Làm việc bao lâu thì được trả trợ cấp thôi việc?
29/10/2024 08:30 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Trường hợp nào thì khi người lao động thôi việc, công ty phải trả trợ cấp thôi việc? Nếu có thì trả cho khoảng thời gian nào?
Bà Thanh Mai (TPHCM) hỏi: Người lao động ký hợp đồng thử việc từ ngày 1/2/2020 đến hết ngày 31/3/2020, không đóng bảo hiểm thất nghiệp. Ngày 1/4/2020, người lao động ký hợp đồng lao động chính thức và tham gia BHXH (BHXH).
Ngày 10/1/2024, người lao động và công ty thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. Trong thời gian làm việc chính thức, người lao động nghỉ thai sản 6 tháng.
Bà Mai hỏi, trường hợp người lao động nêu trên khi thôi việc công ty có phải trả trợ cấp thôi việc không? Nếu có thì trả cho khoảng thời gian nào?
Về vấn đề này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Người lao động thôi việc tại thời điểm ngày 10/1/2024 nên việc chi trả trợ cấp thôi việc được thực hiện theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019 và Điều 8 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ.
Theo đó:
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 (trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH và trường hợp quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 1/2 tháng tiền lương).
- Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm (tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm cả thời gian thử việc, thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về BHXH).
Căn cứ nội dung hỏi của bà Mai thì khi hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, công ty có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc thực hiện theo quy định nêu trên.
*** Doanh nghiệp không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động có bị xử phạt hành chính không?
Căn cứ khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của người lao động.
Hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động là hành vi xâm phạm đến quyền lợi của người lao động. Theo đó, căn cứ khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, doanh nghiệp không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động có thể bị xử phạt hành chính.
Cụ thể, phạt tiền 1-2 triệu đồng đối với vi phạm từ 1 người đến 10 người lao động; Phạt 2-5 triệu đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
Phạt tiền 5-10 triệu đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; 10-15 triệu đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động; Mức phạt 15-20 triệu đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể bị buộc phải trả đủ tiền trợ cấp thôi việc cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
Theo báo Dân trí
Chi tiết >>
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
Thủ tướng bổ nhiệm và bổ nhiệm lại nhân sự Hội đồng quản lý ...
Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về đột phá phát triển khoa ...
Phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin “Bồi dưỡng trực ...
BHXH Việt Nam đạt kết quả vượt bậc trong chi trả chế độ ...
BHXH Việt Nam ban hành Kế hoạch Cải cách hành chính năm ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?