Ngành BHXH Việt Nam tích cực tạo thuận lợi nhất cho DN và NLĐ
27/08/2021 03:10 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu nhấn mạnh tại cuộc họp trực tuyến, do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức, về triển khai chính sách hỗ trợ DN và NLĐ gặp khó khăn do Covid-19, vừa diễn ra chiều 26/8.
Cuộc họp do Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung chủ trì, với sự tham gia của lãnh đạo một số bộ, ngành, BHXH Việt Nam, Ngân hành Chính sách xã hội; tại các địa phương có lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH, BHXH tỉnh, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh.
Tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đánh giá tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ DN và NLĐ gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19; đồng thời phân tích rõ những mặt được và những hạn chế đang còn tồn tại. Từ đó, đưa ra những đề xuất, kiến nghị giải pháp thực hiện trong thời gian tới.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Tổng Giám đốc Trần Đình Liệu nhấn mạnh, ngành BHXH Việt Nam đã triển khai Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg với tinh thần khẩn trương, quyết liệt nhất; hầu hết các hồ sơ thủ tục của DN, NLĐ chuyển đến cơ quan BHXH qua Cổng Dịch vụ công quốc gia hay Cổng Dịch vụ công của Ngành đều được tiếp nhận, xử lý ngay, không để DN và NLĐ phải chờ đợi, nhất là không phát sinh thêm TTHC nào.
Phó Tổng Giám đốc Trần Đình Liệu tham dự cuộc họp bằng hình thức trực tuyến
Lãnh đạo BHXH Việt Nam cũng chỉ đạo tăng cường giám sát quá trình thực hiện tại BHXH các tỉnh, thành phố và yêu cầu các đơn vị phải báo cáo tiến độ thực hiện theo từng ngày. Đến nay, cơ bản quá trình thực hiện của toàn ngành BHXH Việt Nam không có gì vướng mắc, tất cả đều được triển khai với tinh thần tạo thuận lợi nhất cho DN và NLĐ đang gặp khó khăn do Covid-19.
Về kiến nghị đề xuất, Phó Tổng Giám đốc Trần Đình Liệu cho biết, thời gian này, cần chú trọng xây dựng và thực thi các nhóm chính sách theo hướng hỗ trợ DN và NLĐ trong phòng chống dịch; giai đoạn sau khi đã ngăn chặn được dịch, sẽ tập trung vào các chính sách nhằm giúp DN phục hồi sản xuất. Đơn cử: Khi dịch đang diễn biến phức tạp, cần đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ kinh phí ăn, ở để DN và NLĐ cùng thực hiện “3 tại chỗ”. Trong thời gian này, khi công tác chống dịch đang là ưu tiên hàng đầu, hiện mới chỉ có một số ít DN làm thủ tục để nhận chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm.
Trên cơ sở các ý kiến, góp ý tại cuộc họp, Bộ LĐ-TB&XH sẽ nhanh chóng tổng hợp và xây dựng dự thảo sửa đổi Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/20201/QĐ-TTg để sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ đạo thực hiện. Thời gian tới, Bộ LĐ-TB&XH cũng sẽ tổ chức nhiều đoàn kiểm tra tình hình, đôn đốc thực hiện tại các địa phương.
Theo thống kê, tính đến hết ngày 25/8, BHXH các tỉnh, thành phố đã thực hiện xong việc gửi thông báo điều chỉnh mức đóng vào quỹ BH TNLĐ-BNN cho 375 nghìn đơn vị SDLĐ, tương ứng 11,238 triệu NLĐ và số tiền tạm tính được điều chỉnh giảm (từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022) khoảng 4.322 tỷ đồng. Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết cho 322 đơn vị với 54.125 NLĐ tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất với số tiền 376 tỷ đồng tại 43 tỉnh, thành phố. Xác nhận danh sách cho 457.996 NLĐ của 22.329 đơn vị SDLĐ để hưởng các chính sách tại 61 tỉnh, thành phố...
PV
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị Giao ban trực ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?