp và đem lại hiệu quả cao hơn.
Đồng thời, tăng cường công tác giám sát hoạt động các đoàn TTKT bằng việc nghiêm túc thực hiện chế độ ghi Nhật ký thanh tra, báo cáo những nội dung kết quả đã làm, những phản ánh vướng mắc về cho người giám sát xin ý kiến chỉ đạo kịp thời nhằm hạn chế những tiêu cực trong hoạt động TTKT.
BHXH các tỉnh, thành phố quan tâm, bảo đảm trang bị cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết khác để cán bộ làm công tác TTKT đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ như máy vi tính xách tay, thiết bị mạng không dây. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương làm việc và đạo đức công vụ của cán bộ làm công tác TTKT./.
PV
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Khối Thi đua số I: Đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với thực ...
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...
BHXH tỉnh Sóc Trăng: Nỗ lực vượt khó, lan tỏa an sinh
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?