Giao lưu trực tuyến về chính sách BHXH, BHYT ngày 25/9/2020 [Kết thúc]
25/09/2020 09:00 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Nhằm kịp thời cung cấp đầy đủ thông tin, giải đáp thắc mắc của các tổ chức, cá nhân trên cả nước về chính sách BHXH, BHYT, BHXH Việt Nam tổ chức Giao lưu trực tuyến với bạn đọc về chính sách BHXH, BHYT trên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam từ 9h00 đến 11h00 sáng 25/9/2020.
Khách mời tham gia Chương trình giao lưu là đại diện lãnh đạo và các chuyên gia đến từ các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam: Ban Thực hiện chính sách BHXH, Ban Thực hiện chính sách BHYT; Ban Thu; Ban Sổ - thẻ...
Bạn đọc có thể gửi câu hỏi cho chương trình qua địa chỉ hòm thư điện tử: lienhe@vss.gov.vn.
Dưới đây là nội dung chương trình giao lưu, bạn đọc vui lòng nhấn F5 để cập nhật nội dung mới nhất:
Câu 115: Bạn đọc có địa chỉ email nguyenthaibang@gmail.com hỏi:
Xin chào chương trình. Tôi có đóng BHXH và đã chốt sổ BHXH. Tuy nhiên, BH thất nghiệp của tôi vẫn chưa thanh toán (3 năm 11 tháng). Vậy, khi nào tôi đươc thanh toán tiền BH thất nghiệp? Nếu tôi làm cho 1 công ty, nhưng làm được 1 hoặc 2 tháng thì doanh nghiệp cho nghỉ vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và có tham gia BHXH tiếp. Vậy tôi có được hưởng BH thất nghiệp không? Trân trọng cảm ơn!
BHXH Việt Nam trả lời:
Do Bạn không cung cấp cụ thể thông tin về việc đóng BHTN, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và thời điểm nộp hồ sơ hưởng TCTN, do đó cơ quan BHXH không có cơ sở để trả lời Bạn cụ thể. BHXH Việt Nam cung cấp các quy định về điều kiện hưởng và thời điểm chi trả TCTN, đề nghị Bạn đối chiếu với trường hợp của bản thân để biết về việc hưởng chế độ BHTN, cụ thể như sau:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Việc làm thì thời gian đóng BHTN để xét hưởng BHTN là tổng các khoảng thời gian đã đóng BHTN liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng BHTN cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng TCTN.
Như vậy, thời gian tham gia BHTN của Bạn nếu chưa được hưởng TCTN sẽ được bảo lưu, cộng dồn với thời gian tham gia đóng BHTN sau này để làm căn cứ tính hưởng BHTN khi Bạn đủ điều kiện hưởng theo quy định.
- Điều kiện hưởng TCTN:
Người lao động tham gia BHTN sẽ được hưởng BHTN khi đủ điều kiện theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm, cụ thể:
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng BHTBN được hưởng TCTN (TCTN) khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp làm việc theo Hợp đồng lao động; hợp đồng làm việc xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn; đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp làm việc theo Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
3. Đã nộp hồ sơ hưởng TCTN tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật Việc làm (cụ thể trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc).
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết.
- Về thời hạn giải quyết TCTN theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ như sau:
Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc hưởng TCTN của người lao động trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ đề nghị hưởng TCTN gửi theo đường bưu điện thì ngày nhận hồ sơ được tính là ngày chuyển đến ghi trên dấu bưu điện.
Thời điểm hưởng TCTN của người lao động được tính từ ngày thứ 16 theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng TCTN.
Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả TCTN tháng đầu tiên của người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng TCTN; từ tháng hưởng TCTN thứ 2 trở đi trong thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ thời điểm ngày thứ 07 của tháng hưởng TCTN đó.
Câu 114: Bạn đọc có địa chỉ email hanhatd3@gmail.com hỏi:
Tôi tên Nguyễn Thị Hạnh, sinh ngày 01 tháng 10 năm 1968. Tôi đã và đang đóng BHXH tính đến 30 tháng 6 năm 2021 là tròn 33 năm. Tôi muốn nghỉ hưu trước tuổi vào ngày 01 tháng 7 năm 2021, như vậy đến thời điểm này thì tỷ lệ phần trăm tính lương hưu của tôi là bao nhiêu? Và cách tính như thế nào? Xin trân trọng cảm ơn!
Theo quy định tại Điều 169, Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với nam, đủ 55 tuổi 04 tháng đối với nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng với lao động nam, 04 tháng với lao động nữ.
Hiện nay, chưa có hướng dẫn về việc tính mức hưởng lương hưu theo tuổi nghỉ hưu quy định tại Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên BHXH Việt Nam chưa có căn cứ để trả lời cụ thể về cách tính lương hưu đối với Bạn.
Câu 113: Bạn đọc có địa chỉ email bichngoc.cdn7@gmail.com hỏi:
Ngày 22/6/2020 tôi nhập viện do chuẩn đoán thai bám vết mổ cũ (trường hợp đặc biệt của mang thai ngoài tử cung - trong giấy ghi rõ "thai ngoài tử cung khác"); bác sĩ chỉ định phương pháp tiêm thuốc tại chỗ và toàn thân. Đến ngày 02/07/2020 tôi xuất viện, giấy ra viện ghi rõ: nghỉ BHXH từ 03/07/2020 đến 12/07/2020. Tuy nhiên, đến ngày 07/07/2020 tôi bị băng huyết phải nhập viện cấp cứu, bác sĩ chỉ định mổ hở lấy khối máu tụ. Đến ngày 13/07/2020 tôi xuất viện, trong giấy ra viện phần ghi BHXH: Không, bệnh viện giải thích: Do nghỉ theo chế độ, nên không ghi. Tôi muốn hỏi 2 nội dung:
1. Trường hợp của tôi thanh toán theo chế độ thai sản (chỉ được 20 ngày nghỉ do phá thai 5 tuần) hay được thanh toán theo chế độ ốm đau (Thời gian nghỉ theo chế độ đốm đau được dài hơn, trường hợp của tôi thanh toán ốm đau ngắn ngày hay dài ngày). Theo tìm hiểu của tôi, trường hợp mang thai ngoài tử cung là trường hợp thanh toán ốm đau dài ngày mà không thanh toán theo chế độ thai sản. Trên thực tế ngày 13/07/2020 tôi vừa xuất viện mổ hở, nhưng cũng hết 20 ngày nghỉ của thai sản, lúc đấy còn chưa đúng dậy, đi lại được sao có thể đi làm? Cơ quan tôi giải quyết chế độ thai sản, không giải quyết chế độ ốm đau. Nói sau ngày 13/07/2020 là nghỉ phép. Trong khi lúc đấy tôi vừa mổ hở xong. Cơ quan giải quyết như vậy đúng hay sai?
2. Ở giấy ra viện từ ngày 07/07/2020 đến 13/07/2020, trong phần ghi nghỉ BHXH: Ghi không. Bệnh viện giải thích là nghỉ theo chế độ nên không ghi. Thực tế tôi xin cơ quan nghỉ từ ngày 13/07/2020 đến ngày 04/08/2020. Xin hỏi thời gian thực tế tôi nghỉ sau phẫu thuật có được tính vào thời gian nghỉ ốm đau không? Cơ quan chỉ xác định đây là thời gian nghỉ phép có đúng không? Rất mong nhận được phản hồi sớm của BHXH Việt Nam để tôi đảm bảo quyền lợi của mình.
- Điều 33, Luật BHXH năm 2014 quy định khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa từ 10 ngày đến 50 ngày (bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần) tùy theo tuần tuổi của thai.
Như vậy, khi phá thai bệnh lý (thời gian từ ngày 22/6/2020 đến ngày 11/7/2020) Bạn được giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi (tối đa 20 ngày). Đối với thời gian điều trị bệnh do bị băng huyết (từ ngày 07/7/2020 đến ngày 13/7/2020) Bạn được giải quyết hưởng chế độ ốm đau. Tuy nhiên, từ ngày 07/7/2020 đến ngày 11/7/2020 bạn được giải quyết hưởng chế độ thai sản nên khoảng thời gian này sẽ không được xem xét để giải quyết hưởng chế độ ốm đau.
- Khi cấp các giấy tờ làm căn cứ hưởng BHXH, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm phải thực hiện đúng theo quy định tại Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật BHXH và Luật An toàn vệ sinh, lao động thuộc lĩnh vực y tế. Theo hướng dẫn ghi Giấy ra viện tại phần "ghi chú" trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị bệnh hoặc để ổn định sức khỏe sau khi điều trị nội trú, bác sỹ phải ghi rõ số ngày mà người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện.
Tuy nhiên, theo như thông tin Bạn cung cấp, sau khi ra viện (ngày 13/7/2020) sức khỏe Bạn chưa ổn định nhưng bác sỹ không chỉ định cho nghỉ ngoại trú (trên Giấy ra viện phần ghi BHXH: Không), do đó cơ quan BHXH không có căn cứ để giải quyết chế độ BHXH đối với Bạn sau ngày 13/7/2020.
Trường hợp của Bạn sau ngày 13/7/2020 mà Bạn thấy sức khỏe chưa ổn định, Bạn có thể đến cơ sở khám chữa bệnh để khám lại, Bác sỹ sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe thực tế để chỉ định số ngày nghỉ phù hợp với Bạn.
Câu 112: Bạn đọc có địa chỉ email tnguyen7@worldbank.org hỏi:
Tôi là Nguyễn Quang Tuấn, sinh ngày 26/10/1960, nhập ngũ 31/8/1978, phục viên 25/8/1988, từ 25/8/1988 đến 27/11/1990 tôi đi lao động hợp tác theo hiệp định Chính phủ. Khi đi lao động hợp tác, quyết định phục viên của tôi có ghi thời gian phục vụ quân đội 10 năm quy đổi là 10 năm 7 tháng cộng với 2 năm 3 tháng đi lao động hợp tác, tổng thời gian liên tục là: 12 năm 3 tháng (thời gian quân đội cũng như thời gian lao động hợp tác tôi chưa được giải quyết chế độ). Vậy tôi có đủ điều kiện để đóng BHXH tự nguyện để đủ 20 năm để được hưởng tiền hưu trí không? Thời gian quy đổi có được tính là thời gian liên tục không? Trân trọng cảm ơn BHXH Việt Nam.
Theo quy định tại Điểm e, Khoản 1, Điều 9, Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ, người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng một lần cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Đối chiếu quy định trên, trường hợp của Ông sinh ngày 26/10/1960 (đã đủ 60 tuổi) có thời gian phục vụ trong quân đội 10 năm và thời gian đi hợp tác lao động 02 năm 03 tháng, tổng thời gian là 12 năm 3 tháng. Nếu thời gian phục vụ trong quân đội và thời gian lao động hợp tác, Ông chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần thì Ông thuộc đối tượng được đóng một lần cho thời gian còn thiếu để hưởng lương hưu. Thời gian công tác để tính hưởng BHXH là thời gian công tác thực tế, không tính theo thời gian công tác quy đổi.
Câu 111: Bạn đọc Dương Phúc (Duongthienphuc.vn@gmail.com) hỏi:
Ngày 10/09/2020 tôi có khám BHYT đau họng tại viện A. Bác sỹ cho thuốc 1 tuần và hẹn tái khám nhưng mới 3 ngày họng tôi sưng to bệnh trầm trọng hơn tôi quay lại viện A nhưng nhân viên không cho đăng ký khám BHYT với lý do chưa tới ngày hẹn, thuốc vẫn còn vậy có đúng quy định BHYT không thưa quý cơ quan?
Về nguyên tắc, trong trường hợp bệnh tiến triển nặng lên thì người bệnh được quyền quay lại để KCB theo chế độ BHYT trước thời hạn trên giấy hẹn khám lại của bác sĩ điều trị.Vì vậy, thông tin của nhân viên bệnh viện trả lời không được khám lại là không chính xác.
Câu 110: Bạn đọc có địa chỉ email atamtvi1957@yahoo.com.vn hỏi:
Năm 1982 tôi chuyển ngành, là sỹ quan quân đội, cấp bậc thiếu úy, chức vụ đại đội phó chính trị! Hỏi: khi về hưu tôi có được tính khoản phụ cấp chức vụ là 0.25 cộng với khoản lương chính là 4.2 để tính lương hưu trong thời gian trong quân đội không?
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 11, Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10/5/2016 của Chính phủ, người lao động là sỹ quan quân đội chuyển ngành sang làm việc trong biên chế tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc chuyển ngành sang doanh nghiệp thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định rồi mới nghỉ hưu thì cách tính lương hưu phải căn cứ vào ngành nghề sau khi chuyển ngành và diễn biến tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng BHXH. Do vậy, với thông tin Ông cung cấp, BHXH Việt Nam không đủ căn cứ để trả lời cụ thể nội dung hỏi của Ông. Đề nghị Ông cung cấp hồ sơ đến cơ quan BHXH nơi cư trú gần nhất để được xem xét, trả lời.
Câu 109: Bạn đọc có địa chỉ email huyenmytran61@gmail.com hỏi:
Công ty em có 1 cặp vợ chồng cùng đóng BHXH bắt buộc, mới sinh 1 bé 11 tháng tuổi (có BHYT). Nhưng do cháu bị ốm nên từ 4/9/2020 đến 11/9/2020, cả hai vợ chồng đều xin nghỉ để vào viện trông con. Nhưng từ 9/9/2020 đến 11/09/2020 người vợ lại phải nhập viện vì bị sốt virus. Cho em hỏi, nếu như vậy người vợ sẽ xét duyệt chế độ ốm đau cho con ốm từ 04/9/2020 đến 08/9/2020 sau đó làm thủ tục cho bản thân ốm từ 09/9 đến 11/9 có đúng không? Liệu người mẹ có được hưởng cả hai chế độ hay sẽ tách riêng như trên?
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 25, Luật BHXH điều kiện hưởng chế độ ốm đau gồm:
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
- Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Trường hợp người mẹ đang tham gia BHXH, nghỉ việc để chăm sóc con ốm (thời gian từ 04/9/2020 đến 11/9/2020) và bị ốm (thời gian từ ngày 9/9/2020 đến ngày 11/09/2020), có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế được giải quyết chế độ ốm đau theo quy định. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau được tính từ ngày 04/9/2020 đến ngày 08/9/2020 (trước thời điểm người mẹ nhập viện do bị ốm ngày 09/9/2020), không được tính hưởng trùng thời gian nghỉ việc do bản thân người mẹ bị ốm. Như vậy, khi lập hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động đơn vị sử dụng lao động phải lập hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng 2 chế độ riêng rẽ là bản thân ốm và con ốm.
Câu 108: Bạn đọc có địa chỉ email yen15102003@gmail.com hỏi:
Em tên Lư Kim Yến, mã số BHXH 7908234748. Từ tháng 9/2019 đến hết tháng 11/2019 em nghỉ không lương. Từ ngày 03/12/2019 em nghỉ 6 tháng chế độ thai sản đến hết 02/06/2020. Tuy nhiên do nhà không có người trông bé, em tiếp tục nghỉ không lương từ 03/06/2020 đến hết 30/9/2020. Hiện em sẽ đi làm lại & đóng BHXH từ 01/10/2020. Em muốn hỏi là đến tháng 10 khi em đi làm lại, em có thai được 4 tháng, nếu em đóng BHXH cho đến lúc sinh (dự sinh đầu tháng 3/2021) thì em đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản không? Em đọc Luật thấy phải đóng BHXH ít nhất 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh. Trường hợp của em thì 12 tháng trước khi sinh là từ tháng 03/2020 đến 02/2021 (bao gồm thời gian nghỉ chế độ thai sản của em bé sinh đầu tiên). Nhờ BHXH giải đáp giúp em, cám ơn anh/chị nhiều
Khoản 2, Khoản 3, Điều 31 Luật BHXH năm 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con là: Phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc lao động nữ đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Trường hợp của Bạn, nếu sinh con vào đầu tháng 3/2021 và đóng BHXH liên tục từ tháng 10/2020 đến tháng 02/2021 thì trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con (được xác định từ tháng 3/2020 đến tháng 02/2021), Bạn có 08 tháng đóng BHXH (từ tháng 03/2020 đến tháng 5/2020 và từ tháng 10/2020 đến tháng 02/2021), Bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp có thời gian đóng BHXH dưới 12 tháng trước khi nghỉ việc hưởng BHXH, cơ quan BHXH sẽ tiến hành kiểm tra tại đơn vị sử dụng lao động về việc đóng hưởng BHXH. Trường hợp phát hiện gian lận trong việc đóng và hưởng BHXH quy định tại Khoản 4, Điều 17, Luật BHXH 2014 sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Câu 107: Bạn đọc có địa chỉ email khanhduong05@yahoo.com.vn hỏi:
Tôi đang khám chữa bệnh ban đầu tại Trung tâm y tế thành phố Hải Dương. Thẻ y tế do BHXH in cấp do trụ sở đơn vị tôi đóng tại Hà Nội. Lương của tôi hệ số 5.76, phụ cấp chức vụ 0.6. Nay tôi muốn thay đổi nơi khám chữa bệnh về Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Hải Dương thì cần thủ tục như thế nào? Tôi xin cảm ơn.
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế quy định đăng ký KCB BHYT ban đầu và chuyển tuyến KCB BHYT thì đối tượng thuộc diện được quản lý, bảo vệ sức khỏe cán bộ của tỉnh, thành phố được đăng ký KCB ban đầu tại phòng khám thuộc Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh hoặc cơ sở KCB BHYT ban đầu tuyến tỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và khả năng đáp ứng của cơ sở KCB.
Vì vậy, đề nghị Ông liên hệ với cơ quan BHXH nơi phát hành thẻ để được hướng dẫn cụ thể.
Câu 106: Bạn đọc Nguyễn Thị Thu Tâm (nguyenthithutam287@gmail.com) hỏi:
Mẹ tôi được chuyển viện từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Bạc Liêu đến Bệnh viện Chợ Rẫy do nhiễm trùng huyết từ viêm mô tế bào cẳng chân phải. Sau thời gian điều trị tại BV Chợ Rẫy theo phương pháp điều trị: Kháng sinh, ổn định đường huyết, hạ áp, giảm triệu chứng, truyền máu, phẫu thuật: Đặt catheter tĩnh mạch động trung tâm nhiều nòng, đặt catheter tĩnh mạch động mạch, cắt lọc cẳng chân phải) thì được cho xuất viện vào ngày 12/8/2020.Trong thời gian này dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, do đó bệnh nhân sức khoẻ ổn được cho xuất viện về tái khám tại địa phương để tránh dịch bệnh mà nhất là đối với những bệnh nhân có bệnh nền như mẹ tôi, mặc dù vết thương chưa lành. Trong thời điểm đó sức khoẻ và vết thương của mẹ tôi không thể di chuyển đoạn đường xa 300km để về quê nên vẫn phải ở lại thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục theo dõi. Sau mấy lần tái khám, ngày 07-08/09/2020: Mẹ tôi ói liên tục khiến cơ thể không đủ dinh dưỡng và nước, huyết áp tụt chỉ còn 85-87/60 mmHg nên phải vào cấp cứu sáng ngày 09/9/2020 và được chuyển sang khoa khám bệnh để làm các xét nghiệm máu, nước tiểu, X-quang, đo điện tim: Kết quả thiếu máu cơ tim, tổn thương xơ nhỏ 1/3 dưới phổi, nhiễm trùng tiểu và bệnh thận mạn tính (giai đoạn 4). Tuy nhiên khi tôi làm đơn gửi đến BV Bạc Liêu xin cấp giấy chuyển viện thì được yêu cầu bệnh nhân phải có mặt thì mới cấp giấy. Nay xin giúp chúng tôi xem có cách giải quyết nào khác hơn hay không vì tình hình sức khoẻ hiện nay không thể di chuyển về theo yêu cầu. Xin cảm ơn.
Về nguyên tắc, để được hưởng đầy đủ quyền lợi BHYT, người tham gia BHYT phải đi KCB BHYT tại nơi đăng ký KCB ban đầu trên thẻ và thực hiện chuyển tuyến theo đúng quy định. Việc chuyển tuyến cho người bệnh thuộc thẩm quyền của bác sĩ điều trị căn cứ trên tình trạng thực tế của người bệnh, khả năng khám và điều trị của cơ sở KCB, và theo hướng dẫn của Sở Y tế.
Đề nghị Bạn đưa mẹ đến nơi đăng ký KCB ban đầu để thực hiện thủ tục chuyển tuyến theo đúng quy định. Trường hợp mẹ của Bạn nhập viện trong tình trạng cấp cứu tại các cơ sở KCB trên địa bàn Tp.HCM và có xuất trình thẻ BHYT trước khi ra viện thì vẫn được quỹ BHYT thanh toán đầy đủ chi phí trong phạm vi và mức hưởng quy định trên thẻ.
Câu 105: Bà Mai, số điện thoại 079 388 3608 hỏi:
Thẻ BHYT của tôi tại Bệnh viện Nguyễn Trãi mã thẻ HT2, trước giờ không đồng chi trả nhưng giờ đây, khi bác sĩ chỉ định đi xét nghiệm lại bị thu tiền. Trong khi đó, tôi đã làm xét nghiệm này ở những lần khám trước mà không bị thu tiền. Xin hỏi BHXH TP.HCM giải đáp, vậy bệnh viện thu đúng hay sai? Tôi đã hỏi nhân viên bệnh viện nhưng không được giải thích thỏa đáng.
Theo quy định tại Luật BHYT và Nghị định số 146/2018/NĐ-CP thì Bà được cấp thẻ mã quyền lợi hưởng số 2 là được hưởng 100% chi phí KCB và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Tuy nhiên, do thông tin của Bà cung cấp chưa đầy đủ nên cơ quan BHXH không có căn cứ để trả lời Bà. Đề nghị Bà liên hệ với cơ quan BHXH nơi phát hành thẻ để được giải đáp vướng mắc.
Câu 104: Bạn đọc có địa chỉ email thanhnga5879@gmail.com hỏi:
Tôi năm nay 41 tuổi, đã tham gia BHXH được 16 năm. Tôi muốn hỏi, tôi cần tham gia BHXH tự nguyện bao nhiêu năm và với số tiền là bao nhiêu nữa để được hưởng chế độ hưu trí khi đến tuổi nhận hưu trí?
Theo quy định pháp luật hiện hành về BHXH thì điều kiện hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH tự nguyện là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên. Thông tin Bạn cung cấp không nêu cụ thể Bạn là nam hay nữ; Do vậy, đề nghị Bạn đối chiếu quy định về điều kiện hưởng lương hưu nêu trên với trường hợp cụ thể của Bạn để xác định được thời điểm Bạn đủ điều kiện về tuổi và thời gian đóng BHXH để hưởng chế độ hưu trí.
- Về phương thức đóng BHXH tự nguyện: Bạn có thể lựa chọn một trong các phương thức sau: Hàng tháng, 3 tháng một lần, 6 tháng một lần, 12 tháng một lần, đóng một lần cho nhiều năm về sau (nhưng không quá 05 năm) hoặc đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
- Về mức đóng BHXH tự nguyện: Mức đóng hàng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn, thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Chính phủ (hiện nay là 700.000 đồng) và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng (mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng). Bên cạnh đó, khi tham gia BHXH tự nguyện, Bạn còn được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ % trên mức đóng BHXH hàng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (bằng 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo, bằng 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo, bằng 10% đối với các đối tượng khác). Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm (120 tháng).
BHXH Việt Nam cung cấp thông tin để Bạn nắm được và căn cứ vào tình hình kinh tế của bản thân để quyết định phương thức đóng và mức đóng BHXH tự nguyện phù hợp với bản thân. BHXH Việt Nam mong Bạn sớm liên hệ với cơ quan BHXH nơi cư trú hoặc đại lý thu BHXH tại địa phương nơi gần nhất để được tư vấn, hướng dẫn cụ thể.
Câu 103: Bạn đọc có địa chỉ email tiendang1983@gmail.com hỏi:
Tôi đã tham gia BHXH bắt buộc được 7 năm, giờ tôi không làm công ty nữa, tôi muốn tham gia BHXH tự nguyện, và tôi muốn hỏi nếu sau này tôi đi làm công ty lại và tham gia BHXH bắt buộc thì có được không? Và có ảnh hưởng gì đến quá trình tham gia và chế độ lương hưu sau này không?
Theo quy định của pháp luật về BHXH hiện hành thì người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia đóng BHXH bắt buộc. Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc, vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất trên tổng thời gian đã đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.
Theo quy định nêu trên, trường hợp Bạn đã đóng BHXH bắt buộc được 7 năm, đã nghỉ việc và muốn tham gia BHXH tự nguyện thì Bạn có thể tham gia đóng BHXH tự nguyện.
Sau này, khi Bạn đi làm và thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì tổng thời gian đã đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện sẽ được cộng nối làm căn cứ để tính hưởng chế độ hưu trí. Vì vậy không ảnh hưởng đến quá trình tham gia và chế độ lương hưu sau này của Bạn.
Câu 102: Bạn đọc có địa chỉ email tonhoasen08.2020@gmail.com hỏi:
Công ty tôi có 1 trường hợp NLĐ bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về, do vụ tai nạn xảy ra tại đoạn đường vắng nên sau khi xảy ra tai nạn người dân đã đưa NLĐ đi cấp cứu mà không gọi điện cho bên Công an khu vực đến lập biên bản tai nạn mà chỉ đến cơ quan công an xin giấy xác nhận về vụ việc trên. Về phía công ty đã đồng ý xét duyệt trường hợp này thuộc Tai nạn lao động và đã đưa NLĐ đi giám định thương tật, mức độ thương tật là 10%. Nhưng khi công ty tôi gửi hồ sơ ra cơ quan BHXH tại khu vực thì không được chấp thuận giải quyết và yêu cầu phải có biên bản tai nạn của Cơ quan Công an ngay tại thời điểm xảy ra tai nạn. Tôi xin cơ quan BHXH Việt Nam trả lời giúp tôi trường hợp này có được giải quyết chế độ TNLĐ hay không ạ? Trân trọng cảm ơn!
- Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ TNLĐ đối với người lao động bị tai nạn lao động điều trị xong ra viện trước ngày 01/7/2016 theo quy định gồm:
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông.
3. Giấy ra viện sau khi đã điều trị tai nạn lao động.
4. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
5. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động.
6. Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp phương tiện sinh hoạt (nếu có).
- Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ TNLĐ đối với người lao động bị tai nạn lao động điều trị xong ra viện từ ngày 01/7/2016 gồm:
1. Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú.
2. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
3. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động (Mẫu số 05A-HSB ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019 của BHXH Việt Nam)
4. Trường hợp thanh toán phí giám định y khoa thì có thêm hóa đơn, chứng từ phí giám định, bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK.
5. Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp phương tiện sinh hoạt (nếu có).
Do, Bạn không nêu rõ thời điểm người lao động tại đơn vị Bạn bị TNLĐ điều trị xong ra viện nên đề nghị Bạn căn cứ quy định nêu trên để xác định cụ thể hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ đối với người lao động thuộc đơn vị Bạn.
Trường hợp NLĐ thuộc đơn vị Bạn nếu bị TNLĐ điều trị xong ra viện từ ngày 1/7/2017 trở đi mà cơ quan BHXH vẫn yêu cầu thủ tục hồ sơ ngoài hồ sơ quy định nêu trên, đề nghị Bạn cung cấp thông tin về đơn vị Bạn và cơ quan BHXH nơi đơn vị Bạn đóng BHXH đến BHXH Việt Nam để được xem xét, giải quyết theo đúng quy định.
Câu 101: Bạn đọc Phạm Xuân Thắng (thangvy4@gmail.com) hỏi:
Hiện nay vợ tôi đang hưởng chế độ hưu trí, vợ tôi muốn nhận lương hưu qua tài khoản, nhưng đang gặp khó khăn vì tên trong hồ sơ hưởng chế độ BHXH hàng tháng (PHAN THỊ VY) lại không thống nhất với tên trong Chứng minh nhân dân (PHAN THỊ TƯỜNG VY). Vì vậy vợ tôi muốn xin điều chỉnh lại cho thống nhất có được không? Hoặc làm cách nào để vợ tôi có thể nhận lương hưu qua tài khoản. Kính mong được sự giúp đỡ. Tôi xin chân thành cảm ơn.
BHXH Việt Nam cung cấp các thủ tục hồ sơ liên quan đến đề nghị của Bạn như sau:
Đề nghị vợ của Bạn lập hồ sơ theo hướng dẫn nêu trên gửi cơ quan BHXH địa phương để được giải quyết theo thẩm quyền.
Câu 100: Bạn đọc có địa chỉ email sonhong@yahoo.com hỏi:
Đơn vị tôi có 35 lao động đóng mức lương tại vùng 3: - 3.670.100 x 35 = 128.453.500 đ (tổng quỹ lương trích nộp BHXH) - 128.453.500 x 32% = 41.105.120đ. Trích đóng BHYT: 128.453.500 x 0.045 =5.780.407,5đ. Trích đóng BHTN: 128.453.500 x 0.005 = 642.267,5đ. Cộng 6.422.675đ. Trong khi đó phần mềm thu của BHXH tỉnh Bình Định do sử dụng quá nhiều số thập phân của phần trích đóng BHYT và BHTN dẫn đến lệch số giữa đơn vị và BH tỉnh Bình Định (số lệch này chỉ có năm 2020 khi đơn vị từ BH thành phố sát nhập về BHXH tỉnh); * Trên phần mềm thu của BHXH tỉnh: - Số của BHXH: 128.453.500 x 32.0000281 = 41.105.156đ - 41.105.120đ = 36đ Trích đóng BHYT: 128.453.500 x 0.0450001406525641 =5.780.425,5 đ Trích đóng BHTN: 128.453.500 x 0.0050001406525641 = 642.285,5đ Cộng = 6.422.711 đ - Lệch số của đơn vị là 36 đ không biết cách tính của đơn vị đúng hay của BHXH tỉnh đúng, mặc dầu số này quá nhỏ nhưng mong BH giải đáp cho và chúng tôi cách tính chuẩn.
Theo quy định tại Điều 86 Luật BHXH năm 2014, Điều 5 Quyết định số 2089/QĐ-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam, số tiền phải đóng của người lao động dựa trên mức đóng của từng người tham gia nhân với tỷ lệ đóng. Đơn vị hiện nay đang tính trên cơ sở tổng quỹ lương của người tham gia nên có sự sai lệch.
Câu 99: Bạn đọc Hà Thị Thủy (htt@qscsteel.com) hỏi:
Từ năm 2007 đến năm 2019 tôi làm việc tại Khách Sạn Sammy, địa chỉ 157 Thùy Vân, Phường Thắng Tam, TPVT. Từ năm 2019 đến nay tôi làm việc tại Công Ty TNHH Nhà Thép QSC. Tôi có tra cứu quá trình tham gia BHXH, nhưng chỉ thấy thời gian tham gia từ T11/2019 đến nay? Xin giải thích giùm tôi, mã số sổ BHXH của tôi: 5107016471.
Theo nội dung và thông tin bạn cung cấp, BHXH Việt Nam thực hiện tra cứu trên cơ sở dữ liệu đang quản lý thì quá trình tham gia BHXH, BH thất nghiệp từ 8/2007- 9/2020 là 13 năm 2 tháng.
Để tra cứu quá trình đóng BHXH, BH thất nghiệp của mình, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:
Truy cập vào địa chỉ http://baohiemxahoi.gov.vn à tra cứu trực tuyến à tra cứu quá trình tham gia BHXH
Hoặc soạn tin nhắn theo cú pháp TC BHXH (mã số BHXH) gửi 8079 để tra cứu thời gian đóng BHXH.
Hoặc gọi tổng đài 19009068 để được hỗ trợ.
Câu 98: Bạn đọc có địa chỉ email Thanhxuan@phugiahan.com.vn hỏi:
Tôi tên là: Huỳnh Thanh Xuân - Ngày sinh: 15/9/1989; số CMND: 312001352; số sổ BHXH: 7914157113, em muốn hỏi công ty đã chốt sổ cho em chưa?
BHXH Việt Nam đã tra cứu cơ sở dữ liệu đang quản lý: Sổ BHXH của bạn đã được xác nhận thời gian tham gia BHXH từ tháng 4/2014 đến tháng 7/2020 (tổng thời gian tham gia là 6 năm 3 tháng). Thời điểm xác nhận, ngày 23/9/2020
Câu 97: Bạn đọc có địa chỉ emai thanhhuycb@gmail.com hỏi:
Tôi công tác trong bệnh viện, đã tham gia BHXH được 22 năm 3 tháng, hiện vẫn tham gia, có mã số sổ BHXH, nay bị mất sổ BHXH, muốn làm lại sổ mới thì làm như thế nào ạ? Sổ mới có được nối tiếp với 22 năm 3 tháng đã tham gia không ạ?
Đề nghị bạn lập tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin (Mẫu TK01-TS) nộp cho đơn vị hoặc nộp trực tiếp cho cơ quan BHXH để đề nghị cấp lại sổ BHXH
Sổ BHHX cấp lại ghi toàn bộ quá trình tham gia BHXH, BH thất nghiệp trên sổ BHXH đã mất.
Câu 96. Bạn đọc có địa chỉ emai LEHUONG@gmai.com hỏi:
Tôi đang đang làm việc tại 1 công ty ở miền Nam từ 2012 và được cấp thẻ BHYT với mức hưởng là 4. Năm 2014, tôi được cấp thêm 1 thẻ BHYT ở miền bắc theo quyết định 62 của Thủ tướng Chính phủ với mã quyền lơi hưởng BHYT là 2. Đến 2019, tôi nhập khẩu và di chuyển hồ sơ BHYT vào tỉnh Đồng Nai. Tôi đã làm thủ tục xin cấp BHYT nhưng không được cấp. Vậy tôi phải làm gì để được hưởng quyền lợi BHYT là 2? Xin cảm ơn.
Theo quy định tại khảon 4,5 Điều 3 và Điều 11 Nghị định Số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số Điều của Luật BHYT thì UBND xã có trách nhiệm lập danh sách người hưởng QĐ62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (thuộc đối tượng do ngân sách nhà nước đóng BHYT) gửi cơ quan BHXH để cấp thẻ BHYT.
Đề nghị bạn cung cấp hồ sơ giấy tờ liên quan theo đối tướng được hưởng theo QĐ62/2011/QĐ-TTG và liên hệ với UBND xã nơi cư trú để được hướng dẫn lập tờ khai và danh sách cấp thẻ BHYT theo quy định nêu trên.
Câu 95. Bạn đọc có địa chỉ emai pluongthien77@gmail.com hỏi:
Tôi có thẻ BHYT mã số 2 79 029 623... mã 79-014. Thuộc diện ưu đãi 100%
(Không đồng chi trả). Đăng ký Khám chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện Nguyễn Trãi, TP.HCM. Do có bệnh mạn tính (tiểu đường tuýp II; Bệnh tim mạch do sơ vữa động mạch vành, ngoại biên, " tăng huyết áp vô căn" nguyên phát...), định kỳ hàng tháng phải đến khám và nhận thuốc điều trị ngoại trú. Nay có việc gia đình Tôi phải ra giải quyết, thời gian tối thiểu dự kiến 6 tháng . Tôi muốn hỏi, các cơ sở khám chữa bệnh ở quê khi tôi đến có được khám và cấp phát thuốc theo thẻ hiện có không? Nếu được thì cần làm gì để được khám chữa bệnh tại cơ sở y tế ở quê?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 15 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT trường hợp người tham gia BHYT trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung theo các hình thức đào tạo, chương trình đào tạo, tạm trú được KCB ban đầu tại cơ sở KCB cùng tuyến hoặc tương đương với cơ sở đăng ký KCB ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế và phải xuất trình thẻ BHYT cùng giấy tờ chứng minh về nhân thân có ảnh do do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp và một trong các giấy tờ sau đây (bản chính hoặc bản chụp): giấy công tác, quyết định cử đi học, thẻ học sinh, sinh viên, giấy tờ chứng minh đăng ký tạm trú, giấy chuyển trường.
Như vậy, để được hưởng đầy đủ quyền lợi BHYT Ông có thể đến các cơ sở KCB cùng tuyến hoặc tương đương với Bệnh viện Nguyễn Trãi, TP Hồ Chí Minh để KCB BHYT và phải xuất trình thẻ BHYT, giấy tờ chứng minh về nhân thân và giấy tờ chứng minh đăng ký tạm trú tại địa phương.
Câu 94: Bạn đọc Nguyễn Thanh Hà hỏi:
Em đi khám bệnh tuyến trung ương đúng tuyến. Giờ đã ra viện và có giấy hẹn tái khám. Cho em hỏi là có giấy hẹn tái khám thì em có thể ở lại viện điều trị nội trú không? Và có thể ở lại viện điều trị trong bao lâu là hết thời hạn bảo hiểm đúng tuyến. Em nghe nói giấy chuyển viện đúng tuyến có thể điều trị nội trú ở bệnh viện trung ương 1 tháng. Còn trái tuyến theo BHYT thì nằm viện trung ương được 10 ngày. Quá thời gian trên thì không được hưởng BHYT. Điều này đúng hay sai ạ?
- Về sử dụng giấy hẹn tái khám: Theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT thì trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia BHYT phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở KCB.
Như vậy, trường hợp bạn đi KCB theo giấy hẹn khám lại, thực hiện thủ tục KCB đúng quy định (xuất trình thẻ BHYT cùng giấy tờ chứng minh về nhân thân có ảnh do do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp) và lần tái khám có chỉ định điều trị nội trú sẽ được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB như trường hợp KCB đúng tuyến.
- Về thời gian điều trị nội trú: Hiện nay, không có quy định giới hạn số ngày điều trị nội trú được thanh toán theo chế độ BHYT, thời gian điều trị nội trú căn cứ theo tình trạng bệnh của Bạn.
Câu 93: Bạn đọc có địa chỉ email mekongcode@gmail.com hỏi:
Tôi thường trú tại TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long và có tham gia BHYT hơn 5 năm nay. Tôi có bệnh Viêm gan B, thường xuyên khám chữa bệnh ở BV Nhiệt Đới TP. HCM, mọi lần đi khám theo định kỳ đều phải tự thanh toán chi phí. Tôi xin có các câu hỏi sau:
1. Tôi có được đăng ký nơi khám bệnh ban đầu của tôi là các Bệnh viện ở Tp HCM được không, nhằm giảm bớt chi phí khám chữa bệnh? Nếu được thì thủ tục như thế nào?
2. Công ty tôi thực hiện các dự án của ngành giao thông, nhân viên chúng tôi thường được bố trí công việc theo các dự án ở TP. HCM, và các địa phương khác, khi đau ốm chẳng lẽ phải về TP Vĩnh Long để khám bệnh? Để đảm bảo quyền lợi khám bệnh cho người lao động, công ty có thể đăng ký mua thẻ BHYT khám bất kỳ BV nào cũng được, điều này có thể không?
3. Công ty tôi trụ sở tại địa bàn TP. Vĩnh Long, nhưng không được đăng ký nơi khám bệnh ban đầu là Bệnh viện Đa khoa tỉnh, mà phải đăng ký mơi khám bệnh ban đầu là Bệnh viện Đa khoa thành phố Vĩnh Long. Chúng tôi muốn đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu là Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Vĩnh Long, thì có được không? Rất mong, BHXH Việt Nam quan tâm trả lời các câu hỏi trên để chúng tôi làm cơ sở khi trao đổi với cơ quan BHXH địa phương. Trân trọng kính chào!
1. Điều 8 Thông tư số 40/2015/TT-BYT quy định người tham gia BHYT được quyền đăng KCB BHYT ban đầu tại một trong các cơ sở KCB tuyến xã/tuyến huyện hoặc tương đương không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở KCB.
Như vậy, Bạn có thể thay đổi nơi KCB ban đầu về một trong các cơ sở y tế phù hợp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Để được thay đổi nơi đăng ký KCB BHYT ban đầu trên thẻ BHYT, vào đầu mỗi quý, đề nghị Bạn đến cơ quan BHXH nơi phát hành thẻ (thành phố Vĩnh Long) để được hướng dẫn thủ tục.
2. Về nguyên tắc, Công ty của Bạn đặt trụ sở tại tỉnh/thành phố nào thì sẽ được lựa chọn nơi đăng ký KCB ban đầu cho người lao động trên địa bàn đó.
Trường hợp công ty đóng BHYT cho người lao động đang công tác dài hạn tại tỉnh/thành phố khác thì vẫn có thể thực hiện đăng ký KCB ban đầu tại các cơ sở KCB trên địa bàn tỉnh/thành phố đó theo đúng quy định.
Đối với trường hợp người lao động phải công tác, lưu trú tại các tỉnh/thành phố khác mà không chuyển nơi đăng ký KCB ban đầu thì có thể tự đến KCB mà vẫn được quỹ BHYT thanh toán đầy đủ chi phí trong phạm vi và mức hưởng quy định, cụ thể như sau:
- KCB tại các Bệnh viện tuyến huyện trên toàn quốc (có xuất trình thẻ BHY và giấy tờ chứng minh nhân thân có ảnh);
- KCB ban đầu tại cơ sở KCB cùng tuyến hoặc tương đương với cơ sở đăng ký KCB ban đầu ghi trên thẻ BHYT đối với trường hợp người tham gia BHYT trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung theo các hình thức đào tạo, chương trình đào tạo, tạm trú và phải xuất trình Thẻ BHYT; Giấy tờ chứng minh nhân thân có ảnh và một trong các giấy tờ sau đây (bản chính hoặc bản chụp): giấy công tác, quyết định cử đi học, thẻ học sinh, sinh viên, giấy tờ chứng minh đăng ký tạm trú, giấy chuyển trường.
3. Tại Điều 8 và Điều 9 Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16/10/2015 của Bộ Y tế quy định người tham gia BHYT được quyền đăng ký KCB BHYT ban đầu tại một trong các cơ sở KCB tuyến xã/tuyến huyện và tương đương không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở KCB. Đối với việc đăng ký KCB BHYT ban đầu tại bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến Trung ương do Giám đốc Sở Y tế quy định sau khi có ý kiến bằng văn bản của Giám đốc BHXH cấp tỉnh.
Đồng thời tại Điều 13 Thông tư số 40/2015/TT-BYT quy định Sở Y tế chủ trì, phối hợp với cơ quan BHXH và các cơ sở KCB quy định đối tượng, cơ cấu nhóm đối tượng, số lượng người tham gia BHYT đăng ký KCB ban đầu quy định tại Điều 8, Điều 9 Thông tư này phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và khả năng đáp ứng của cơ sở KCB.
Sau khi thống nhất với Sở Y tế và cơ sở KCB, BHXH các tỉnh đăng tải trên trang điện tử của BHXH tỉnh thông tin về cơ sở KCB BHYT tuyến tỉnh, tuyến trung ương có tiếp nhận thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu, số lượng thẻ BHYT và đối tượng được đăng ký KCB ban đầu tại cơ sở KCB tuyến tỉnh, tuyến Trung ương để BHXH các tỉnh khác biết và hướng dẫn người có thẻ BHYT lựa chọn.
Như vậy, việc giải quyết đăng ký KCB BHYT ban đầu tại các cơ sở KCB tuyến tỉnh, tuyến trung ương phải thực hiện theo hướng dẫn của Sở Y tế Thành phố sau khi đã thống nhất với BHXH Thành phố và các cơ sở KCB.
Câu 92: Bạn đọc có địa chỉ email truongvankhang0953@gmail.com hỏi:
Thẻ BHYT của tôi đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu ở Bệnh viện đa khoa tỉnh. Tôi có thể được khám chữa bệnh ở cơ sở nào khác bệnh viện đa khoa tỉnh mà vẫn được hưởng đầy đủ quyền lợi ghi trong thẻ BHYT?
Để được hưởng đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHYT, đề nghị Bạn thực hiện chuyển tuyến từ nơi đăng ký KCB ban đầu theo đúng quy định.
Ngoài ra, nếu Bạn đăng ký KCB ban đầu tại Bệnh viện tuyến tỉnh nhưng tự đi KCB tại các cơ sở KCB khác thì vẫn được quỹ BHYT thanh toán đầy đủ chi phí trong phạm vi và mức hưởng quy định trên thẻ BHYT trong các trường hợp sau:
- Các Bệnh viện tuyến huyện trên toàn quốc;
Câu 91: Bạn đọc Tuyết Minh hỏi:
Người lao động tham gia BHXH tại nhiều công ty, đã được chốt sổ bảo lưu quá trình đầy đủ. Sau 1 năm, người lao động đi làm hồ sơ hưởng BHXH 1 lần tại cơ quan BHXH nơi tạm trú ở Quận Bình Thạnh, Tp. HCM. Khi cơ quan BHXH kiểm tra thì thấy bị sai phụ cấp chức vụ tại một trong những công ty đã tham gia (ở Hà Nội). Cơ quan BHXH ở Quận Bình Thạnh, Tp. HCM yêu cầu về cơ quan BHXH cũ (ở Hà Nội) để điều chỉnh phụ cấp chức vụ. Như vậy cơ quan BHXH Quận Bình Thạnh, Tp. HCM giải quyết như vậy có đúng hay không? Nếu đúng thì tôi cần làm thế nào?
Trường hợp bạn đóng BHXH không đúng mức đóng quy định (sai phụ cấp chức vụ) tại đơn vị cũ tại Hà Nội thì bạn đề nghị đơn vị cũ của bạn lập thủ tục điều chỉnh lại mức đóng BHXH gửi cơ quan BHXH tại Hà Nội xác nhận lại quá trình tham gia BHXH đối với bạn.
Thủ tục điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN theo quy định tại Điều 23 Quyết định hợp nhất số 2089/QĐ-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ – BNN, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT.
Câu 90: Bạn đọc Trần Thị Quế Nhi (nhi.tran@edubao.org) hỏi:
Tháng 9/2020 công ty tôi có ký kết hợp đồng lao động với một người lao động đến từ nước ngoài. Đây là lần đầu tiên công ty tôi có người lao động nước ngoài, nên hiện tại công ty vẫn chưa có mã đơn vị để đóng BHXH, BHYT cho người lao động này. Kính mong BHXH Việt Nam có thể hướng dẫn tôi quy trình xin cấp mã đơn vị cũng như hình thức đóng BHXH, có giống với trường hợp người lao động là người Việt Nam hay không. Xin chân thành cảm ơn. Trân trọng.
Tại điểm 1.2 Khoản 1 Điều 23 Quyết định hợp nhất số 2089/QĐ-BHXH ngày 26/6/2020 quy định thủ tục hồ sơ của đơn vị đăng ký tham gia đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT gồm:
Tại tiết a điểm 1.1 Khoản 1 Điều 23 Quyết định hợp nhất số 2089/QĐ-BHXH ngày 26/6/2020 quy định thủ tục hồ sơ của người lao động đăng ký tham gia đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT gồm:
Đơn vị nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH thông qua hình thức giao dịch điện tử hoặc dịch vụ công được cơ quan BHXH ủy quyền. Để biết thêm chi tiết bạn liên hệ với cơ quan BHXH trên địa bàn hoặc Tổng đài tư vấn của BHXH Việt Nam: 19009068.
Câu 89: Bạn đọc Đỗ Hạnh hỏi:
1. Trường hợp 1: NLĐ đang tham gia BHXH bắt buộc và thời gian tham gia BHXH là 5 tháng mà chết (không phải do TNLD/BNN) thì có được hưởng chế độ tuất 1 lần không? và mức hưởng là bao nhiêu?
2. Trường hợp 2: NLĐ đang tham gia BHXH bắt buộc và thời gian tham gia BHXH là 5 tháng mà chết do TNLD/BNN thì có được chế độ tuất hàng tháng không? và mức hưởng là bao nhiêu?
BHXH Việt Nam trả lời 02 nội dung Bạn hỏi như sau:
- Trường hợp 1: Người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc và thời gian tham gia BHXH là 5 tháng mà chết (không phải do TNLĐ, BNN) thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần. Mức hưởng trợ cấp tuất một lần trong trường hợp này bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
- Trường hợp 2: Người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc và thời gian tham gia BHXH là 05 tháng mà chết do TNLĐ, BNN, nếu thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định thì được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng. Mức trợ cấp tuất hằng tháng được tính như sau: Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
Câu 88: Bạn đọc có địa chỉ email thaolephuongntn@gmail.com hỏi:
Em có tham gia BHXH được gần 5 năm sau đó em chuyển công việc và ngừng đóng từ giữa tháng 10/2019, đến giữa tháng 10/2020 này là em đủ điều kiện lĩnh tiền BHXH, theo như quy định em tìm hiểu được thì em phải làm thủ tục nhận lĩnh tiền BHXH trong vòng 30 ngày kể từ thời điểm em đủ điều kiện; tuy nhiên hiện em đang làm việc tại Thái Lan, vì tình hình dịch bệnh nên em không thể về để làm thủ tục lĩnh BHXH theo đúng thời gian quy định được.
Em có tham khảo thủ tục uỷ quyền cho người thân nhận giúp nhưng hiện em cũng không thể ký giấy uỷ quyền theo như quy định được.
Mong anh/ chị hướng dẫn giúp em nên làm thế nào để nhận tiền BHXH trong trương hợp này, hoặc liệu em có thể làm thủ tục xin hoãn lại thời gian nhận đến khi em có thể về lại Việt Nam được không ạ?
Em cảm ơn anh/ chị đã giúp đỡ, giải đáp giúp em.
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 110, Luật BHXH, trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng BHXH một lần nộp hồ sơ theo quy định đến cơ quan BHXH để được xem xét, giải quyết.
Trường hợp đến thời điểm đủ điều kiện mà người lao động không có yêu cầu hưởng BHXH một lần thì người lao động tiếp tục bảo lưu thời gian công tác để cộng nối với thời gian đóng BHXH sau này (nếu có) hoặc hưởng BHXH một lần khi có yêu cầu.
Do vậy, nếu Bạn đang làm việc tại Thái Lan, đến thời điểm đủ điều kiện hưởng BHXH một lần mà Bạn không về Việt Nam để lập hồ sơ thì có thể làm thủ tục ủy quyền cho người khác thực hiện hoặc chờ đến khi Bạn trở về Việt Nam để trực tiếp lập và nộp hồ sơ theo quy định. Thủ tục ủy quyền thực hiện theo Giấy ủy quyền (mẫu số 13-HSB) ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH hoặc Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật Dân sự.
Câu 87: Bạn đọc có địa chỉ email thaiha241270@gmail.com hỏi:
Tôi sinh năm 1970, đóng BHXH bắt buộc được 19 năm, hiện xin nghỉ làm được 14 tháng. Giờ tôi muốn tiếp tục đóng BHXH tự nguyện 1 lần (bỏ qua 14 tháng không đóng BH) cho đủ số năm và số tuổi theo quy định có được không ạ?
Theo quy định hiện hành tại khoản 1 Điều 73 Luật BHXH năm 2014 thì điều kiện hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH tự nguyện là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.
Tại điểm e khoản 1 điều 9 nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ thì người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu tối đa không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Với thông tin Bạn cung cấp chưa rõ Bạn là nam hay nữ, tại thời điểm tháng 9/2020 thì Bạn chưa đủ 60 tuổi đối với nam hoặc 55 tuổi đối với nữ nên Bạn không thuộc đối tượng đóng BHXH tự nguyện một lần để đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Bạn có thể đóng BHXH tự nguyện theo các phương thức sau: Hàng tháng, 3 tháng một lần, 6 tháng một lần, 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần để đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định thì được giải quyết hưởng lương hưu.
Câu 86: Bạn đọc Đặng Minh Đức (ducdang@langfarm.com) hỏi:
Công Ty TNHH Sản xuất chế biến và kinh doanh Đặc Sản Tinh Hoa Việt, Mã số thuế: 5801387083 Kính gửi quý cơ quan Bảo Hiểm. Hiện nay công ty chúng tôi thực hiện chính sách lương cho CBCNV có khoản Phụ cấp hiệu quả công việc. Khoản phụ cấp này được trả hàng tháng theo lương nhưng không xác định trước được mức chi trả cụ thể, do điều kiện được hưởng phụ cấp này phụ thuộc vào 2 yếu tố: 1) Mức độ hoàn thành công việc được giao của nhân viên và; 2) Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tại tháng trả lương. Do đó, mức chi trả khoản Phụ cấp hiệu quả công việc mỗi tháng khác nhau và đến cuối tháng mới xác định được mức chi trả cụ thể cho từng nhân viên. Vì vậy, cho chúng tôi hỏi khi chi trả khoản Phụ cấp hiệu quả công việc này có phải đóng bảo hiểm hay không? Rất mong được hướng dẫn từ quý cơ quan. Trân trọng!
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc; Điều 30 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc; khoản 1, điểm a Khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH đối với người lao động làm việc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định từ ngày 01/01/2018 gồm: mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác ghi trong hợp đồng lao động, trong đó:
1. Mức lương: ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.
2. Phụ cấp lương, ghi các khoản phụ cấp lương mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể: Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.
3. Các khoản bổ sung khác, ghi các khoản bổ sung mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Đề nghị Công ty bạn đối chiếu quy định nêu trên để xác định khoản phụ cấp làm căn cứ đóng BHXH theo đúng quy định.
Câu 85: Bạn đọc có địa chỉ email thaole97.dn@gmail.com hỏi:
Em có 1 vấn đề mong được quý cơ quan tư vấn hướng giải quyết. Người lao động nghỉ thai sản từ 21/1/2020 đến 20/7/2020. Hết thời gian thai sản người lao động muốn nghỉ việc luôn. Nhưng em lại báo giảm nhầm từ tháng 7/2020 dẫn đến việc chốt sổ của em bị thiếu 1 tháng (Sổ BHXH chỉ chốt quá trình đóng đến tháng 6/2020). Bây giờ em muốn chốt sổ lại cho NLĐ, điều chỉnh thời gian đóng bảo hiểm đến hết tháng 07/2020. Em phải làm những thủ tục gì? Rất mong nhận được sự giúp đỡ của các quý cơ quan.
Căn cứ hướng dẫn tại khoản 2 Điều 27 Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam, trường hợp đơn vị Ông/Bà đã báo giảm (dừng) tham gia, đóng BHXH đối với người lao động nghỉ việc nhưng có sai sót về thời điểm báo giảm thì đơn vị lập hồ sơ đề nghị điều chỉnh lại nội dung trên sổ BHXH của người lao động (hồ sơ bao gồm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT- Mẫu TK1-TS và Bảng kê thông tin - Mẫu D01-TS) và phối hợp với cơ quan BHXH để điều chỉnh, xác nhận lại thời gian đóng BHXH đối với người lao động đó theo quy định.
Câu 84: Bạn đọc Hồ Bắc Hà (v.hahb@vingroup.net) hỏi:
Tôi đang cần xác nhận quá trình tham gia BHXH trên địa bàn Hà Nội. Tôi cần nộp những loại giấy tờ gì để được xác nhận, thời gian giải quyết (nhận kết quả xác nhận) là bao lâu?
Để xác nhận quá trình tham gia BHXH, Bạn lập tờ khai tham gia điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) nộp cho cơ quan BHXH nơi đơn vị đóng để được giải quyết theo Điều 29, QĐ 595/QĐ-BHXH. Thời gian xác nhận sổ không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Câu 83: Bạn đọc có địa chỉ email Trinhthibichnguyen20051990@yahoo.com hỏi:
Tôi đi làm công ty và đã tham gia BHXH năm 2017 được 2 tháng nhưng tôi nghỉ ở công ty đó và không lấy sổ BHXH. Sau đó cùng năm 2017 tôi chuyển công ty khác và tham gia BHXH liên tục đến nay với 1 số sổ mới. Sau này tôi không tham gia BHXH nữa và muốn rút tiền từ sổ của mình thì tôi có phải lấy sổ ở công ty cũ nữa không ạ?
Đề nghị bạn liên hệ và đề nghị đơn vị cũ làm thủ tục cấp và xác nhận quá trình đóng BHXH, BH thất nghiệp trên số BHXH. Sau đó bạn lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin (Mẫu TK1- TS) kèm theo các số BHXH đã cấp nộp cơ quan BHXH để gộp sổ BHXH.
Câu 82: Bạn đọc Hồ Thị Mỹ Dâng (hmdang91@gmail.com) hỏi:
Cho em hỏi từ tháng 01/2019 đến 12/02019, em vẫn làm việc và đóng bảo hiểm bình thường, nhưng tờ rời sổ bảo hiểm gửi về có tháng 11/2019 nghỉ làm việc không hưởng lương. Vậy em cần làm hồ sơ thủ tục như thế nào để cơ quan bảo hiểm trả về tờ rời tháng 11/2019 vẫn đóng bình thường. Mã số: 7909406129, mã đơn vị: TA8962A. Em cảm ơn.
BHXH đã tra cứu quá trình tham gia BHXH, BH thất nghiệp trên cơ sở dữ liệu thì tháng 11/2019 của bạn thể hiện đã đóng BHXH, BH thất nghiệp. Vì vậy, bạn liên hệ với cơ quan BHXH nơi đơn vị đăng ký đóng để được xem xét, giải quyết.
Câu 81: Bạn đọc ĐẶNG THỊ THOA (lyduong1112@gmail.com) hỏi:
Tôi vào làm việc tại công ty cổ phần Long Mã (Địa chỉ: Xã Tốt Động, Huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) từ năm 2017. Khi bắt đầu vào làm, tôi nộp sổ BHXH để công ty thực hiện việc đóng BHXH cho tôi. Từ lúc đó đến bây giờ tôi chưa nhận lại sổ BHXH dù theo đúng quy định của nhà nước là sổ BHXH người lao động tự giữ. Tôi có yêu cầu công ty trả sổ BHXH nhiều lần nhưng công ty không thực hiện và trả lời qua loa. Vậy tôi phải làm thế nào?
Theo quy định tại khoản 2, Điều 18 Luật BHXH số 58/2014/QH13 thì người lao động có quyền “Được cấp và quản lý sổ BHXH”.Vì vậy, bạn đề nghị công ty trả sổ BHXH theo quy định nêu trên. Trường hợp công ty không trả sổ cho bạn, bạn liên hệ với tổ chức công đoàn để được bảo bveej quyện, lợi ích hợp pháp, chính đáng về BHXH
Câu 80: Bạn đọc có địa chỉ email nguyendoanthienthao@gmail.com hỏi:
Em tham gia BHXH, BHYT từ năm 2002; số thẻ BHYT: DN 4790202003317 (thời điểm đủ 05 năm liên tục từ 01/01/2015). Tháng 06/2020 Công ty em giải thể và đóng BHYT đến hết tháng 06/2020. Em làm thủ tục lĩnh trợ cấp thất nghiệp và nhận được thẻ BHYT số: TN 4790202003317 (thời điểm đủ 05 năm liên tục từ 07/09/2025) Cho em hỏi mỗi lần cấp lại thẻ BHYT thì thời điểm đủ 05 năm liên tục sẽ tính lại từ đầu, quá trình đóng BHYT trước đó không còn được công nhận nữa hay sao?
Theo quy định tại khoản 5, Điều 12 nghịd dịnh số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT thì “thời gian tham gia BHYT liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ BHYT lần sau nối tiếp lần trước, trường hợp gián đoạn tối đa không quá 3 tháng”.
Trường hợp của Bạn (theo nội dung câu hỏi) không bị gián đoạn thời gian tham gia BHYT quá 3 tháng. Vì vậy, thời điểm đủ 5 năm liên tục in trên thẻ cấp theo đối tượng hưởng trợ cấp tháp thất nghiệp được giữ nguyên như thẻ đã cấp trước đó (từ 01/01/2015). Bạn cần liên hệ trực tiếp với coư quan BHXH nơi cấp thẻ để được đổi thẻ BHYT mới theo đúng quy định nêu trên.
Câu 79: Bạn đọc Lê Gia Hoàng (hlg07071991@gmail.com) hỏi:
Công ty Cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thành Phố Xanh không trả sổ bảo hiểm cho nhân viên nghỉ việc. Tôi nghỉ việc ở Công ty đã quá 3 tháng nhưng công ty báo bên cơ quan BHXH chưa trả sổ nên, do đó hiện tại tôi không nhận được sổ. Vậy tôi cần phải làm như thế nào để lấy lại sổ BHXH của mình.
Theo quy định tại khoản 5, Điều 21, Luật BHXH 2014 thì người sử dụng lao độgn có trách nhiệm “phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ cho người lao động xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp động lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật”. Vì vậy, bạn liên hệ với công ty để yêu cầu được nhận lại sổ BHXH.
Trường hợp công ty không giải quyết, bạn liên hệ với tổ chức công đoàn của công ty hoặc cơ quan quản lý nhà nước về lao động để được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng về BHXH.
Câu 78: Bạn đọc có địa chỉ email nhohoai200892@gmail.com hỏi:
Tôi đóng BHXH tại công ty cũ từ năm 2015, đến tháng 6 năm 2017 tôi nghỉ việc và đi làm tại công ty khác. Năm 2018 tôi tham gia đóng BHXH tại công ty mới nhưng 1 thời gian sau thì cơ quan mới làm mất sổ BHXH của tôi. Đến khi đi báo mất sổ tại cơ quan BHXH thì được thông báo không tìm thấy thông tin đóng BHXH trước năm 2018. Nghĩa là thời gian đóng BHXH tại công ty cũ hoàn toàn không có, không tìm thấy dữ liệu. Vậy giờ tôi phải làm thế nào để lấy lại thông tin thời gian đã đóng BHXH khi mà cơ quan BHXH trả lời không thấy?
Đề nghị Bạn cung cấp thêm các thông tin như mã số BHXH, họ tên, ngày tháng năm sinh, số CMTND để cơ quan BHXH có thể tra cứu cho Bạn hoặc Bạn có thể tra cứu quá trình đóng BHXH, BH thất nghiệp của mình theo hướng dẫn sau:
Câu 77: Bạn đọc có địa chỉ email duongnt.hvcs@gmail.com hỏi:
Tôi đi khám ở bệnh viện và có sử dụng thẻ BHYT, tuy nhiên bệnh viện đã làm mất thẻ của tôi, hiện tôi vẫn đang giữ giấy xác nhận tạm giữ thẻ của bệnh viện. Vậy tôi phải làm gì để được cấp lại thẻ BHYT và trách nhiệm của bệnh viện trong trường hợp này là như thế nào?
Trường hợp bị mất thẻ bạn cần lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) và liên hệ với cơ quan BHXH nơi cấp thẻ để được cấp lại thẻ BHYT mới ngay trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Trách nhiệm của bệnh viện phải đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền lợi khám chữa bệnh BHYT cho Bạn trong thời gian chờ làm thủ tục cấp lại thẻ BHYT mới.
Câu 76: Bạn đọc Phạm Thị An Sinh (dienlucbactuliem@gmail.com) hỏi:
Mẹ tôi có thẻ BHYT với mã số: HT2013100204971, khi tra cứu trên cổng thông tin baohiemxahoi.gov.vn, tôi thấy hiện ra dòng trạng thái: "Thẻ hợp lệ! Họ tên: Lê Thị Thục Nhân, sinh ngày 10 tháng 8 năm 1943. Thẻ có giá trị sử dụng từ: 1/3/2017 đến 31/12/2019. Chủ thẻ đã được cấp mã thẻ mới. Hạn thẻ từ đến". Vậy cho tôi hỏi là có phải thẻ của mẹ tôi đã được đổi sang thẻ từ và mẹ tôi sẽ nhận thẻ từ ở đâu ạ?
Ngày 8/8/2017, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 3340/BHXH-ST về việc cấp sổ BHCH, thẻ BHYT theo mã số BHXH sau khi có sự thống nhất của Bộ Y tế. theo đó, kể từ ngày 1/8/2017 Thẻ BHYT theo mã số BHXH chỉ in : “Giá trị sử dụng: từ ngày…/…/…” không in giá trị sử dụng đến ngày … Giá trị sử dụng tyher BHYT sẽ được gia hạn trên dữ liệu, thẻ BHYT được sử dụng lâu dài không phải đổi lại hàng năm.
Trường hợp của mẹ bạn (theo nội dung hỏi) : Lê Thị Thục Nhân, sinh ngày 10/8/1943); ngày 27/3/2018 đã được cấp thẻ có mã mới là HT 2010128381160 . Thời hạn sử dụng từ ngày 01/3/2018 đến 31/12/2020.
Đề nghị mẹ bạn liên hệ với cơ quan BHXH quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội để được nhận thể mới cấp theo mã số BHXH
Câu 75: Bạn đọc có địa chỉ email tuanthanhnguyen1213@gmail.com hỏi:
Em bị mất thẻ BHYT. Cơ quan BHXH có thể giúp em tìm mã thẻ BHYT và cho em xin hỏi cách thức xin cấp lại thẻ BHYT không? Em tên: Nguyễn Thanh Tuấn Ngày sinh: 7/3/2001 SĐT: 0377734625 CMND: 321614780 Mã số BHXH: 8321448132 Tỉnh: Bến Tre. Em đang cần rất mã thẻ BHYT để tra cứu thông tin. Rất mong được hồi đáp sớm ạ. Em xin cảm ơn.
Theo thông tin Bạn cung cấp, cơ quan BHXH đã tra cứu được mã thẻ BHYT của Bạn hiện tại là SV 4798321448132
Để tra cứu quá trình đóng BHXH, BH thất nghiệp của mình theo hướng dẫn sau:
Ngoài ra, Bạn có thể liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH, bưu điện văn hoá xã, nhà trường nơi đang học, cơ sở khám chữa bệnh BHYT để được giải đáp thoả đáng.
Để cấp lại thẻ BHYT do mất và không thay đổi thông tin, đề nghị bạn lập Tờ khai tham gia , điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) nộp cho cơ quan BHXH nơi tham gia BHYT để được cấp lại thẻ BHYT mới.
Câu 74: Bạn đọc có địa chỉ email Tinphuongtin@gmail.com hỏi:
Hiện tại tôi đã được Nhà nước cấp BHYT thuộc diện cận nghèo. Nay tôi có đi làm công ty thì được cấp BHYT doanh nghiệp, nhưng mức hưởng chỉ 80%. Tôi có yêu cầu chuyển đổi mã hưởng quyền lợi BHYT mức cao hơn cho diện cận nghèo, nhưng công ty nói đã hỏi BHXH quận Bình Tân TP. HCM và được trả lời NLĐ đi công ty rồi thì chỉ được hưởng BHYT doanh nghiệp không chuyển đổi mã số quyền lợi được. Vậy cho tôi hỏi như vậy là đúng hay sai. Xin cảm ơn!
Theo Công văn số 2745/ BHXH-BT nhgafy 23/7/2018 của BHXH Việt Nam về việc giải quyết vướng mắc về thu, cấp thẻ BHYT và hoàn thiện, cấp mã số BHXH cho người tham gia BHYT thì người thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo khi đi làm và được cấp thẻ BHYT theo đối tượng người lao động làm việc trong doanh nghiệp (được quỹ BHYT thanh toán 80% chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi chi trả BHYT)
Câu 73: Bạn đọc Trần Quốc Khánh (quockhanhqy@gmail.com) hỏi:
Tôi là cán bộ quân đội cấp bậc Trung tá nghỉ hưu 2010 nhưng đến nay thẻ bảo hiểm y tế của tôi là HT3 như vậy có đúng không? Theo nghị định 146 thì tôi phải được hưởng chế độ HT2. Vậy tôi phải làm thủ tục thế nào hay do BHYT tự cập nhật ạ?
Theo quy định tại khoản 31, Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều quy trình thu BHXH, BHYT, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT “ban hành kèm theo QĐ595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam thì thành phần hồ sơ cấp lại sổ BHXH do gộp sổ gồm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS); các sổ BHXH đề nghị gộp ( nếu có).
Đề nghị bạn lập hồ sơ nộp cho đơn vị nơi đang làm việc hoặd cơ quan BHXH để được xem xét, giải quyết.
Câu 72: Bạn đọc có địa chỉ email lethao.ddt@gmail.com hỏi:
Em làm 1 công ty trên TP.HCM đóng BHXH từ 02/2019 đến 08/2019 (7 tháng). Em nghỉ làm luôn, không làm đâu cả. Ngày 01/09/2020 em nộp đơn rút BHXH 1 lần và đã được giải quyết, nhận tiền. Em cứ tưởng cơ quan BHXH thu sổ luôn thì nhận được thư chuyển phát thấy trả lại sổ có ghi cấp lần 2 là thế nào ạ? Trong tờ số 1 đính kèm, dòng cuối có ghi “Tổng thời gian đóng BHTN chưa hưởng là 7 tháng”, em không hiểu chỗ này ạ?
Theo quy định tại khoản 56 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, trường hợp người lao động giải quyết chế độ một lần còn thời gian tham gia BH thất nghiệp chưa hưởng, cơ quan BHXH có trách nhiệm cấp lại sổ BHXH ghi thời gian tham gia BH thất nghiệp chưa hưởng để người lao động tiếp tục tham gia BHXH, BH thất nghiệp sau này.
Theo quy định tại Điểm1.3, Khoản 1 Điều 5 QĐ số 1035/QĐ- BHXH ngày 01-10-2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành quy định về mẫu sổ BHXH, nếu cấp lại sổ BHXH lần thứ nhất, thì ghi “Cấp lần 2”.
Câu 71: Bạn đọc có địa chỉ email hoangduyen.tnnd@gmail.com hỏi:
Bố tôi năm nay 70 tuổi, mẹ tôi 65 tuổi, chưa đóng BHXH tự nguyện bao giờ. Nay tôi muốn đóng BHXH tự nguyện một lần cho bố mẹ tôi để hưởng hưu trí thì cần đáp ứng các điều kiện gì? Gia đình tôi là hộ cận nghèo thì cần chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ gì? Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và phúc đáp của Quý Cơ quan!
Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 2 Luật BHXH năm 2014, người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Theo quy định tại Điểm e, Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện, trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo một trong các phương thức đóng: hàng tháng, 3 tháng một lần, 6 tháng 1 lần, 12 tháng một lần, 1 lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 05 năm một lần cho đến khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định.
Đối chiếu với quy định nêu trên, trường hợp bố của bạn (70 tuổi) và mẹ của bạn 65 tuổi được tham gia BHXH tự nguyện, bố mẹ của bạn có thể lựa chọn phương thức đóng: hàng tháng, 03 tháng một lần, 6 tháng 1 lần, 1 lần cho nhiều năm về sau (không quá 05 năm 1 lần) cho đủ 10 năm sau đó lựa chọn phương thức đóng 1 lần cho những năm còn thiếu theo quy định để được hưởng lương hưu theo quy định.
Thủ tục tham gia BHXH tự nguyện gồm: Tờ khai tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS) ban hành kèm theo QĐ hợp nhất số 2089/QĐ-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam và kê khai vào các tiêu chí tương ứng. Đề nghị bạn liên hệ với cơ quan BHXH hoặc đại lý thu của cơ quan BHXH nơi gần nhất để được hướng dẫn cụ thể.
Câu 70: Bạn đọc có địa chỉ email vtblinhngoc@gmail.com hỏi:
Công ty mình làm về lĩnh vực vận tải biển. Hiện tại công ty có 2 con tàu, do đặc thù của công việc hai con tàu sẽ chạy luân phiên, mỗi tàu sẽ chạy một tháng và nghỉ một tháng. Thuyền viên trên hai tàu đã ký hợp đồng lao động không thời hạn và tham gia đóng BHXH. Trong tháng do tàu nghỉ không hoạt động nên không phát sinh chi phí lương thuyền viên trên tàu. (Lương thuyền viên được tính trên ngày công thực tế tàu chạy). Vậy cho mình hỏi chi phí BHXH của các thuyền viên trên tàu sẽ ngừng đóng hay sẽ đóng ở mức nào?
Căn cứ quy định tài Khoản 3 Điều 85, Khoản 4 Điều 84 Luật BHXH năm 2014, người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì cả người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH tháng đó. Thời gian này người lao động không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc khưởng chế độ thai sản. Đối chiếu quy định nêu trên, trường hợp công ty bạn ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người lao động và thời gian người lao động không làm việc, không hưởng lương tại doanh nghiệp dưới 14 ngày trong tháng thì phải đóng BHXH đối với người lao động.
Câu 69: Bạn đọc Lê Thúy (thuylenguyennghiem@gmail.com) hỏi:
Tôi muốn có văn bản hướng dẫn các nội dung chi tiền chăm sóc sức khỏe ban đầu. Vậy làm thế nào để tôi có thể có được các văn bản này?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT nội dung chi chăm sóc sức khỏe ban đầu gồm:
- Chi mua thuốc, vật tư y tế phục vụ sơ cấp cứu, xử trí ban đầu cho trẻ em, học sinh, sinh viên, các đối tượng do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quản lý khi bị tai nạn thương tích hoặc các trường hợp bệnh thông thường trong thời gian học, làm việc tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
- Chi mua sắm, sửa chữa trang thiết bị y tế thông thường phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, tủ tài liệu quản lý hồ sơ sức khỏe tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
- Chi mua văn phòng phẩm phục vụ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Bạn có thể truy cập vào thông tin điện tử của Chính phủ (http://chinhphu.vn) để tìm kiếm và tải Nghị định số 146/2018/NĐ-CP.
Câu 68: Bạn đọc có địa chỉ email hanhtbkt5@gmail.com hỏi:
Trường tôi có hợp đồng với một nhân viên y tế vừa mới ra trường và đã có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh. Vậy xét theo điều kiện như trên trường tôi có đủ điều kiện để được trích chuyển kinh phí chăm sóc sức khỏe đầu năm hay không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trừ cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 19 Nghị định này) được cấp kinh phí từ quỹ BHYT để thực hiện KCB trong chăm sóc sức khỏe ban đầu khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Có ít nhất một người có đủ điều kiện hành nghề KCB theo quy định của pháp luật về KCB làm việc chuyên trách hoặc kiêm nhiệm trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu;
- Có phòng y tế hoặc phòng làm việc riêng để thực hiện việc sơ cấp cứu, xử trí ban đầu cho các đối tượng do cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp quản lý khi bị tai nạn thương tích, các bệnh thông thường trong thời gian học tập, làm việc tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Như vậy, trường hợp trường của Bạn có đủ 02 điều kiện nêu trên sẽ được trích chuyển kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Câu 67: Bạn đọc có địa chỉ email aviet002121@gmail.com hỏi:
Tôi bị chấn thương gót chân, khi phẫu thuật tự chi trả hoàn toàn chi phí phẫu thuật ngoài 5 triệu. Bệnh viện báo là gãy tay, chân thì được hưởng BHYT còn gót chân thì không được. Xin hỏi có đúng không?
Do Bạn không thông tin rõ dịch vụ kỹ thuật Bạn đã sử dụng là gì nên BHXH Việt Nam chưa có căn cứ để trả lời Bạn. Đề nghị Bạn mang hồ sơ KCB đến cơ quan BHXH nơi cấp thẻ để được hướng dẫn giải quyết theo quy định.
Câu 66: Bạn đọc có địa chỉ email tuandollarphan@gmail.com hỏi:
Tôi chơi thể thao bị thương khớp gối trái vì thế tôi đi khám bệnh tại bệnh viện Phong-Da liễu Trung ương Quy Hòa nhưng tại đây tôi chỉ chụp X quang và bác sĩ nói xương của tôi không sao nhưng khi đi tôi vẫn cảm thấy đau thì bác sĩ nói tôi rằng có thể bị tổn thương dây chằng tại khớp gối trái. Nhưng tại đây thì không có máy chụp cổng hưởng từ MRI nên bác sĩ khuyên tôi đi chụp ở nơi khác ...Cho nên tôi muốn hỏi là tôi có thể dùng BHYT đã đăng kí tại bệnh viện Phong- Da liễu Trung ương Quy hòa để đi khám bệnh viện khác thì có được hưởng quyền lợi BHYT giống như bệnh viện mà tôi đã đăng kí không?
- Theo quy định tại Điều 27 Luật BHYT trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn thì cơ sở KCB BHYT có trách nhiệm chuyển người bệnh kịp thời đến cơ sở KCB khác theo quy định về chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.
Như vậy, trường hợp Bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hòa không điều trị được bệnh của Ông phải có trách nhiệm chuyển Ông đến cơ sở KCB có đủ điều kiện chuẩn đoán và điều trị.
- Trường hợp ông tự đi KCB không đúng tuyến (không trong tình trạng cấp cứu, không có giấy chuyển tuyến) thì theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật BHYT được quỹ BHYT thanh toán như sau:
+ Bệnh viện tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi hưởng và theo mức hưởng BHYT. Quỹ BHYT không thanh toán chi phí KCB ngoại trú.
+ Bệnh viện tuyến tỉnh: 60% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi hưởng và theo mức hưởng BHYT. Quỹ BHYT không thanh toán chi phí KCB ngoại trú.
+ Bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí KCB trong phạm vi hưởng và theo mức hưởng BHYT.
Câu 65. Bạn đọc Vũ Thu hỏi:
Từ 01/01/2021, BHYT có thông tuyến tỉnh đối với bệnh ngoại trú không? Khi áp dụng thẻ BHYT đủ thời hạn 5 năm liên tục, thì cần thỏa mãn 2 điều kiện: Đúng tuyến và điều trị quá 6 tháng lương cơ sở trong năm hay chỉ cần 1 trong 2 điều kiện trên?
- Theo quy định tại điểm b khoản 3 và khoản 6 Điều 22 Luật BHYT, kể từ ngày 01/01/2021, quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi hưởng và mức hưởng BHYT cho người có thẻ BHYT đi KCB không đúng tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh.
Như vậy, trường hợp người có thẻ BHYT tự đi KCB ngoại trú không đúng tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh sẽ không được quỹ BHYT chi trả chi phí KCB.
- Người tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí KCB trong phạm vi hưởng BHYT khi có đủ 2 điều kiện sau đây:
+ Có tổng số tiền cùng chi trả chi phí KCB của các lần KCB đúng tuyến trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở.
+ Đi KCB đúng tuyến theo quy định.
Câu 64: Bạn đọc có địa chỉ email tuduy_hung@yahoo.com hỏi:
Tôi đã tham gia BHYT liên tục hơn 5 năm và chi trả tiền chi phí khám chữa bệnh trong năm nay là 10.8 triệu đồng. Tôi có thể làm thủ trực tuyến để xin cấp "GIẤY CHỨNG NHẬN KHÔNG CÙNG CHI TRẢ TRONG NĂM" để được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT không? Nếu không thì tôi phải làm thủ tục như thế nào và ở đâu?
Hiện nay, thủ tục cấp Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm chưa được thực hiện trực tuyến.
Do đó, đề nghị Bạn đến cơ quan BHXH nơi cấp thẻ để được hướng dẫn thủ tục cấp Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận không cùng chi trả gồm:
- Bản chính các Hóa đơn, Biên lai thu tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (5% hoặc 20%) của người bệnh kể từ đầu năm. (Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế có nhu cầu sử dụng Hóa đơn, Biên lai bản chính vào mục đích khác, bộ phận một cửa của cơ quan BHXH chụp Hóa đơn, Biên lai và ký xác nhận trên bản chụp, trả bản chính cho người tham gia BHYT; Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế làm thất lạc Hóa đơn, Biên lai bản chính thì nộp bản chụp Hóa đơn, Biên lai hoặc bản chụp Hóa đơn, Biên lai có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người có thẻ bảo hiểm y tế khám bệnh, chữa bệnh hoặc Bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh (theo Mẫu số 01/BV, 02/BV);
- Thẻ BHYT còn giá trị sử dụng.
Câu 63: Bạn đọc Hoang Thi Minh Thao (thao.aqvn@gmail.com) hỏi:
Vợ chồng em đều tham gia BHXH. Khi con ốm có giấy nằm viện dài ngày, khi ra viện thì cả bố và mẹ có được làm thủ tục hưởng chế độ chăm con ốm không ạ? Hay chỉ một người được làm thủ tục? Mẹ có thể sao y giấy ra viện để hưởng phía BHXH của mẹ không ạ?
- Khoản 2, Điều 25, Luật BHXH quy định điều kiện hưởng chế độ ốm đau là phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền.
Khoản 1, Điều 27, Luật BHXH năm 2014 quy định thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
Điểm c, khoản 1, Điều 5, Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, cùng nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau thì cả cha và mẹ đều được giải quyết hưởng chế độ khi con ốm đau; thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm của người cha hoặc người mẹ cho mỗi con theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội.
Đối chiếu quy định nêu trên, trường hợp cả 2 vợ chồng Bạn cùng tham gia BHXH, khi có con dưới 7 tuổi ốm, cả 2 vợ chồng Bạn đều được giải quyết hưởng chế độ ốm đau.
- Khoản 1, Điều 100 Luật BHXH quy định hồ sơ hưởng chế độ ốm đau như sau: Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Như vậy, vợ chồng Bạn có thể nộp bản sao giấy ra viện của con để hưởng làm thủ tục hưởng BHXH theo quy định./.
Câu 62: Bạn đọc có địa chỉ email hoanghienvcu@gmail.com hỏi:
Bạn tôi đang làm ở một công ty nợ tiền BHXH khoảng 1 năm nay rồi vậy nên thẻ BHYT của chị ấy không sử dụng được. Bạn tôi muốn tham gia BHYT tự nguyện thì có được không? Có cách nào để bạn tôi tham gia BHYT tự nguyện hay không vì bạn tôi không thể giải quyết với công ty.
Khoản 3 Điều 49 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung quy định cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHYT mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định của pháp luật thì phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền, thời gian chậm đóng và phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng BHYT mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ BHYT.
Do đó, việc công ty không tuân thủ pháp luật chậm đóng, nợ tiền đóng BHXH, BHYT làm ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động là thuộc trách nhiệm của công ty. Trong trường hợp này công ty phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng BHYT mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ BHYT.
Bạn không thể tham gia BHYT theo đối tượng hộ gia đình (đối tượng tự đóng) do bạn còn ràng buộc hợp đồng với công ty nên bạn thuộc đối tượng tham gia BHYT theo nhóm người lao động và sử dụng lao động đóng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ.
Câu 61: Bạn đọc có địa chỉ email msstranglamg@gmail.com hỏi:
Tôi muốn hỏi thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm những gì ạ? Mong quý cơ quan giải đáp giúp.
Thủ tục hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại Điều 16 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 và khoản 6 Điều 1 Nghị định số 61/2020/NĐ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ, bao gồm:
1. Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Quyết định thôi việc;
c) Quyết định sa thải;
d) Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
đ) Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;
e) Xác nhận của người sử dụng lao động trong đó có nội dung cụ thể về thông tin của người lao động; loại hợp đồng lao động đã ký; lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động;
g) Xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giải thể, phá sản hoặc quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với các chức danh được bổ nhiệm trong trường hợp người lao động là người quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã;
h) Trường hợp người lao động không có các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động do đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật và người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền thì thực hiện theo quy trình sau:
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh gửi văn bản yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư xác nhận đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc không có người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền.
Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế, cơ quan công an, chính quyền địa phương nơi đơn vị sử dụng lao động đặt trụ sở chính thực hiện xác minh nội dung đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc không có người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền.
Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi văn bản trả lời cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh về nội dung đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc không có người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu xác nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.
i) Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của hợp đồng đó.”
3. Sổ bảo hiểm xã hội.
Câu 60: Bạn đọc Trần Thị Bích Vân (bichvan2979@gmail.com) hỏi:
Tôi đóng BHXH tự nguyện từ 01/04/2020 và đã đóng đủ cả 1 năm là đến 31/03/2021. Tuy nhiên đến 18/08/2020 tôi có quyết định là nhân viên chính thức của công ty hiện tại. Và công ty sẽ tiến hành đóng BHXH bắt buộc cho tôi kể từ 18/8/2020. Vậy số tiền tôi đã đóng từ 18/08/2020 đến 31/03/2021 có được BHXH trả lại không, và thủ tục để nhận lại như thế nào? Trân trọng!
Trường hợp của bà đã tham gia BHXH tự nguyện từ 01/4/2020 đến 31/3/2021 nhưng từ 18/8/2020 bà ký hợp đồng lào động tại đơn vị mới thì bà thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc từ tháng 8/2020 và được dừng tham gia BHXH tự nguyện. Thời gian đã đóng BHXH tự nguyện từ tháng 8/2020 đến ngày 31/3/2021 của bà sẽ được hoàn trả theo quy định tại Khoản 3 Điều 43 Quyết định hợp nhất số 2089/QĐ-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam. Đề nghị bà liên hệ với cơ quan BHXH nơi tham gia BHXH tự nguyện để được hướng dẫn làm thủ tục hoàn trả và nhận lại tiền đã đóng BHXH tự nguyện.
Câu 59: Bạn đọc có địa chỉ email huongvinh0908@gmail.com hỏi:
Anh trai tôi có mua BHYT đăng kí khám chữa bệnh ban đầu tại bệnh viện quận Thủ Đức, TP. HCM, nay anh tôi bị suy thận và có người hiến tại Hà Nội. Vậy nếu anh tôi ghép thận tại bệnh viện 103 Hà Nội thì có chuyển BHYT ra bệnh viện 103 được không? Nếu không được thì sau khi ghép xong chuyển về bệnh viện Chợ Rẫy để tái khám hàng tháng thì lúc này có được khám theo diện BHYT không ạ?
Điều 5 Thông tư số 14/2014/TT-BYT quy định cơ sở KCB chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt hoặc bệnh phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị;
- Căn cứ vào danh mục kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt, nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn;
- Trước khi chuyển tuyến, người bệnh phải được hội chẩn và có chỉ định chuyển tuyến (trừ phòng khám và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4).
Như vậy, việc chuyển tuyến thuộc thẩm quyền của bác sĩ điều trị căn cứ trên tình trạng thực tế của người bệnh, khả năng khám và điều trị của cơ sở KCB, và theo hướng dẫn của Sở Y tế.
Đối với trường hợp sau khi thực hiện việc ghép thận cần tiếp tục tái khám, để được hưởng đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHYT thì Bạn vẫn phải thực hiện chuyển tuyến từ nơi đăng ký KCB ban đầu. Trường hợp không có giấy chuyển tuyến thì chỉ được hưởng 40% chi phí điều trị nội trú tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Câu 58: Bạn đọc có địa chỉ email muathu202018@gmail.com hỏi:
Tôi có thắc mắc về BHYT kính mong quý anh chị hỗ trợ giải đáp. Tôi có theo BHYT tự nguyện tại bệnh viện 108, tháng 12/2018 doanh nghiệp có đóng BHYT cho tôi. Tôi cũng báo với doanh nghiệp đang có thẻ tự nguyện và doanh nghiệp đã đóng nối tiếp cho tôi vào bệnh viện 108 đúng như thẻ tự nguyện tôi đang theo. Đến tháng 4/2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 doanh nghiệp báo cắt giảm BHYT (Tôi nghỉ không lương), tôi mua tiếp thẻ tự nguyện nối vào thẻ cũ vẫn về viện 108. Tháng 7/2020 công ty tiếp tục đóng lại BHXH cho tôi nhưng thẻ BHYT lại không về viện 108 nữa mà về phòng khám đa khoa, doanh nghiệp chỉ báo tôi đã ngừng BHXH nên không về được 108 nữa. Tôi thấy vấn đề này không đúng lắm vì tôi vẫn còn thẻ tự nguyện có giá trị sử dụng tức là tôi vẫn còn hồ sơ bảo hiểm tại viện 108. Nay tôi đang muốn sang quý 4 (T10/2020) chuyển về viện 108 theo đúng thẻ tự nguyện của tôi thì tôi sẽ phải làm theo cách nào để tôi báo lại doanh nghiệp hỗ trợ. Với trường hợp như tôi, tôi thấy quá thiệt thòi tôi đã cố gắng để duy trì thẻ BHYT mà rồi đến khi đóng BH trở lại lại bị về đơn vị khác như thế.
Rất mong phản hồi từ quý cơ quan giải đáp thắc mắc và hỗ trợ tôi duy trì thẻ cũ.
Tại Điều 8 và Điều 9 Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16/10/2015 của Bộ Y tế quy định người tham gia BHYT được quyền đăng ký KCB BHYT ban đầu tại một trong các cơ sở KCB tuyến xã/tuyến huyện và tương đương không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở KCB. Đối với việc đăng ký KCB BHYT ban đầu tại bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến Trung ương do Giám đốc Sở Y tế quy định sau khi có ý kiến bằng văn bản của Giám đốc BHXH cấp tỉnh.
Như vậy, việc giải quyết đăng ký KCB BHYT ban đầu tại các cơ sở KCB tuyến trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội phải thực hiện theo hướng dẫn của Sở Y tế Thành phố sau khi đã thống nhất với BHXH Thành phố và các cơ sở KCB.
Câu 57: Bạn đọc có địa chỉ email badboy_null@yahoo.com hỏi:
Đầu năm tôi được cấp thẻ BHYT với đối tượng là TA, hạn thẻ đến 31/12/2020, đầu năm 2020 tôi đi KCB ở tuyến huyện và được cấp giấy chuyển tuyến trên và được sử dụng đến 31/12/2020 do mắc bệnh dài ngày. Đến tháng 9/2020 tôi đi làm và được cấp thẻ DN, thông tin trên thẻ thay đổi gồm: Mã thẻ, hạn sử dụng, nơi đăng kí KCB ban đầu. Vậy khi đi KCB tôi có cần xin lại giấy chuyển tuyến với mã thẻ DN không?
Theo quy định tại Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật, Giấy chuyển tuyến được cấp trước đó của Bạn sử dụng cho mã thẻ BHYT Hộ gia đình là GD4. Tuy nhiên, hiện nay Bạn đã tham gia BHYT theo nhóm Người lao động, mã thẻ BHYT cũng đã thay đổi so với thẻ BHYT hộ gia đình. Do thẻ BHYT hộ gia đình đã hết giá trị sử dụng nên Giấy chuyển tuyến được cấp theo thẻ BHYT đó cũng không còn giá trị sử dụng.
Để được hưởng đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHYT, đề nghị Bạn đi KCB BHYT tại nơi đăng ký KCB ban đầu trên thẻ và thực hiện thủ tục chuyển tuyến theo đúng quy định. Đối với trường hợp Bạn được chẩn đoán mắc bệnh cần điều trị dài ngày thì sẽ được tiếp tục cấp Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12 của năm đó.
Câu 56: Bạn đọc có địa chỉ email philac1991@gmail.com hỏi:
Em có làm tại công ty cũ được 8 năm và tham gia BHXH được 5 năm 8 tháng. Nhưng đến tháng 9/2019 công ty cũ vì một số vấn đề nên giải thể, khi em hỏi vấn đề sổ bảo hiểm thì được biết công ty chưa đóng cả 2 tháng bảo hiểm cho bên bảo hiểm mà trong khi 2 tháng đó công ty đã thu tiền bảo hiểm em đầy đủ, giờ công ty giải thể không có giấy tờ thủ tục đầy đủ để chốt bảo hiểm nên không chốt được em phải ngừng đóng đến tháng 12/2019, đến tháng 12/2019 thì em tìm được công việc và vào làm cho 1 công ty mới thì bảo hiểm của em được tính lại từ đầu. Vậy bảo hiểm của em sẽ được chốt như thế nào?
Căn cứ vào quy định của Luật BHXH năm 2014; Khoản 3 Điều 18 Nghị định số 115/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định đối với người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc để giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết quyền lợi cho người lao động.
Nếu chưa đóng đủ cơ quan BHXH sẽ xác nhận đến thời điểm đã đóng đủ. Đề nghị bạn liên hệ với cơ quan BHXH nơi quản lý đơn vị cũ để được xác nhận thời gian đóng BHXH.
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3, Khoản 2 Điều 21 Luật BHXH năm 2014 thì thời gian đóng BHXH là thời gian được tính từ khi bắt đầu đóng BHXH cho đến khi dừng đóng. Trường hợp đóng không liên tục thì thời gian đóng BHXH là tổng thời gian đã đóng BHXH.
Câu 55: Bạn đọc Phạm Thị Thắm (nhocxinh07cnp01@gmail.com) hỏi:
Tôi xin trình bày trường hợp của tôi như sau: Tôi có chu kỳ kinh rất đều, nhưng tháng 7, tôi bị trễ kinh, và sau khi trễ 14 ngày, trước đó tôi có thử que, thì lúc 2 vạch, lúc 1 vạch. Ngày 24/7/2020 tôi có đến bệnh viện sản nhi tỉnh Ninh Bình siêu âm và xét nghiệm máu beta để xác định việc có mang thai hay không? Sau khi có kết quả, bác sĩ kết luận tôi không có thai, bị rối loạn kinh nguyệt, bác sĩ không kê đơn và không hẹn tái khám. Tháng tiếp theo tôi cũng vẫn không có chu kỳ kinh. Vào ngày 12/9/2020, sau khi đi làm về, 6h tối, tôi phát hiện bị ra máu âm đạo, bụng bắt đầu đau từng cơn và dữ dội, 11h10 đêm ngày 12/09/2020 tôi đến bệnh viện sản nhi tỉnh Ninh Bình để khám. Tại cửa bệnh viện, tôi phải khai báo y tế trước khi vào viện, và tôi bị sảy thai vào thời điểm đó. Tôi và chồng tiếp tục vào phòng khám, bác sĩ thăm khám phụ khoa, cho tôi thử que thử thai 2 vạch, sau đó bác sĩ chỉ định đi siêu âm bụng và siêu âm đầu dò. Bác sĩ có nói bị sảy thai, thai khoảng 8 tuần. Rồi kê đơn thuốc ghi sau sảy thai và cho về nhà. Hôm sau, công ty có yêu cầu tôi nộp giấy để hưởng chế độ, nhưng lên bệnh viện, thì bác sĩ từ chối yêu cầu, vì thông báo không có bằng chứng tôi sảy thai, và tôi không có nằm viện. Sau đó bác sĩ tư vấn tôi đi xét nghiệm máu kiểm tra lại nồng độ BHCG. Ngày 16/09/2020, tôi lại lên viện làm xét nghiệm máu và siêu âm đầu dò. Bác sĩ khác có kết luận tôi bị sảy thai sớm, 5 tuần. Tuy nhiên, bệnh viện vẫn không đồng ý cấp giấy nghỉ hưởng chế độ sảy thai theo luật của nhà nước. Như vậy, bệnh viện có đang làm đúng trách nhiệm và chuyên môn không? Tôi phải làm gì để được hưởng đúng quyền lợi của mình. Kính mong tư vấn cho vấn đề của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Khoản 2 Điều 26 Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế quy định trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là phải cấp đầy đủ, kịp thời cho người lao động hồ sơ, giấy tờ làm căn cứ hưởng các chế độ BHXH.
Khi người lao động (đang tham gia BHXH) đi thăm khám tại cơ sở khám, chữa bệnh, thì người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người lao động để chỉ định số ngày cần phải nghỉ việc để điều trị bệnh ngoại trú trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Như vậy, việc Bạn bị sẩy thai và đến khám tại Bệnh viện sản nhi tỉnh Ninh Bình nhưng không được Bệnh viện cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thuộc trách nhiệm của Bệnh viện sản nhi tỉnh Ninh Bình. Trường hợp Bệnh viện sản nhi tỉnh Ninh Bình thực hiện không đúng trách nhiệm được quy định tại Thông tư số 56/2017/TT-BYT nêu trên, Bạn có thể kiến nghị tới Sở Y tế tỉnh Ninh Bình để được xem xét, giải quyết đảm bảo quyền lợi đối với Bạn.
Câu 54: Bạn đọc Nguyễn Ngọc Yến Nhi (Nhinhi160203@gmail.com) hỏi:
BHYT của em là bảo hiểm học sinh sinh viên, em mua từ đầu năm học 2018 và em đã nghỉ học nhưng hôm nay em đi khám thì được báo là bị thu hồi và hết giá trị sử dụng, khi em về mua đăng kí bảo hiểm mới thì lại không được với lý do là bảo hiểm cũ còn hạn sử dụng nên không được phép mua, vậy em phải làm sao để được hưởng quyền lợi BHYT.
Năm 2018, bạn tham gia BHYT theo đối tượng học sinh, sinh viên tuy nhiên sau khi nghỉ học thì thẻ BHYT theo đối tượng học sinh, sinh viên đã hết giá trị sử dụng. Do bạn không cung cấp cụ thể thông tin cá nhân và mã số BHXH nên không thể tra cứu thông tin để hỗ trợ bạn. Đề nghị bạn liên hệ cơ quan BHXH trên địa bàn để được hỗ trợ, giải quyết.
Câu 53: Bạn đọc Châu Thành Duy (Chauthanhduy42@gmail.com) hỏi:
Hiện tại em đang sử dụng bảo hiểm y tế dân tộc, bây giờ em muốn huỷ bảo hiểm dân tộc để mua bảo hiểm y tế tại trường em đang học thì phải làm sao?
Khoản 2 Điều 13 Luật BHYT sửa đổi bổ sung quy định: Trường hợp 01 người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này.
Theo đó, trường hợp của bạn thuộc đối tượng người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thuộc nhóm do ngân sách Nhà nước đóng và thứ tự xếp trên đối tượng học sinh, sinh viên thuộc nhóm ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng.
Đối tượng là người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng kinh tế - xã hội khó khăn tham gia BHYT được ngân sách Nhà nước đóng 100% mức đóng BHYT. Đồng thời quyền lợi hưởng được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh thuộc phạm vi chi trả BHYT. Do vậy, bạn thuộc đối tượng được ngân sách Nhà nước đóng BHYT và cấp thẻ BHYT.
Câu 52: Bạn đọc Lê Nguyễn Khánh Hòa (khanhhoa9a22013@gmail.com) hỏi:
Em là sinh viên đại học đóng BHYT liên tiếp tại trường 4 năm, nhưng em mới biết mình được cấp BHYT miễn phí tại địa phương. Vậy cho em hỏi là em có được hoàn tiền BHYT đã đóng không ạ?
Theo quy định của BHXH Việt Nam, mỗi người tham gia BHYT được cấp 01 mã số BHXH duy nhất. Trường hợp của bạn khi được cấp BHYT tại địa phương thì BHYT theo đối tượng sinh viên không còn giá trị sử dụng trên hệ thống. Do đó, bạn được hoàn trả tiền đóng BHYT kể từ khi thẻ BHYT được cấp ở địa phương bắt đầu có giá trị sử dụng đến hết thời hạn sử dụng của thẻ BHYT học sinh, sinh viên.
Câu 51: Bạn đọc có địa chỉ email thuhla@gmail.com hỏi:
Người lao động được yêu cầu cách ly ở nhà hoặc cách ly tập trung tại các cơ sở cách ly tập trung (cách ly 14 ngày do được xác định là F1 hoặc F2), vậy khi hoàn thành thời gian cách ly thì có được giải quyết hưởng chế độ ốm đau theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội không?
Điều 100 Luật BHXH năm 2014 quy định hồ sơ hưởng chế độ ốm đau là: Giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú, Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với trường hợp điều trị ngoại trú.
Theo đó, trường hợp của Bạn nếu bị ốm đau thuộc các trường hợp quy định tại Luật BHXH, phải nghỉ việc và có Giấy ra viện, Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do cơ cở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền cấp đúng theo quy định tại Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật BHXH và Luật An toàn vệ sinh lao động thì Bạn được giải quyết hưởng chế độ ốm đau theo quy định của Luật BHXH. Luật BHXH không quy định việc giải quyết chế độ ốm đau đối với trường hợp không có thủ tục hồ sơ nêu trên do cơ cở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền cấp.
Câu 50: Bạn đọc có địa chỉ email ngandt.vinhphuc@gmail.com hỏi:
Ngày 1/8 em có đến bệnh viện phụ sản Hà Nội cơ sở 3 làm thủ thuật đình chỉ thai nghén. Do ngày hôm đó là thứ 7 nên bệnh viện có hẹn em thứ 2 đến làm giấy cho nghỉ làm hưởng BHXH. Tuy nhiên ngày 5/8 em mới có thể đến xin giấy, bệnh viện viết giấy cho em nghỉ 20 ngày bắt đầu từ 1/8. Tuy nhiên hồ sơ của em bị cơ quan BHXH trả về với lý do ngày cấp muộn hơn ngày bắt đầu hưởng chế độ. Em không hiểu vì sao lại có qui định này ạ. Mong được quí cơ quan giải đáp. Em xin cảm ơn!
Khoản 2 Điều 26 Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế quy định trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là phải cấp đầy đủ, kịp thời cho người lao động hồ sơ, giấy tờ làm căn cứ hướng các chế độ BHXH.
Khi người lao động (tham gia BHXH) đi thăm khám tại cơ sở khám, chữa bệnh, thì người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã đăng ký mẫu chữ ký với cơ quan BHXH được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người lao động để chỉ định số ngày cần phải nghỉ việc để điều trị bệnh ngoại trú trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH trùng khớp với ngày người lao động đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để chữa bệnh ngoại trú.
Việc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH của Bạn có ngày cấp không trùng với thời điểm bạn đi khám là do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo đúng quy định tại Thông tư số 56/2017/TT-BYT nêu trên, do vậy việc cơ quan BHXH từ chối giải quyết là do chứng từ không đúng quy định. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi khi tham gia BHXH đối với Bạn, nếu nội dung Bạn thông tin là đúng sự thật, đề nghị Bạn cung cấp mã số BHXH và cơ quan BHXH nơi đơn vị Bạn tham gia đóng BHXH để BHXH Việt Nam xem xét, chỉ đạo BHXH tỉnh, thành phố kiểm tra chứng từ gốc lưu trữ tại cơ sở khám, chữa bệnh về việc cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, nếu đảm bảo căn cứ pháp lý sẽ thực hiện giải quyết chế độ cho bạn theo quy định.
Câu 49: Bạn đọc có địa chỉ email huynhthinhuy2403@gmail.com hỏi:
Sau khi nộp giấy tờ lên công ty thì bao lâu thì nhận được tiền thai sản ạ?
Điều 102 Luật BHXH năm 2014, khoản 2 Điều 14 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về thời hạn giải quyết hưởng chế độ thai sản như sau:
- Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định nộp cho cơ quan BHXH.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan BHXH phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động. Trường hợp cơ quan BHXH không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
BHXH Việt Nam cung cấp thông tin để Bạn nắm được quy định của chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Câu 48: Bạn đọc Phan Thêu hỏi:
Tôi đã nghỉ công ty và mới đóng BHXH được 3 tháng (từ tháng 2 đến tháng 4/2020), và bây giờ tôi muốn đóng tiếp BHXH những tháng tiếp theo để hưởng chế độ thai sản được không? Nếu đóng BHXH tự nguyện có được hưởng mức thai sản và chế độ tiền thai sản như BHXH bắt buộc không ạ?
Khoản 2 Điều 31 Luật BHXH năm 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con là: Phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Khi Bạn tìm kiếm được việc làm và thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, Bạn được tiếp tục đóng BHXH để làm căn cứ hưởng các chế độ BHXH sau này. Nếu tại thời điểm sinh con, Bạn đủ điều kiện theo quy định nêu trên thì Bạn được giải quyết hưởng chế độ thai sản khi sinh con.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp có thời gian đóng BHXH dưới 12 tháng trước khi nghỉ việc hưởng BHXH, cơ quan BHXH sẽ tiến hành kiểm tra tại đơn vị sử dụng lao động về việc đóng hưởng BHXH. Trường hợp phát hiện gian lận trong việc đóng và hưởng BHXH quy định tại khoản 4 Điều 17 Luật BHXH 2014 sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Khoản 1 Điều 87 Luật BHXH quy định người tham gia BHXH tự nguyện chỉ đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, không thuộc đối tượng đóng vào các quỹ ốm đau, thai sản. Do đó, thời gian tham gia BHXH tự nguyện không được tính để hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật BHXH.
Câu 47: Bạn đọc có địa chỉ email huyennt1079@gmail.com hỏi:
Tôi tên là Nguyễn Thị Huyền. Tôi hiện tại đang tham gia BHXH bắt buộc tại Công ty TNHH một thành viên do tôi là Giám đốc và Chủ sở hữu. Tôi có được hưởng chế độ thai sản không?
Theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 2 Luật BHXH năm 2014 thì một trong những đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là: “Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương”
Trong trường hợp của Bạn, là Giám đốc công ty TNHH 1 thành viên nếu có hưởng tiền lương thì thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc và được hưởng các chế độ về BHXH theo quy định; nếu Bạn vừa giữ chức danh giám đốc vừa là chủ sở hữu và không hưởng lương hàng tháng thì sẽ không thuộc đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc.
Về điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 31 Luật BHXH năm 2014 thì lao động nữ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc lao động nữ đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Bạn có nêu hiện tại Bạn đang tham gia BHXH bắt buộc nhưng không nêu thời điểm Bạn dự kiến sinh con và thực tế thời gian đóng BHXH của Bạn tính đến thời điểm sinh con nên BHXH Việt Nam không có căn cứ để trả lời cụ thể đối với Bạn. BHXH Việt Nam cung cấp thông tin nêu trên để Bạn đối chiếu quá trình tham gia thực tế của mình với quy định của chính sách và xác định về điều kiện hưởng chế độ thai sản của bản thân.
Câu 46: Bạn đọc có địa chỉ email kimthuy040784@gmail.com hỏi:
Em đã làm việc tại Khách Sạn và đóng BHXH bắt buộc tính đến thời gian đóng thực tế trên sổ là tháng 03 năm 2020. Do tình hình dịch bệnh Covid 19 nên em và công ty có tạm hoãn hợp đồng và ngừng đóng BHXH 3 tháng (4, 5, 6) cho đến ngày 01 tháng 07 em nghỉ việc chính thức. Vậy cho em hỏi, sau 1 năm ngừng đóng BHXH em làm hồ sơ rút 1 lần? Em sẽ làm vào tháng mấy của năm 2021? Và em đóng BHXH được 3 năm 7 tháng thì nhận được bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ thì người lao động chưa đủ 20 năm đóng BHXH, sau 1 năm nghỉ việc và không tiếp tục đóng BHXH mà có yêu cầu thì được hưởng BHXH một lần.
Khoản 2 Điều 60 Luật BHXH quy định mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:
- 1, 5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;
- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp của Bạn có thời gian tham gia BHXH là 3 năm 7 tháng, Bạn nghỉ việc từ 01/7/2020 nếu sau 1 năm nghỉ việc (hết tháng 6/2021), Bạn có yêu cầu hưởng BHXH một lần Bạn nộp hồ sơ đến cơ quan BHXH để được giải quyết.
Việc tính toán cụ thể mức hưởng BHXH một lần phải căn cứ diễn biến tiền lương toàn bộ quá trình tham gia BHXH của Bạn. BHXH Việt Nam cung cấp thông tin để Bạn nắm được quy định của pháp luật về BHXH. Tuy nhiên, Bạn nên cân nhắc việc hưởng chế độ BHXH một lần, Bạn có thể bảo lưu thời gian đã tham gia BHXH để khi có điều kiện tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc hoặc BHXH tự nguyện Bạn sẽ được cộng dồn để hưởng BHXH mức cao hơn.
Câu 45: Bạn đọc có địa chỉ email phanbuonaihieu@gmail.com hỏi:
Tháng 9/2020 em bắt đầu đóng BHXH, tới tháng 3/2021 là em có chuyển công tác vào phía Nam, làm việc cho công ty mới thì không rõ trong đó có được đóng BHXH luôn không? Nếu tính từ tháng 9 bắt đầu đóng BHXH thì tới tháng 3/2021 là tròn 6 tháng đóng bảo hiểm, em dự sinh là vào tháng 8/2021, thì em có được hưởng chế độ thai sản không ạ?
Trường hợp của Bạn dự kiến sinh con vào tháng 8/2021, thì trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con (từ tháng 8/2020 - tháng 7/2021) Bạn có 06 tháng tham gia BHXH bắt buộc từ tháng 9/2020 – tháng 02/2021) chưa tính thời gian tham gia BHXH bắt buộc mới sau này (nếu có) do đó Bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con.
Câu 44: Bạn đọc có địa chỉ email nguyenthibich0496@gmail.com hỏi:
Công ty em có 1 nhân viên nữ vừa nghỉ sinh ngày 16/6/2020. Vậy nếu em muốn báo giảm BHXH thì báo giảm vào đầu tháng sau hay sang đầu tháng 7 mới báo giảm?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 34, khoản 2 Điều 39 Luật BHXH năm 2014, lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng BHXH, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH. Đề nghị Ông/Bà đối chiếu quy định của pháp luật nêu trên và quy định của công ty về chế độ làm việc, hợp đồng lao động của người lao động để thực hiện báo giảm theo đúng quy định.
Câu 43: Bạn đọc có địa chỉ email kimhangtn96@gmail.com hỏi:
Em kí hợp đồng từ tháng 3/2019 đến tháng 10/2019 thì công ty bắt đầu làm thủ tục đóng BHXH nhưng do kinh tế khó khăn đến giờ công ty vẫn đang nợ tiền BHXH chưa đóng 1 tháng nào. Thẻ BHYT em đã được cấp nhưng không biết công ty chưa đóng tiền bảo hiểm thì đến năm 2020 thẻ BHYT của em có được gia hạn và có giá trị sử dụng không? Và cho em hỏi thêm nếu giờ em làm thủ tục truy thu BHXH từ tháng 3 năm 2019 thì có được cộng thêm vào sổ BHXH không?
1. Căn cứ Khoản 9 Điều 13 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT quy định giá trị sử dụng của thẻ BHYT tương ứng số tiền đóng BHYT theo quy định. Như vậy Công ty chưa đóng tiền thì thẻ BHYT của bạn chưa được gia hạn giá trị sử dụng.
2. Căn cứ quy định tại Điều 2, khoản 5 Điều 3, khoản 1, 2, 3 Điều 17, khoản 2 Điều 21 Luật BHXH năm 2014, Khoản 3 Điều 49 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014 cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHYT mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định của pháp luật thì phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền, thời gian chậm đóng và phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng BHYT mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ BHYT.
Thời gian đóng BHXH là thời gian được tính từ khi bắt đầu đóng BHXH cho đến khi dừng đóng. Trường hợp đóng BHXH không liên tục thì thời gian đóng BHXH là tổng thời gian đã đóng BHXH.
Đối chiếu các quy định nêu trên, trường hợp Công ty nơi Ông/Bà làm việc chưa đóng đủ số tiền chậm đóng (nợ) BHXH từ tháng 03/2019 đến tháng 10/2019 thì Ông/Bà đề nghị đơn vị nơi Ông/Bà làm việc đóng BHXH cho thời gian chưa đóng, chậm đóng.
Câu 42: Bạn đọc có địa chỉ email hangnguyen1995vp@gmail.com hỏi:
Em tham gia BHXH được gần 2 năm. Tháng 8/2020 này công ty em cắt giảm nhân sự nên em không còn được đóng BHXH. Em xin việc khác và đóng nối tại công ty mới nhưng hiện tại công ty cũ chưa chốt sổ và gửi sổ về cho em thì có thể đóng nối BHXH ở công ty mới tháng 9/2020 này được không? Vì tháng 8/2020 này em ngừng đóng BHXH do gián đoạn nghỉ ở công ty cũ. Nếu tháng 9/2020 em chưa thể đóng nối được và có thai, sau đó tháng 10/2020 em đóng tiếp BHXH thì em có được hưởng chế độ thai sản không?
Khoản 5 Điều 21 Luật BHXH 2014 quy định: “Người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật”.
Căn cứ các quy định nêu trên, để đảm bảo quyền lợi của mình, Bạn liên hệ với Công ty cũ, đề nghị Công ty làm thủ tục gửi cơ quan BHXH để xác nhận quá trình đóng BHXH trên sổ BHXH đối với Bạn và nhận lại sổ BHXH. Trong trường hợp Bạn chưa lấy được sổ BHXH từ đơn vị cũ, Bạn cung cấp mã số BHXH của Bạn cho đơn vị mới để tiếp tục đóng BHXH đối với Bạn.
Khoản 2, khoản 3 Điều 31 Luật BHXH năm 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con là: Phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc lao động nữ đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Trường hợp nếu tại thời điểm Bạn sinh con, Bạn có đủ điều kiện theo quy định nêu trên thì Bạn được hưởng chế độ thai sản khi sinh con.
Câu 41: Bạn đọc có địa chỉ email phuonganh170883@gmail.com hỏi:
Anh trai tôi tên Phạm Đức Mạnh, Số sổ BHXH 0297136348. Bắt đầu tháng 9/2020 anh ấy xin nghỉ việc do sức khỏe không đảm bảo cho công việc (do đi làm tại cơ sở ở Bình Dương). Nếu anh ấy không tìm được công việc phù hợp thì có được hưởng BH thất nghiệp, hưởng BHXH 1 lần không ạ? Thủ tục làm BH thất nghiệp, hưởng BHXH 1 lần như thế nào?
Theo mã số BHXH của anh trai Bạn do Bạn cung cấp: 0297136348, anh trai Bạn sinh ngày 26/12/1965, đã nghỉ việc từ tháng 9/2020 và có thời gian đã đóng BHXH đến tháng 8/2020 là 23 năm 8 tháng.
* Về trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp:
Điều 49 Luật Việc làm quy định điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau: Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
3. Đã nộp hồ sơ hưởng TCTN tại Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật Việc làm (cụ thể trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc).
Căn cứ quy định nêu trên, nếu anh trai của Bạn không tìm được việc làm thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc anh trai Bạn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm để được giải quyết.
* Về BHXH một lần:
Điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định người lao động mà có yêu cầu thì được hưởng BHXH một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật BHXH mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không tiếp tục đóng BHXH;
c) Ra nước ngoài để định cư;
d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp của anh trai Bạn đã sắp 55 tuổi có thời gian đã đóng BHXH đến tháng 8/2020 là 23 năm 8 tháng, nếu anh trai Bạn không thuộc đối tượng quy định tại điểm c, d nêu trên thì anh trai Bạn không được hưởng BHXH một lần. Anh của Bạn đủ điều kiện bảo lưu thời gian đóng BHXH để khi có điều kiện tiếp tục tham gia BHXH hoặc chờ đến khi đủ tuổi đời hưởng lương hưu.
Câu 40: Bạn đọc có địa chỉ email giapgeneral@gmail.com hỏi:
Trước đây tôi đã đóng BHXH bắt buộc theo công ty được 3 năm. Nhưng sau đó tôi bị bệnh nặng phải nhập viện và sau đó xin cấp BHYT toàn phần cho người mất sức. Theo quy định thì không thể đóng bảo hiểm bắt buộc tiếp tục nữa. Hiện tại tôi muốn đóng tiếp BHXH theo diện tự nguyện thì có được không? Và nếu được thì mức đóng như thế nào và đóng bao lâu? Tôi sinh năm 1991, năm nay 29 tuổi.
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 2 , khoản 5 Điều 3 Luật BHXH năm 2014, Điều 87 Luật BHXH số 58/2014/QH 13 năm 2014, người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì thuộc đối tượng tham gia BHXH tự nguyện; Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.
Theo hướng dẫn tại Điều 9, Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện, mức đóng BHXH hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn. Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (hiện nay là 700.000 đồng/tháng) cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở (hiện nay là 29.800.000 đồng).
Trường hợp của Ông/Bà đã đóng BHXH bắt buộc được 3 năm, nếu Ông/Bà nghỉ việc, không thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc thì có thể tham gia đóng BHXH tự nguyện theo một trong các phương thức sau đây: Hằng tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng một lần, một lần cho nhiều năm về sau. Thời gian tham gia BHXH tự nguyện sẽ được cộng nối với thời gian làm việc có đóng BHXH bắt buộc trước đó để làm căn cứ giải quyết các chế độ BHXH đối với Ông/Bà.
Câu 39: Bạn đọc có địa chỉ email quochung.pham@scavi.com.vn hỏi:
Vì lý do khách quan nên từ ngày 01/10/2018 đến ngày 31/12/2018 tôi đã tham gia BHXH tại 2 công ty. Nay tôi mong nhận được sự hướng dẫn để điều chỉnh lại đúng theo quy định. Trân trọng cảm ơn.
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm năm 2013, khoản 4 Điều 85 Luật BHXH năm 2014, khoản 1 Điều 4 Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về HĐLĐ, trường hợp Ông/Bà giao kết từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, người sử dụng lao động của các HĐLĐ còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng BHXH, BHTN thuộc trách nhiệm đóng của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
Đối chiếu quy định nêu trên, Ông/Bà phối hợp với công ty giao kết HĐLĐ sau lập hồ sơ gửi cơ quan BHXH để hoàn trả tiền đóng trùng theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 43 Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN BHTNLĐ, BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam.
Câu 38: Bạn đọc có địa chỉ email camvan53dn1@gmail.com hỏi:
Xin hỏi, chồng em muốn tham gia BHYT theo hộ gia đình, sau này nếu đi làm doanh nghiệp cũng đóng bảo hiểm cho thì dùng thẻ như thế nào, thẻ đã đóng có bị hủy không, chuyển đổi số được không hay dùng hai số tại hai nơi đăng kí khám chữa bệnh ban đầu được?
Căn cứ Điểm 2 Khoản 7 Điều 1, Luật số 46/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật BHYT được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 13/6/2014 quy định: “Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này”;
Theo quy định nêu trên, chồng bạn tham gia BHYT hộ gia đình nếu sau này đi làm thì chồng bạn phải tham gia theo đối tượng người lao động, thẻ BHYT theo hộ gia đình sẽ được cơ quan BHXH hoàn trả nếu có quá trình đóng trùng
Câu 37: Bạn đọc có địa chỉ email vpccltnh.thanhle@gmail.com hỏi:
Tháng 02/2012 tôi ký thỏa thuận lao động với công ty với chức danh "nhân viên kế toán" và tham gia BHXH từ năm này. Đến ngày 01/6/2016 tôi bổ sung hồ sơ và ký phụ lục Hợp đồng lao động thay đổi chức danh công việc "chuyên viên pháp lý". Tuy nhiên, tại thời điểm này vì ký phụ lục Hợp đồng nhưng chỉ thay đổi chức danh công việc mà không có thay đổi về mức lương đóng BHXH nên bộ phận chuyên môn không làm báo cáo thay đổi chức danh công việc cho cơ quan bảo hiểm. Vậy, nay tôi muốn cập nhật lại thông tin chức danh công việc trên sổ BHXH thì phải làm sao? Nội dung này có được cập nhật từ ngày 1/6/2016 hay không? Hay tính từ ngày cơ quan bảo hiểm nhận được đơn của công ty tôi? Xin trân trọng cảm ơn!
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXh, thẻ BHYT thì để điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, hồ sơ gồm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) và hồ sơ điều chỉnh chức danh nghề kèm theo (gồm 1 trong các giấy tờ sau: Quyết định phân công vị trí công việc, hưởng lương; Hợp đồng lao động, Hợp đồng làm việc và các giấy tờ khác có liên quan đến việc điều chỉnh).
Đề nghị Bạn cung cấp các hồ sơ, giấy tờ nêu trên cho cơ quan BHXH để được điều chỉnh chức danh nghề, tên công việc đúng theo quy định.
Câu 36: Bạn đọc Thu Hiền hỏi:
Tôi có 2 quyển sổ BHXH, tôi muốn gộp sổ thì như thế nào?
Theo quy định tại Khoản 31, Điều 1 Quyết định số 505/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam thì cấp lại sổ BHXH do gộp sổ BHXH thành phần hồ sơ bao gồm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS); Các sổ BHXH đề nghị gộp (nếu có) nộp cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan BHXH để được xem xét, giải quyết.
Câu 35: Bạn đọc có địa chỉ email nguyenthinga23061992@gmail.com hỏi:
Tôi bắt đầu làm việc tại Công ty từ tháng 11/2019, có thời gian thử việc là 3 tháng. Đến tháng 2/2020 Công ty đóng BHXH cho tôi, theo như tra cứu thì từ tháng 2/2020 đến tháng 6/2020 tôi đã đóng bảo hiểm được 5 tháng. Thời gian chưa tham gia BHXH là 1 tháng, vậy cho tôi hỏi thời gian chưa tham gia nghĩa là tháng nào tôi chưa tham gia BHXH?
Theo quy định của Luật BHXH, hàng tháng đơn vị có trách nhiệm phải chuyển tiền đóng BHXH vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH. Do đó trường hợp Ông/Bà tra cứu tại tháng 7, nhận được kết quả đóng đến hết tháng 6, chưa có thời gian đóng của tháng 7, do đơn vị nơi Ông/Bà làm việc chưa chuyển tiền đóng của tháng 7.
Câu 34: Bạn đọc có địa chỉ email binhngt.am@gmail.com hỏi:
Tôi có đứa cháu đang đóng BHXH tại 1 doanh nghiệp, tháng 12/2019 nghỉ chế độ thai sản. Tháng 01/2020 cháu có tham gia thi tuyển vào 1 trường mầm non công và trúng tuyển. Đơn vị mới căn cứ quyết định trúng tuyển và đóng bảo hiểm cho cháu từ tháng 01/2020. Khi đơn vị cũ làm thủ tục giảm cho cháu thì được báo là đơn vị mới phải báo giảm cho cháu đến khi hết thời gian thai sản bên đơn vị cũ mới tiến hành báo giảm lao động và đơn vị cũ báo tăng lao động nhưng kế toán đơn vị mới bảo không cắt được. Vậy xin cho hỏi trường hợp của cháu tôi phải giải quyết thế nào và căn cứ vào quyết định nào để thực hiện? Xin cám ơn!
Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 85 và Khoản 4 Điều 86 Luật BHXH 2014, người lao động có thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng BHXH, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH. Thời gian này được tính để hưởng các chế độ BHXH sau này (kể cả hưởng chế độ thai sản) theo quy định.
Trường hợp cháu của Ông/Bà làm việc ở đơn vị cũ đến tháng 12/2020 nghỉ hưởng chế độ thai sản, tháng 01/2020 trúng tuyển và tham gia BHXH tại đơn vị mới thì đơn vị cũ có trách nhiệm báo giảm dừng tham gia BHXH đối với cháu của Ông/Bà từ tháng 12/2019; đơn vị mới thực hiện báo tăng đồng thời truy giảm đối với cháu của Ông/Bà từ tháng 01/2020 đến hết thời gian hưởng thai sản. Đề nghị cháu của Ông/Bà liên hệ với đơn vị cũ và đơn vị mới để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Câu 33: Bạn đọc có địa chỉ email thanhvan92.bhn@gmail.com hỏi:
Em tham gia BHXH bắt buộc tại công ty A được 2 năm. Đến tháng 4 năm 2019 em nghỉ việc và không lĩnh BH thất nghiệp, dừng đóng BHXH. Hiện tại em muốn tiếp tục đóng BHXH có được không? Bây giờ là năm 2020, em đóng BHXH cho thời gian em không đóng (từ tháng 4 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020) được không? Và mức đóng như thế nào ạ? Nếu như em xin việc chỗ khác, thì em phải đóng BHXH từ thời điểm em bắt đầu đi làm lại hoặc em có thể đóng nối luôn phần BHXH mà em chưa đóng kể từ thời điểm nghỉ việc hay không? Hiện tại sổ BHXH của em cũng thất lạc, thủ tục làm lại sổ mới như thế nào?
Căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 99 Luật BHXH năm 2014, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH; Theo quy định tại Khoản 4 Điều 2, khoản 2 Điều 87 Luật BHXH năm 2014, Điều 12 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì thuộc đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Thời điểm đóng đối với đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là trong tháng đối với phương thức đóng hằng tháng, trong 03 tháng đối với phương thức đóng 03 tháng một lần, trong 04 tháng đầu đối với phương thức đóng 06 tháng một lần, trong 07 tháng đầu đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.
Đối chiếu với quy định nêu trên, không có căn cứ để người lao động đóng bù cho thời gian không tham gia BHXH trước đây. Trường hợp Ông/Bà xin việc tại đơn vị mới thì Ông/Bà được đóng BHXH từ khi ký hợp đồng lao động và thời gian đóng BHXH bắt buộc tại đơn vị mới được cộng nối với thời gian 2 năm bà đã đóng BHXH tại Công ty A để làm căn cứ để tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định của pháp luật.
Để được cấp lại sổ BHXH do bị mất, Ông/Bà lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) nộp cho cơ quan BHXH.
Câu 32: Bạn đọc có địa chỉ email lethibinh19081989@gmail.com hỏi:
Em ký hợp đồng chính thức với công ty từ 10 tháng 11 năm 2019 (loại hợp đồng 1 năm), tuy nhiên công ty em chính thức đóng BHXH cho em từ tháng 12 năm 2019. Em muốn hỏi là bây giờ công ty em đóng bổ sung BHXH tháng 11 năm 2019 được không? Nếu được thì thủ tục gồm những gì?
Căn cứ quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 2, khoản 3 Điều 85, khoản 4 Điều 86 Luật BHXH năm 2014, trường hợp người lao động tham gia BHXH và có số ngày không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì cả người sử dụng lao động và người lao động không đóng BHXH tháng đó.
Đề nghị Ông/Bà đối chiếu quy định nêu trên để thực hiện đóng BHXH theo đúng quy định.
Câu 31: Bạn đọc có địa chỉ email thanhxuan.dang511@gmail.com hỏi:
Tôi công tác tại một đơn vị sự nghiệp của một cơ quan và đã đóng BHXH từ năm 2010 đến nay. Tháng 10/2017 tôi nghỉ thai sản, đơn vị đã đóng BHXH cho tôi đến hết tháng 12/2017. Tháng 1/2018, trong thời gian nghỉ sinh, tôi có quyết định thuyên chuyển công tác lên Trụ sở chính của cơ quan, đến tháng 03/2018 sau khi hết thời gian nghỉ sinh tôi đi làm lại. Song, từ tháng 01/2018, cơ quan cũ cắt BHXH, không đóng BHXH trong thời gian tôi nghỉ sinh, đồng thời cơ quan mới cũng không khai BHXH cho tôi trong 3 tháng cuối nghỉ sinh.Vậy trong thời gian từ tháng 01/2018 đến hết tháng 03/2018, tôi không được đóng BHXH. Vậy trách nhiệm đóng BHXH trong 3 tháng cuối nghỉ sinh của tôi trong trường hợp trên thuộc đơn vị sự nghiệp hay của trụ sở chính của tổ chức này? Đồng thời, để giải quyết vấn đề trên tôi nên kiến nghị cơ quan nào?
Căn cứ quy định tại khoản điểm b khoản 1 Điều 31, khoản 2 Điều 39, khoản 3 Điều 85, khoản 4 Điều 86 Luật BHXH năm 2014, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản với điều kiện phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi; được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng BHXH, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH. Thời gian này được tính để hưởng các chế độ BHXH sau này theo quy định.
Đối chiếu các quy định nêu trên, Bà liên hệ tới đơn vị sự nghiệp cũ của Bà để thực hiện báo giảm dừng tham gia BHXH từ tháng 10/2017 (thời gian dừng tham gia BHXH vẫn được tính để hưởng chế độ thai sản), đơn vị mới báo tăng đồng thời truy giảm đối với Bà từ tháng 01/2018 đến hết thời gian hưởng thai sản.
Câu 30: Bạn đọc có địa chỉ email huaphuong.995@gmail.com hỏi:
Tôi đang làm việc tại 1 công ty tư nhân được 8 tháng, mình tra cứu thời gian được đóng BHXH và hỏi công ty nhưng công ty phản hồi là đóng sót của tôi, hiện nay do dịch covid bên cơ quan BHXH chưa qua công ty thanh tra để nộp bù lại được. Mình đang có bầu 7 tháng, cho mình hỏi làm thế nào để được đóng BHXH theo đúng quy định?
Căn cứ quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 3 Điều 99 Luật BHXH năm 2014, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc người sử dụng lao động nộp hồ sơ đăng ký tham gia BHXH cho cơ quan BHXH. Trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan BHXH căn cứ vào hồ sơ để giải quyết đăng ký tham gia và cấp sổ cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật. Để đảm bảo quyền lợi, Bà yêu cầu Công ty nộp hồ sơ tham gia và đóng BHXH số tiền chưa đóng, chậm đóng đối với Bà.
Câu 29: Bạn đọc Bùi Thị Hiền hỏi:
Tôi đã tham gia BHXH được 8 năm, năm nay tôi có đi khám và tôi đã bị mắc bệnh hiểm nghèo là bệnh suy thận mạn nên tôi có xin phép công ty cho tôi nghỉ để đi chữa bệnh. Vậy thì trong thời gian tôi nghỉ tôi có được hưởng chế độ BHXH không nào không?
Theo Khoản 2 Điều 26 Luật BHXH năm 2014 quy định thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành được hưởng như sau:
a) Tối đa không quá 180 ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn, nhưng thời gian hưởng tiếp tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH bắt buộc.
Theo thông tin Bạn cung cấp, Bạn bị mắc bệnh Suy thận mãn. Như vậy, Bệnh suy thận mãn thuộc bệnh cần chữa trị dài ngày có tên bệnh, mã bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành theo quy định tại Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016. Bạn được nghỉ việc hưởng BHXH do ốm đau mắc bệnh cần điều trị dài ngày theo quy định về thời gian (nêu trên), ngoài ra Bạn được nghỉ Dưỡng sức phục hồi sức khỏe tối đa là 10 ngày/năm nếu sức khoẻ của Bạn còn yếu và đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 26 Luật BHXH năm 2014.
BHXH Việt Nam trả lời để Bạn được biết./.
Câu 28: Bạn đọc có địa chỉ email 1308phungmyho@gmail.com hỏi:
Tôi tham gia BHXH từ năm 2016. Từ tháng 4/2020 đến hết tháng 6/2020 tôi nghỉ việc đổi cơ quan nên không đóng BHXH 3 tháng này. Tháng 7/2020 tôi đóng BHXH lại. Nay tôi muốn sinh thêm con thứ 2, nhưng nhân sự cơ quan tôi đọc luật "đóng 12 tháng trước khi sinh liên tục trong vòng 6 tháng mới được trợ cấp" thì hiểu rằng khi tôi vào cơ quan mới phải đóng 18 tháng, hết 18 tháng khi ấy có thai thì mới được hưởng trợ cấp. Vậy là đúng hay sai ạ? Vả lại nhân sự còn nói thêm khoản thời gian ngắt quãng (tháng 4 đến tháng 6/2020) sẽ không được tính là liên tục. Trong trường hợp nếu nhân sự vẫn giữ khư khư ý kiến của mình thì tôi có thể tự làm hồ sơ sau khi sinh để gửi cơ quan BHXH nhận trợ cấp được không? Nếu được thì khi ấy tôi phải nhờ công ty chốt BH có đúng không ạ? Mong nhận được phản hồi từ BHXH. Xin cám ơn.
Mức hưởng chế độ thai sản một tháng theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật BHXH và khoản 1 Điều 12 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng BHXH không liên tục thì được cộng dồn.
Căn cứ các quy định nêu trên, nếu tại thời điểm Bạn sinh con Bạn đã đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên (không cần phải đóng liên tục) trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con (riêng trường hợp khi mang thai phải dưỡng thai và có chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền mà đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên chỉ cần đóng từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con) thì Bạn được giải quyết hưởng chế độ thai sản khi sinh con.
Khoản 1 Điều 21 Luật BHXH quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ để người lao động được hưởng chế độ BHXH;
Điều 102 Luật BHXH, Khoản 2 Điều 14 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định:
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định nộp cho cơ quan BHXH.
- Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con, thời điểm nhận nuôi con nuôi thì người lao động tự nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú.
Trường hợp của Bạn nếu tại thời điểm sinh con Bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản mà chưa chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc thì Bạn nộp hồ sơ cho đơn vị sử dụng lao động, yêu cầu đơn vị thực hiện trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với Bạn. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thực hiện trách nhiệm của mình thì Bạn có thể thực hiện quyền khiếu nại theo quy định tại Điều 15, Nghị định số 24/2018/NĐ-CP ngày 27/02/2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động.
Trường hợp Bạn thôi việc trước thời điểm sinh con thì Bạn nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH nơi cư trú để được giải quyết chế độ thai sản.
Câu 27: Bạn đọc có địa chỉ email lamthong332@gmail.com hỏi:
Tôi nghỉ ngang ở công ty gorteck vina, tôi không chốt sổ BHXH. Vậy tôi có được tham gia ở công ty khác không?
Căn cứ khoản 5 Điều 3, khoản 5 Điều 21 Luật BHXH năm 2014, Điều 47 Bộ luật lao động năm 2012 thì khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật. Để đảm bảo quyền lợi về BHXH, BHYT đối với Ông/Bà, Ông/Bà đề nghị Công ty Gorteck Vina thực hiện xác nhận thời gian tham gia BHXH tại Công ty Công ty Gorteck Vina.
Trường hợp Ông/Bà làm việc tại đơn vị mới mà thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT thì Ông/Bà và đơn vị phải đóng BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật.
Câu 26: Bạn đọc có địa chỉ email dinhthi_dung@sgh-global.com hỏi:
Tôi đã làm hồ sơ thoái trùng quá trình tham gia BHXH của 2 đơn vị từ T10/2015 đến T11/2015 tại BHXH Cầu Giấy. Hiện, hồ sơ giấy tờ của tôi đã được giải quyết xong. Nhưng số tiền đóng trùng đáng lẽ tôi được nhận về thì BHXH không làm thủ tục hoàn trả cho tôi mà giải thích lý do là "Thoái trùng trên cùng 1 số sổ BHXH thì không thuộc các trường hợp hoàn trả". Vậy tôi không nhận được tiền thoái trùng có đúng không? Nhờ BHXH Việt Nam giải thích giúp tôi. Theo tôi được biết thì đơn vị hiện tại của tôi có rất nhiều trường hợp đóng trùng quá trình trên cũng 1 số sổ BHXH đã nhận được tiền thoái trùng của BHXH. Tôi rất mong sớm nhận được câu trả lời. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Theo hướng dẫn tại Công văn số 25/LĐTBXH-BHXH ngày 05/01/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hoàn trả tiền đóng BHXH, BHTN; Tiết e Điểm 3.1 Khoản 3 Điều 43 Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam thì trường hợp một người có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau thì cơ quan BHXH thực hiện hoàn trả cho người lao động số tiền đơn vị và người lao động đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất và số tiền đã đóng vào quỹ BHTN (bao gồm cả số tiền thuộc trách nhiệm đóng BHXH, BHTN của người sử dụng lao động), không bao gồm tiền lãi.
Đối chiếu quy định nêu trên, đề nghị Ông/Bà kiến nghị BHXH quận Cầu Giấy xem xét, giải quyết hoàn trả tiền đóng trùng từ tháng 10 đến tháng 11/2015 theo đúng quy định. Trường hợp có căn cứ cho rằng BHXH quận Cầu Giấy giải quyết chưa đúng, Ông/Bà kiến nghị BHXH Thành phố Hà Nội xem xét, giải quyết.
Câu 25: Bạn đọc có địa chỉ email loi.le112011@gmail.com hỏi:
Tôi là Lê Văn Lợi, Giám đốc Công Ty TNHH MVT Thương mại Dịch vụ Kỹ thuật Hoàng Long. Ngày 6/6/2020 tôi có nhận được thông báo số 1080/TB-BHXH về việc tham gia đóng bảo hiểm cho người lao động. Tuy nhiên, hiện tại công ty tôi chưa có thuê người lao động làm việc thuộc diện tham gia đóng bảo hiểm. Mỗi tháng chỉ có mấy bạn sinh viên làm việc bán thời gian ngày 3 tiếng đi phát tờ rơi quảng cáo, mỗi tháng công ty tôi chi trả khoảng 1,5 triệu cho mỗi bạn. Tình hình thực tế của công ty tôi như vậy có phải đăng ký tham gia bảo hiểm cho người lao động không? Nếu không phải đăng ký thì tôi có cần làm công văn trả lời lại với quý cơ quan không và thủ tục làm như nào? Mong anh chị giải đáp.
Theo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 2; Khoản 1, Khoản 2 Điều 21, Khoản 1 Điều 124 Luật BHXH năm 2014 thì người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng từ ngày 01/01/2018 thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật BHXH năm 2014; Điều 7 Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương; Điều 21 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động, tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc đối với người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trên hợp đồng lao động.
Đề nghị Ông đối chiếu với quy định nêu trên, phối hợp với cơ quan BHXH để thực hiện theo đúng quy định.
Câu 24: Bạn đọc có địa chỉ email cuongkienle@gmail.com hỏi:
Một người sinh vào tháng 01/1961. Theo quy định của Luật hiện hành đến tháng 02/2020 thì được giải quyết chế độ hưu trí theo quy định. Tuy nhiên theo quy định tại NĐ46/2010 quy định cơ quan quản lý lao động ra quyết định cho người lao động nghỉ hưu trước 03 tháng. Vậy khi Luật lao động sửa đổi, bổ sung có hiệu lực vào ngày 01/10/2021 thì trường hợp này giải quyết như thế nào, rất mong cơ quan có thẩm quyền trả lời giúp.
Việc hướng dẫn ra quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí của đơn vị sử dụng lao động cho người lao động theo quy định tại Nghị định số 46/2010/NĐ-CP không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan BHXH. Đề nghị Bạn hướng dẫn người lao động liên hệ với cơ quan quản lý lao động của đơn vị để được giải đáp hoặc xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền trả lời nội dung này.
Câu 23: Bạn đọc có địa chỉ email admin@greentours.com.vn hỏi:
Một nhân viên nữ của công ty em tháng 9 này báo giảm (theo chế độ thai sản, dự sinh trong tháng 9). Chị ấy muốn thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh, mà theo quy định thì đầu mỗi quý (trong năm có đầu tháng 1, 4, 7, 10) mới thực hiện giải quyết thủ tục này. Vậy các anh chị cho em hỏi: đầu tháng 10, em làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh cho chị ấy, liệu có ảnh hưởng đến chế độ thai sản của chị ấy không?
Theo pháp luật hiện hành, việc thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh không ảnh hưởng tới chế độ thai sản. Do vậy, công ty Bạn có thể làm thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh cho người lao động vào đầu quý (tháng 10), vẫn đảm bảo quyền lợi về chế độ thai sản cho người lao động.
Câu 22: Bạn đọc có địa chỉ email thainguyen@aulac.com.vn hỏi:
Công ty tôi có người lao động 62 tuổi, đã đóng BHXH 26 năm, đóng BH thất nghiệp liên tục từ 2009 đến nay. Khi công ty làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động, người lao có nguyện vọng đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp sau đó tự làm thủ tục hưởng lương hưu. Xin hỏi, trường hợp này có được không? Công ty ra quyết định thôi việc hay quyết định nghỉ hưu?
Theo điểm 1 Điều 49 Luật Việc làm, người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
Trường hợp này nếu người lao động chấm dứt hợp đồng lao động/ hợp đồng làm việc và chưa hưởng lương hưu thì đủ điều kiện hưởng TCTN, sau đó người lao động tự làm thủ tục hưởng lương hưu.
Câu 21: Bạn đọc có địa chỉ email phanbinh0123@yahoo.com hỏi:
Tôi sinh năm 1979, tôi làm giáo viên tiểu học từ năm 2005, đến nay được 15 năm đóng BHXH. Hiện nay tôi đang hưởng lương bậc 5/9, hệ số 3.66 từ 9/2018, mã ngạch 15a.203 thuộc viên chức loại A1. Trường hợp năm 2020 tôi muốn đơn phương xin nghỉ việc thì được hưởng những các chế độ BHXH gì?
Nếu Bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đúng pháp luật, Bạn được hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp như sau:
1. Được hưởng các chế độ về bảo hiểm thất nghiệp theo Điều 42 Luật Việc làm năm 2013 gồm: Trợ cấp thất nghiệp; Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; Hỗ trợ Học nghề;
2. Được hưởng BHXH một lần theo quy định tại Điều 60 Luật BHXH năm 2014 nếu có yêu cầu và đủ hồ sơ theo quy định.
Trường hợp, Bạn chưa có nhu cầu hưởng BHTN, BHXH một lần Bạn sẽ được bảo lưu thời gian đóng BHXH, BHTN và được hưởng khi đủ điều kiện hưởng BHXH theo quy định.
BHXH Việt Nam trả lời để Bạn được biết.
Câu 20: Bạn đọc có địa chỉ email duonghue1431997@gmail.com hỏi:
Công ty mình thay đổi địa chỉ kinh doanh từ quận Đống Đa về quận Thanh Xuân thì cho mình hỏi thủ tục cần chuẩn bị những gì để thay đổi nơi đóng bảo hiểm.
Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 7 Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN, quản lý sổ BHXH thẻ BHYT ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam, đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh. Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó hoặc đóng tại Công ty mẹ.
Trường hợp Công ty Ông/Bà chuyển trụ sở chính về quận Thanh Xuân thì Công ty Ông/Bà lập Báo cáo tình hình sử dụng lao động và danh sách tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-LT kèm theo Quyết định số 1040/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam ngày 8/8/2020) để báo giảm tham gia BHXH tại BHXH quận Đống Đa, đồng thời lập Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS), Báo cáo tình hình sử dụng lao động và danh sách tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-LT) để báo tăng với cơ quan BHXH quận Thanh Xuân. Thời điểm bắt đầu tham gia BHXH tại BHXH Thanh Xuân là sau khi đơn vị hoàn tất thủ tục báo giảm tham gia, đóng BHXH tại BHXH quận Đống Đa.
Câu 19: Bạn đọc có địa chỉ email vungocha365@gmail.com hỏi:
Em tham gia BHXH được 3 năm 9 tháng, nghỉ việc ngưng đóng 9 tháng. Em mới có con, em có được hưởng chế độ thai sản không?
Trường hợp của Bạn nghỉ việc ngưng đóng 9 tháng, sau đó sinh con, đề nghị Bạn đối chiếu quy định nêu trên để biết về quyền lợi của mình.
Câu 18: Bạn đọc có địa chỉ email huynhthinhuy2403@gmail.com hỏi:
Em tên Huỳnh Thị Như Ý, sinh ngày 24/03/1997, mã số BHXH 4815033065, em sinh con ngày 15/07/2020 và có nộp giấy tờ lên công ty vào ngày 27/07/2020. Đến nay em vẫn chưa nhận được tiền trợ cấp thai sản, vậy bao lâu em mới nhận được tiền thai sản ạ?
Khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 102 Luật BHXH năm 2014 quy định về thời hạn giải quyết chế độ thai sản như sau:
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định nộp cho cơ quan BHXH.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan BHXH phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
- Trường hợp cơ quan BHXH không giải quyết chế độ đối với Bạn sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Căn cứ các quy định nêu trên, Bạn có thể liên hệ với đơn vị sử dụng lao động hoặc cơ quan BHXH nơi công ty Bạn nộp hồ sơ để kiểm tra về tình trạng hồ sơ của mình.
Câu 17: Bạn đọc có địa chỉ email nguyendungminhcnttnt@gmail.com hỏi:
Mong BHXH Việt Nam vui lòng giải đáp các thắc mắc của tôi về quy định, chế độ trong việc thực hiện của BHXH trong lĩnh vực độc hại:
1. Hiện tôi và một số nhân viên đang làm việc cho Trạm thu phí giao thông (cả ở làn xe và trong văn phòng). Theo tôi tìm hiểu thì có trường hợp được tính là môi trường độc hại. Vậy: Môi trường làm việc ở làn xe (trực tiếp) và ở văn phòng (gián tiếp) sẽ được tính là môi trường làm việc độc hại?
2. Hiện tại Công ty tôi đóng bảo hiểm theo luật định (người lao động đóng 11.5% - bao gồm cả công đoàn). Mức lương của nhân viên đóng bảo hiểm (theo thực lĩnh) dao động từ 6,9tr đến khoảng 20tr. Vậy nếu môi trường làm việc là độc hại thì Công ty có phải tăng thêm phần trăm đóng BHXH hay là như thế nào để được hưởng chế độ BHXH về sau?
3. Công ty có cần khai báo hay thực hiện việc gì không để nhân viên sau này được hưởng chế độ bảo hiểm khi làm việc trong môi trường độc hại?
Căn cứ quy định của pháp luật về tiền lương, BHXH, trường hợp ông Minh trực tiếp làm nghề, hoặc công việc: “soát vé, điều hành xe tại các trạm thu phí cầu, đường, bến phà” thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ban hành kèm theo Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/9/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì được hưởng các chế độ, chính sách về tiền lương đối với người lao động làm nghề, hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Căn cứ các quy định của pháp luật về tiền lương và BHXH, BHYT, BHTN, tổng mức đóng BHXH, BHYT, BHTN hiện nay là 32% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN trong đó người sử dụng lao động đóng 21,5%, người lao động đóng 10,5% (đối với trường hợp doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ, BNN nếu đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định số 58/2020/NĐ-CP ngày 27/5/2020 của Chính phủ quy định mức đóng BHXH bắt buộc vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN; có văn bản đề nghị được đóng vào quỹ TNLĐ, BNN với mức thấp hơn và được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận thì được áp dụng mức đóng BHXH, BHYT, BHTN là 31,8% trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN, trong đó người sử dụng lao động đóng 21,3%, người lao động đóng 10,5%); tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động được quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động; người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tiền lương phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Đề nghị Ông/Bà và Công ty đối chiếu các quy định nêu trên để lập hồ sơ gửi cơ quan BHXH theo đúng chức danh nghề, công việc đảm nhiệm và đóng BHXH, BHYT, BHTN để đảm bảo quyền lợi cho mình theo đúng quy định.
Câu 16: Bạn đọc có địa chỉ email myhanh3829@gmail.com hỏi:
Tôi muốn làm hồ sơ BHXH báo tăng lần đầu cho công ty thì cần toàn bộ các biểu mẫu, giấy tờ liên quan gì?
Căn cứ hướng dẫn tại Điều 23 Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam, thủ tục đăng ký tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đối với đơn vị tham gia lần đầu như sau:
1. Người lao động:
- Đối với người lao động chưa được cấp mã số BHXH: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
Đối với người lao động đã được cấp mã số BHXH: cung cấp mã số BHXH cho người sử dụng lao động.
- Trường hợp người được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo quy định.
2. Đơn vị:
- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).
- Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
- Báo cáo tình hình sử dụng lao động và danh sách tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-LT) kèm theo Quyết định số 1040/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam ngày 8/8/2020.
Câu 15: Bạn đọc có địa chỉ email hr@usmart.vn hỏi:
Cô của em hiện tại đã 56 tuổi và chỉ mới tham gia BHXH được 6 năm và cô đang muốn nghỉ việc. Cô em muốn sau này được nhận lương hưu nên định tham gia BHXH tự nguyện. Em có thấy thông tin là có thể đóng 1 lần cho nhiều năm, tối đa là 10 năm (120 tháng) cho những tháng còn thiếu để đủ thời gian đóng vào quỹ hưu trí. Vậy cho em hỏi là 1 năm thì cô em có thể đóng tối đa bao nhiêu lần? Em cảm ơn ạ!
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện thì:
- Người tham gia BHXH tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất: Đóng hằng tháng, 03 tháng một lần, 06 tháng một lần, 12 tháng một lần, đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần, đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
- Trường hợp người tham gia BHXH đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng BHXH tự nguyện theo một trong các phương thức (hàng tháng, 03 tháng một lần, 06 tháng một lần, 12 tháng một lần, đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần) cho đến khi thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu theo quy định.
Đối chiếu với quy định trên, trường hợp cô của Ông/Bà hiện tại 56 tuổi (đã đủ tuổi nghỉ hưu), đóng BHXH được 6 năm (còn thiếu 14 năm để đủ 20 năm đóng) thì có thể chọn đóng tiếp BHXH tự nguyện theo một trong các phương thức (hàng tháng, 03 tháng một lần, 06 tháng một lần, 12 tháng một lần, đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần) cho đến khi thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Ví dụ: Tháng 8/2020, cô của Ông/Bà lựa chọn đóng BHXH tự nguyện 1 lần cho 5 năm về sau thì đến tháng 7/2025, tổng thời gian đóng sẽ là 11 năm, tháng 8/2025, cô của Ông/Bà đóng tiếp BHXH tự nguyện một lần cho 9 năm còn thiếu là đủ 20 năm đóng BHXH để hưởng lương hưu.
Câu 14: Bạn đọc có địa chỉ email pkd.chuongduongtourist@gmail.com hỏi:
Công ty chúng tôi là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, ngành nghề kinh doanh là du lịch, nhà hàng và khách sạn. Thời gian qua do dịch Covid-19, công ty chúng tôi đã tạm dừng hoạt động kể từ ngày 01/04/2020 theo Chỉ thị 16/CT-CP. Do phải tạm ngừng kinh doanh nên không có doanh thu dẫn đến không thể trả lương và bố trí việc làm cho người lao động. Công ty đã thỏa thuận với NLĐ nghỉ việc không hưởng lương kể từ ngày 01/04/2020 đến ngày 10/05/2020. Trong thời gian nghỉ việc không lương người lao động được công ty hỗ trợ thực hiện đóng BHXH theo quy định. Hiện chúng tôi muốn làm thủ tục nhận hỗ trợ theo NQ42 và QĐ15/2020 và liên hệ với BHXH tỉnh thì được trả lời là công ty không đủ điều kiện theo qui định. Lý do: Doanh nghiệp đã thực hiện đóng BHXH cho NLĐ và thực hiện tạm dừng BH hưu trí và tử tuất. Nếu muốn nhận hỗ trợ 1.800.000 theo NQ42 và QĐ15/2020 thì công ty phải thực hiện báo giảm lao động, đồng thời BHXH sẽ thu hồi BHYT. Vậy việc trả lời của cơ quan BHXH tỉnh như thế có đúng theo nội dung của 02 văn bản trên không?
Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 đã quy định cụ thể về các nội dung hỗ trợ, điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện đối với người sử dụng lao động, người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
Đề nghị Công ty Ông/Bà đối chiếu hướng dẫn tại các văn bản nêu trên để xác định nội dung, kiều kiện nhận hỗ trợ đối với công ty, người lao động và thực hiện theo quy định.
Câu 13: Bạn đọc có địa chỉ email lytuyetlien1603@gmail.com hỏi:
Em sinh ngày 20/07/1987, CMND: 024006414, số sổ BHXH: 7928419237. Em sinh con từ ngày 23/02/2020 đến nay vẫn chưa nhận được tiền thai sản. Em đã nộp các giấy tờ từ đầu tháng 03/2020. Em có hỏi công ty sao chưa thấy tiền thai sản thì được trả lời do công ty còn nợ tiền BHXH nhưng cuối tháng 05/2020 công ty đã chốt sổ BHXH cho những nhân viên nghỉ việc. Vậy cơ quan BHXH tra giúp em xem công ty có thực sự còn nợ tiền BHXH không hay trên BHXH đã thanh toán chế độ thai sản cho em rồi mà công ty chưa chuyển lại cho em hay bị trục trặc hồ sơ gì không?
Theo số sổ BHXH Bạn cung cấp thì Công ty Bạn đang làm việc đang nợ tiền đóng BHXH từ tháng 12/2019 đến nay và trường hợp của Bạn chưa được giải quyết chế độ thai sản. Đề nghị Bạn kiểm tra lại nếu Bạn đã đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản, đủ thủ tục hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản nhưng do đơn vị đang nợ tiền tham gia BHXH nên chưa được giải quyết chế độ thai sản thì Bạn có thể đề nghị Công ty Bạn thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ để được giải quyết chế độ thai sản đối với Bạn cho kịp thời.
Câu 12: Bạn đọc có địa chỉ email ntnhuyeen@gmail.com hỏi:
Em tên là Nguyễn Thị Ngọc Huyền! Em xin được tư vấn về chế độ thai sản khi tham gia BHXH!
Em tham gia BHXH (mã số BHXH 7916228720) từ tháng 08/2019 đến hết tháng 06/2020, từ tháng 07/2020 đến nay không tham gia BHXH do công ty nghỉ dịch Covid-19. Hiện em có thai được hơn 3 tháng, và dự sinh vào ngày 28/02/2021, thì em có được hưởng chế độ thai sản không? Mong được tư vấn về trường hợp của em ạ!
Theo quy định tại Điều 31 Luật BHXH năm 2014 thì lao động nữ sinh con phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con mới đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản. Trường hợp Bạn dự sinh ngày 28/02/2021 thì trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con của Bạn (từ tháng 02/2020 đến tháng 01/2021) Bạn mới đóng BHXH được 5 tháng (từ tháng 2/2020 đến tháng 6/2020). Như vậy, nếu Bạn tiếp tục không đóng BHXH đến khi sinh con thì Bạn sẽ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.
Câu 11: Bạn đọc có địa chỉ email vuhuuhieu999@gmail.com hỏi:
Em có sổ BHXH lúc làm do công ty không đều việc nên em nghỉ ngang không nộp lại sổ BHXH để chốt và em làm công ty mới lại tiếp tục đóng trên số sổ BHXH cũ. Vậy em có thể rút được BHXH 1 lần không?
Trường hợp Bạn tham gia BHXH ở đơn vị cũ, đã được cấp sổ BHXH thì khi Bạn nghỉ việc, đơn vị cũ sẽ báo giảm đóng BHXH đối với Bạn, thời gian tham gia BHXH của Bạn đã được ghi trên kho dữ liệu tập trung của ngành BHXH. Khi Bạn đi làm ở đơn vị mới và tiếp tục đóng BHXH theo số sổ BHXH đã được cấp ở đơn vị cũ thì thời gian tham gia BHXH ở đơn vị cũ sẽ được cộng nối với thời gian tham gia BHXH ở đơn vị mới. Trường hợp Bạn tiếp tục nghỉ việc ở đơn vị mới, đủ điều kiện hưởng trợ cấp BHXH một lần theo quy định tại Khoản 1, Điều 60 Luật BHXH năm 2014 và Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 ngày 22/6/2015 thì tổng thời gian tham gia BHXH nói trên được tính để hưởng trợ cấp BHXH một lần.
Câu 10: Bạn đọc có địa chỉ email tranm...kt@gmail.com hỏi:
Em muốn tư vấn về trường hợp bảo hiểm thai sản như sau:
Em tham gia BHXH từ năm 2014 đến 11/2019 thì nghỉ việc đã chốt sổ. Tháng 4/2020 em đi làm lại và đóng bảo hiểm tại công ty mới. Hàng tháng lương đều trừ tiền bảo hiểm nhưng mới đây em phát hiện công ty vẫn chưa đóng tiền cho cơ quan BHXH. Hiện công ty đang nợ khoản 10 triệu của nhân viên trước đã nghỉ làm nhưng chưa chốt lấy sổ và cộng thêm phần tiền bảo hiểm của em (công ty hiện tại chỉ có đóng bảo hiểm 1 mình em). Vậy em muốn hỏi nếu bây giờ công ty chịu đóng phần tiền bảo hiểm phát sinh của em từ tháng 4/2020 và đến lúc em sinh là tháng 11/2020 và khoản nợ 10 triệu kia không đóng, thì em có được nhận tiền thai sản không? Hay công ty phải đóng hết tiền nợ bảo hiểm thì em mới được nhận chế độ thai sản? Mong nhận được phản hồi, em cảm ơn!
Khoản 3 Điều 18 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ thì n
Theo thông tin Bạn cung cấp thì Bạn có đóng BHXH từ năm 2014 đến tháng 11/2019 nhưng không nêu rõ tháng 11/2019 có đóng hay không, sau đó Bạn làm việc tại công ty mới đang nợ đóng BHXH từ tháng 4/2020 đến nay. Như vậy, nếu Bạn sinh con vào tháng 11/2020 và công ty thực hiện đóng BHXH đầy đủ cho Bạn liên tục từ tháng 04/2020 đến hết tháng 10/2020 (bao gồm cả tiền lãi chậm đóng) thì Bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con theo quy định nêu trên.
Câu 9: Bạn đọc có địa chỉ email tran...91@gmail.com hỏi:
Tôi đóng bảo hiểm ở công ty cũ được 2 năm 7 tháng, thời điểm kết thúc đóng BH là tháng 9/2018, đến đầu năm nay tôi có đóng ở công ty mới được 1 tháng nhưng vì lý do cá nhân nên tôi nghỉ và không rút 1 tháng đó (coi như bỏ tham gia 1 tháng đó), giờ tôi muốn rút BHXH 1 lần có được không ạ?
Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13 quy định: Người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH khi có yêu cầu thì được nhận BHXH một lần. Đối chiếu với quy định này, trường hợp của Bạn đến tháng 9/2018 đã có 2 năm 7 tháng đóng BHXH và đầu năm nay có đóng BHXH ở công ty mới 01 tháng sau đó nghỉ việc, như vậy Bạn chưa đủ điều kiện hưởng BHXH một lần theo quy định nêu trên, do không có quy định cho phép bỏ thời gian 1 tháng đã đóng BHXH. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 1 Điều 60 Luật BHXH năm 2014 thì Bạn sẽ được hưởng BHXH một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH hoặc đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật BHXH mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;
- Ra nước ngoài để định cư;
- Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
Câu 8: Bạn đọc có địa chỉ email pham…dung88@gnail.com hỏi:
1. Nếu tôi đóng đủ năm để có thể hưởng lương hưu nhưng chưa đủ tuổi hưởng lương hưu thì tôi có được thanh toán BHXH 1 lần không?
2. Nếu tôi đủ năm hưởng lương hưu và đủ tuổi nhận lương hưu mà không muốn nhận lương để thanh toán sổ 1 lần thì có được không?
3. Nếu tôi đang nhận lương hưu (vừa được nhận) chẳng may chết thì tôi được chế độ gì không? Có được tử tuất và thanh toán sổ BHXH 1 lần không?
Theo quy định tại Điều 60 Luật BHXH năm 2014, Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22/6/2015 của Quốc hội thì người lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây mà có yêu cầu thì được hưởng BHXH một lần:
1. Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH hoặc lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;
2. Người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH khi có yêu cầu thì được nhận BHXH một lần.
3. Ra nước ngoài để định cư;
4. Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác mà có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, không có khả năng hồi phục.
5. Trường hợp người lao động làm việc trong các cơ quan lực lượng vũ trang khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
Đối chiếu với quy định nêu trên thì :
1. Trường hợp người lao động có đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH để hưởng chế độ hưu trí mà chưa đủ tuổi thì chỉ được hưởng BHXH một lần nếu thuộc một trong các trường hợp tại điểm 3, 4 và 5 nêu trên.
2. Trường hợp đủ điều kiện về tuổi đời và thời gian đóng BHXH để hưởng chế độ hưu trí theo quy định của Luật BHXH năm 2014 thì được hưởng BHXH một lần nếu thuộc một trong các trường hợp tại điểm 3 và 4 nêu trên.
3. Về chế độ tử tuất đối với người đang hưởng lương hưu thì chết: theo quy định tại điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều 66, điểm b khoản 1 Điều 67, Điều 68, Điều 69 và Điều 70 Luật BHXH năm 2014 thì người đang hưởng lương hưu chết thân nhân được hưởng những chế độ sau:
- Người đang hưởng lương hưu chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng với mức trợ cấp bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người đang hưởng lương hưu chết;
- Thân nhân đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 67 được hưởng trợ cấp tử tuất hàng tháng với mức trợ cấp đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở, trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở, số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá 04 người.
- Trường hợp không có thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tử tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 67 hoặc thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.
Câu 7: Bạn đọc Lan Anh hỏi:
Theo quy định tại điểm b khoản 3 và khoản 6 Điều 22 Luật BHYT, kể từ ngày 01/01/2021, quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi hưởng và mức hưởng BHYT cho người có thẻ BHYT đi KCB không đúng tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh.
Câu 6: Bạn đọc có địa chỉ email lehoai…212@gmail.com hỏi:
Tháng rồi em có đi khám bệnh ở Bệnh viện Chợ Rẫy bằng BHYT và đang đợi lấy thuốc nhưng có việc gấp không đợi lấy thuốc được nhưng em đã thanh toán số tiền thuốc và tất cả tiền xét nghiệm bên BHYT rồi. Vậy cho hỏi tháng sau em có được khám và lấy thuốc lại bình thường không?
Trường hợp bạn đã thanh toán chi phí xét nghiệm và thuốc nhưng chưa lấy thuốc, đề nghị bạn liên hệ với cơ sở KCB để được hướng dẫn cụ thể.
Bạn được KCB theo chế độ BHYT trong lần khám sau trong trường hợp bạn có giấy hẹn khám lại hoặc giấy chuyển tuyến KCB BHYT theo đúng quy định.
Câu 5: Bạn đọc có địa chỉ email ngoc...semv@gmail.com hỏi:
Em bị ung thư tuyến giáp đang điều trị tại bệnh viện K cơ sở Tân Triều. Bảo hiểm của em đang ở bệnh viện đa khoa Mê Linh. Vậy em có thể chuyển tuyến ra viện K không?
Tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày 14/4/2014 của Bộ Y tế quy định chuyển tuyến giữa các cơ sở KCB thì cơ sở KCB chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của Bệnh viện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt hoặc bệnh phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của Bệnh viện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan Bệnh viện không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị.
- Căn cứ vào danh mục kỹ thuật đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt, nếu cơ sở KCB tuyến trên liền kề không có DVKT phù hợp thì cơ sở KCB tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn.
- Trước khi chuyển tuyến, người bệnh phải được hội chẩn và có chỉ định chuyển tuyến.
Như vậy, việc chuyển tuyến KCB là do cơ sở KCB quyết định căn cứ vào các điều kiện nêu trên.
Để được chuyển tuyến KCB BHYT theo đúng quy định, bạn đến KCB tại Bệnh viện Mê Linh (nơi đăng ký KCB ban đầu) để được khám chữa bệnh hoặc chuyển tuyến (nếu cần thiết).
Câu 4: Bạn đọc có địa chỉ email Bachnhat...97@gmail.com hỏi:
Em có tham gia BHYT doanh nghiệp đóng. Khi lần thăm khám tại Bệnh viện 198 (cơ sở KCB BĐ tại Phòng khám đa khoa Cầu Diễn) khi KCB vượt tuyến và được BS tư vấn do khám vượt tuyến và không có giấy chuyển tuyến nên không được hưởng bất kỳ % nào và chỉ có khám dịch vụ. Như vậy có đúng quy định không? Và theo quy định về việc khám chữa bệnh vượt tuyến là như thế nào? Mong được giải đáp thắc mắc.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật BHYT thì trường hợp người có thẻ BHYT tự đi KCB không đúng tuyến (không trong tình trạng cấp cứu, không có giấy chuyển tuyến) được quỹ BHYT thanh toán như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 22:
Do Bệnh viện 198 là bệnh viện tuyến tỉnh, nên trường hợp bạn tự đi KCB không đúng tại đó, quỹ BHYT không thanh toán chi phí KCB ngoại trú.
Câu 3: Bạn đọc có địa chỉ email do….hd@gmail.com hỏi:
Mẹ em bị ung thư tuyến ức di căn xuống phổi. Em có tìm hiểu theo Thông tư 35 thì được biết BHYT chỉ thanh toán cho phương pháp chụp PET CT theo danh mục loại ung thư quy định. Cho em hỏi, vì sao loại ung thư nào cũng cần điều trị mà BHYT lại chỉ thanh toán cho các loại ung thư trong danh mục? Trân trọng cảm ơn.
Hiện nay các trường hợp chụp PET/CT được quỹ BHYT chi trả được quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 13/2020/TT-BYT ngày 22/6/2020 của Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2016/TT-BYT ngày 28/9/2016 của Bộ Y tế về danh mục, điều kiện và tỷ lệ thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT, quy định này đã được các chuyên gia đầu ngành chuyên ngành ung thư góp ý trên cơ sở kết quả đánh giá tính chi phí - hiệu quả, để đảm bảo việc chỉ định sử dụng PET/CT hợp lý, không gây lãng phí tài chính cho cả quỹ BHYT và người bệnh BHYT.
Hiện nay trong danh mục dịch vụ kỹ thuật được quỹ BHYT thanh toán còn có nhiều kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại khác như Chụp cắt lớp vi tính, Chụp cộng hưởng từ, siêu âm, nội soi… có giá trị chẩn đoán, theo dõi điều trị ở người bệnh ung thư nhưng có giá thành phù hợp hơn.
Câu 2: Bạn đọc có địa chỉ email vuquoc…2910@gmail.com hỏi:
Cho em hỏi ba em đã được BHXH chi trả tiền khi đặt stent mạch vành (2 stent) năm 2020, như vậy nếu sang năm 2021, ba em lại thực hiện đặt stent tiếp thì có còn được BHXH chi trả chi phí đặt stent nữa hay không?
Trường hợp bố của bạn đã đặt stent năm 2020, nhưng năm 2021 bố của bạn đi KCB theo chế độ BHYT và được chỉ định đặt stent thì vẫn được quỹ BHYT thanh toán theo quy định hiện hành mà không bị giới hạn bởi năm trước đã được đặt stent.
Câu 1: Bạn đọc có địa chỉ email dinh…20.06@gmail.com hỏi:
Hiện tại bố tôi đang bị ốm phải nằm viện điều trị và chi phí khá tốn kém. Bố tôi đang làm việc tại 1 công ty, nhưng hiện tại do công ty tạm thời hết việc nên ở nhà nghỉ tự túc. Tuy nhiên bố tôi bị ốm nặng phải nằm viện cấp cứu, khi tôi ra kiểm tra bảo hiểm thì được biết thẻ bị khóa với lý do sau: ''Thẻ đã được cơ quan BHXH VP BHXH tỉnh Sơn La tạm dừng và hết giá trị sử dụng từ ngày: 03/07/2019. Do đơn vị: Chi nhánh Sông Đà 908 - Công ty cổ phần Sông Đà 9 (TZ0055Z) chậm đóng quá 30 ngày theo quy định tại quyết định 595/QĐ – BHXH”. Vậy tôi phải xử lý thế nào để được hưởng chế độ bảo hiểm cho bố tôi?
Theo quy định tại khoản 9 Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, giá trị sử dụng của thẻ BHYT quy định tại Điều này tương ứng số tiền đóng BHYT theo quy định, trừ đối tượng là trẻ em dưới 6 tuổi.
Trường hợp bố bạn đã nghỉ việc, công ty đã báo giảm đóng BHYT và đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động được cơ quan BHXH đóng BHYT kể từ thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc tự đóng BHYT theo đối tượng hộ gia đình nếu không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trường hợp bố bạn nghỉ việc nhưng công ty chưa báo giảm thì tiếp tục tham gia BHYT tại công ty. Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 49 Luật BHYT, cơ quan tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHYT mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định của pháp luật thì phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng BHYT mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ BHYT.
Do đó, để được hưởng đầy đủ quyền lợi theo chế độ BHYT, đề nghị bố của bạn liên hệ với Công ty để có thông tin và tham gia đóng BHYT đầy đủ, đúng quy định.
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
BHXH Việt Nam chung tay với phong trào “Cả nước chung tay ...
Tiếp nối Chương trình “Không để ai bị bỏ lại phía sau – ...
Khối Thi đua số I: Đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với thực ...
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?